Trong sinh quyển được tạo nên từ tâm hồn, nhịp sống của đất và người xứ Nghệ, dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh càng khẳng định sức sống bền bỉ trong sự phát triển của đời sống văn hóa; ngày càng xuất hiện nhiều trên các sân khấu, sự kiện lớn, tạo nên những giá trị mới.
Trong khuôn khổ các hoạt động của Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh lần thứ IV năm 2018, tối 26/8, 12 CLB dân ca ví, giặm đã biểu diễn giao lưu với bà con nhân dân tại các huyện Cẩm Xuyên, Can Lộc (Hà Tĩnh) và TP phố Vinh, huyện Hưng Nguyên (Nghệ An).
Đến thời điểm hiện tại, 24 CLB dân ca ví giặm của 2 tỉnh Nghệ An (11 CLB) và Hà Tĩnh (13 CLB) đã có mặt tại Trung tâm Văn hoá điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh, sẵn sàng cho đêm khai mạc Liên hoan Dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh 2018 diễn ra tối nay (25/8).
Sáng 7/8, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Quốc Vinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Lê Minh Thông chủ trì cuộc họp Ban tổ chức Liên hoan dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh năm 2018 liên tỉnh Hà Tĩnh - Nghệ An.
Chi hội Văn nghệ dân gian Hà Tĩnh vừa trao bằng chứng nhận danh hiệu Nghệ nhân dân gian và kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp bảo tồn và phát huy văn nghệ dân gian" đợt IV ( 2017 – 2018) cho những người có thành tích xuất sắc trong việc bảo tồn và phát huy dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh và các loại hình diễn xướng dân gian ở Hà Tĩnh.
Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh năm 2018 ở thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) thu hút 6 đội đến từ 6 phường, xã trên toàn thị xã với gần 200 nghệ nhân, diễn viên đến từ các CLB dân ca ví giặm các phường, xã.
Chiều 28/6, Ban Văn hóa - Xã hội (HĐND tỉnh Hà Tĩnh) làm việc với Sở VH-TT&DL để nghe dự thảo Đề án đặt tên một số tuyến đường và một số công trình văn hóa trên địa bàn tỉnh; Đề án bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh, ca trù, Truyện Kiều và Mộc bản Trường học Phúc Giang từ 2019 - 2025 và những năm tiếp theo.
Sáng 28/6, Trung tâm VHTT Thạch Hà (Hà Tĩnh) khai mạc Liên hoan dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh năm 2018 với sự tham gia của 9 CLB đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn. Các đơn vị đã mang đến liên hoan 29 tiết mục gồm các thể loại diễn xướng dân ca ví, giặm, hoạt cảnh, hát múa lời cổ, lời mới, với không gian đa dạng: sông nước, đồng ruộng, làng quê, ngành nghề... ở khắp các địa phương. Qua đó, làm sống lại đời sống và không gian diễn xướng của các loại hình nghệ thuật dân ca truyền thống.
Lặng lẽ, miệt mài dâng cho đời, cho người những sản phẩm âm nhạc tha thiết, nặng nghĩa tình quê hương, nghệ nhân dân gian Nguyễn Tiến Khởi (SN 1972, ở xã Phú Gia, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) như con tằm cần mẫn nhả những sợi tơ vàng óng.
Ý thức được tầm quan trọng trong việc giữ gìn di sản văn hóa của nhân loại, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đã triển khai nhiều giải pháp lưu giữ, bảo tồn ca trù. Song, gánh nặng mưu sinh khiến không ít nghệ nhân đã phải bỏ nghề.
Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh lần thứ 3 huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) khép lại với nhiều cảm xúc vui buồn lẫn lộn. Dù được kỳ vọng lớn nhưng theo đánh giá của Ban giám khảo, liên hoan lần này vẫn còn những "nốt lặng"...
Giữa nhịp sống hiện đại hối hả, ồn ào, về Thạch Khê (Thạch Hà, Hà Tĩnh), tham gia buổi sinh hoạt của CLB dân ca hò, vè, ví, giặm Nam Khê, trong không gian văn hóa truyền thống ấm áp ân tình, người nghe sẽ tìm thấy cho mình những giờ phút bình yên…
Đến với vùng đất “bát cảnh” Nghi Xuân, Hà Tĩnh, du khách không chỉ được tham quan, khám phá vẻ đẹp danh lam, thắng cảnh mà còn được thưởng thức những làn điệu dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh, ca trù, chèo Kiều rất đặc sắc.
Xây dựng nông thôn mới (NTM) cốt yếu là làm cho đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng nâng cao. Từ mục tiêu quan trọng ấy và xuất phát từ cội rễ vùng văn hóa đậm đà, Nghi Xuân đã nỗ lực xây dựng hình ảnh riêng về sắc màu văn hóa, trong đó, tiêu biểu là đưa ví, giặm thành sản phẩm phục vụ du lịch.