Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Võ Hồng Hải dự và chỉ đạo buổi làm việc. Cùng dự có đại diện các sở, ngành liên quan.
Đề án đặt tên một số tuyến đường và một số công trình văn hóa được xây dựng có phạm vi áp dụng tại 6 địa phương gồm: Thị xã Kỳ Anh, TP Hà Tĩnh, thị xã Hồng Lĩnh, các huyện Hương Khê, Cẩm Xuyên và Can Lộc.
Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL Nguyễn Cảnh Thụy trình bày Đề án bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh, ca trù, Truyện Kiều và Mộc bản Trường học Phúc Giang từ 2019 - 2025 và những năm tiếp theo.
Trong đó, thị xã Kỳ Anh được đặt tên hoàn toàn mới cho các tuyến đường; TP Hà Tĩnh và thị xã Hồng Lĩnh điều chỉnh tên một số tuyến đường; các địa phương còn lại, đề án đề xuất các phương án bổ sung, điều chỉnh phù hợp.
Phó ban Kinh tế - Ngân sách (HĐND tỉnh) Nguyễn Huy Hùng: Cần bổ sung thêm và xác định rõ hơn nữa phần nhiệm vụ, giải pháp trong thực hiện đề án để tránh chồng chéo.
Theo đó, đề án xây dựng ngân hàng tên đường và các công trình văn hóa theo tên của các danh nhân, sự kiện lịch sử, văn hóa qua các thời kỳ, danh nhân văn hóa, nhân vật cách mạng thời kỳ hiện đại để đặt tên cho 169 tuyến đường và 2 công trình văn hóa.
Ông Lê Đức Anh - đại diện Sở KH&ĐT: Sở VH-TT&DL cần nghiên cứu, chỉnh sửa thời gian bắt đầu thực hiện đề án bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa ngay từ năm 2018.
Đề án bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh, ca trù, Truyện Kiều và Mộc bản Trường học Phúc Giang từ 2019 - 2025 và những năm tiếp theo nêu rõ thực trạng công tác bảo tồn, phát huy các di sản cũng như những khó khăn, thách thức trong quá trình bảo tồn, phát huy di sản hiện nay.
Qua đó, khẳng định đây là đề án cần thiết nhằm xây dựng cơ chế giải quyết hợp lý, hài hòa giữa bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển KT-XH, gắn bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển du lịch, phát huy các di sản được UNESCO công nhận, góp phần quảng bá hình ảnh quê hương và con người Hà Tĩnh.
Bà Nguyễn Thị Việt Hà - Chánh Văn phòng HĐND tỉnh: Cần diễn giải lại thật chặt chẽ về phần hỗ trợ ngân sách cho các CLB dân ca
Các đại biểu cũng đã góp ý một số nội dung, từ ngữ, bố cục của các đề án; việc bổ sung thêm di sản "Hoàng Hoa sứ trình đồ" vào đề án bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa; về phương án hỗ trợ kinh phí hoạt động, chính sách đối với nghệ nhân và cán bộ làm việc trong lĩnh vực bảo tồn di sản văn hóa; phương án bố trí kinh phí thực hiện công tác bảo tồn, phát huy di sản ở cấp huyện và cấp xã khi ban hành chính sách. Một số ý kiến cũng tập trung vào vấn đề đặt tên đường sao cho thống nhất và đúng theo quy định chung…
Giám đốc Sở VH-TT&DL Bùi Xuân Thập: Muốn kêu gọi được đầu tư xã hội hóa, trước hết, tỉnh cần có chính sách hỗ trợ ban đầu.
Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Võ Hồng Hải đề nghị cần điều chỉnh lại tên gọi của đề án về bảo tồn, phát huy giá trị các di sản theo hướng ngắn ngọn hơn. Về giải pháp đối với việc bảo tồn, phát huy giá trị tất cả các di sản, cần gom vào 5 nhóm: Tuyên truyền, quảng bá; nghiên cứu khoa học; tập huấn, truyền dạy, lưu truyền; phục dựng, biểu diễn, trưng bày; khuyến khích xã hội hóa.
Phải xác định xây dựng sản phẩm văn hóa như: Tạo dựng không gian diễn xướng; có sản phẩm trưng bày tại bảo tàng; có làng văn hóa du lịch Trường Lưu...; xây dựng sản phẩm mềm như hội thảo khoa học, phim, ảnh… về các di sản này.
Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Võ Hồng Hải: cần điều chỉnh lại tên gọi của đề án về bảo tồn, phát huy giá trị các di sản theo hướng ngắn ngọn hơn.
Kết luận buổi làm việc, Trưởng ban Văn hóa - Xã hội (HĐND tỉnh) Đoàn Đình Anh đề nghị Sở VH-TT&DL điều chỉnh một số nội dung, bố cục các phần trong Đề án bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh, ca trù, Truyện Kiều và Mộc bản Trường học Phúc Giang từ 2019 - 2025 và những năm tiếp theo.
Trưởng ban Văn hóa - Xã hội cũng đồng tình với các đại biểu về việc phải xác định lại chỉ tiêu cụ thể và sản phẩm cụ thể trong bảo tồn, phát huy giá trị các di sản; đổi lại lên gọi đề án ngắn gọn và khoa học hơn.