Vì nhiều lý do, gần nửa số trường tiểu học ở TP Hà Tĩnh chưa triển khai bán trú

(Baohatinh.vn) - Vào học đã gần 1 tháng, nhưng đến nay, nhiều trường tiểu học ở Thành phố Hà Tĩnh vẫn chưa thể triển khai hoạt động bán trú.

Phụ huynh “sốt ruột”

11h kém 15 phút, ngày 22/9, hàng trăm phụ huynh chen lấn nhau xếp hàng dài trước cổng trường Tiểu học Trần Phú dưới trời nóng bức để đưa đón con. Trong dòng người ấy, nhiều phụ huynh đã phải cố gắng sắp xếp thời gian để có ít phút đón con tan trường.

Vì nhiều lý do, gần nửa số trường tiểu học ở TP Hà Tĩnh chưa triển khai bán trú

Phụ huynh, học sinh Trường Tiểu học Bắc Hà “đội nắng” trong giờ tan trường

Chị Đặng Thị Thủy ở tổ dân phố 9, phường Trần Phú cho biết: “2 vợ chồng đều là công chức nhà nước nên việc đưa đón con gặp nhiều khó khăn. Giờ ra về của con sớm hơn giờ tan tầm của bố mẹ nên mỗi buổi chúng tôi phải chia nhau tranh thủ chút thời gian đón con rồi lại tất tả về cơ quan tiếp tục công việc. Bữa cơm trưa cũng vội vàng do bố mẹ về muộn nên ăn xong con cũng không có thời gian nghỉ ngơi trước khi vào học buổi chiều. Chúng tôi rất mong trường sớm tổ chức bán trú cho học sinh”.

Vì nhiều lý do, gần nửa số trường tiểu học ở TP Hà Tĩnh chưa triển khai bán trú

Do quy mô tăng lên 2 lớp nên phòng chức năng phải trở thành phòng học, nhà ăn của Trường Tiểu học Trần Phú trở thành thư viện của trường

Nguyên nhân của việc chậm triển khai bán trú ở Trường Tiểu học Trần Phú là do năm học 2019-2020, trường mở rộng quy mô thêm 2 lớp, phòng chức năng phải trưng dụng thành phòng học, thế nên nhà ăn bán trú cũng trở thành phòng thư viện của trường.

Nhà ăn không còn, quỹ đất cũng không còn nên việc xây dựng nhà ăn mới hết sức khó khăn. Trước nhu cầu cấp thiết của gần 600 phụ huynh về việc tổ chức bán trú, trường đã làm tờ trình và tham mưu, đề xuất phương án gửi lên phường. Tuy nhiên, việc tổ chức bán trú nơi đây vẫn chưa thể thực hiện trong ngày một ngày hai.

Vì nhiều lý do, gần nửa số trường tiểu học ở TP Hà Tĩnh chưa triển khai bán trú

Khuôn viên chật hẹp, Trường Tiểu học Trần Phú đã không còn quỹ đất để xây dựng nhà ăn bán trú

Tại Trường Tiểu học Thạch Linh, năm nay có hơn 400 trên tổng số 700 học sinh có nhu cầu bán trú nhưng đến nay hoạt động này cũng chưa thể triển khai. “Nhà cung cấp dịch vụ của năm học trước hiện từ chối nấu bữa trưa cho học sinh. Trường cũng đã liên hệ một số nhà hàng khác nhưng việc hợp đồng dịch vụ bán trú vẫn không thể thực hiện”, cô Lê Thị Thủy - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thạch Linh cho biết.

Vào đầu năm học, nhiều phụ huynh ở Trường Tiểu học Thạch Linh rất lo lắng việc đưa đón con trong thời tiết khắc nghiệt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe các cháu, mặt khác việc mỗi ngày 4 lượt đưa đón con khiến nhiều phụ huynh gặp khó khăn... Ngay cuộc họp phụ huynh toàn trường đầu năm, nhiều người đã kiến nghị xin đóng góp tu sửa tạm thời nhà ăn bán trú của trường.

Vì nhiều lý do, gần nửa số trường tiểu học ở TP Hà Tĩnh chưa triển khai bán trú

Phụ huynh Trường Tiểu học Thạch Linh tự nguyện tu sửa nhà ăn bán trú

Giáo viên lo lắng về chất lượng dạy học

Năm nay, Trường Tiểu học Bắc Hà được thành phố đầu tư đồng bộ về cơ sở vật chất gồm 12 phòng học 3 tầng và nhà ăn bán trú. Dự kiến 15/8, các công trình này sẽ được đưa vào sử dụng, nhưng đến nay mọi thứ vẫn còn ngổn ngang, dang dở. Thiếu phòng học, học sinh phải học ở văn phòng, học ở nhà học đa năng.

Bếp ăn chưa hoàn thiện, trong khi các nhà hàng không nhận hợp đồng, việc tổ chức bán trú cho hơn 900 học sinh chưa thể thực hiện đã ảnh hưởng lớn đến các hoạt động dạy học của trường.

Vì nhiều lý do, gần nửa số trường tiểu học ở TP Hà Tĩnh chưa triển khai bán trú

Thiếu phòng học, học sinh Trường Tiểu học Bắc Hà phải ngăn nhà đa năng để học

Cô Phạm Thị Khuyên, giáo viên Trường Tiểu học Bắc Hà cho biết: “Chưa thực hiện được bán trú nên chúng tôi rất khó duy trì nền nếp cho học sinh, nhất là học sinh lớp 1. Nhiều em không kịp nghỉ trưa nên giờ học buổi chiều thường uể oải, có khi còn ngủ gật, có em còn đi học muộn so với thời gian quy định. Vì thế, hiệu quả của việc dạy học chưa được như mong muốn”.

Vì nhiều lý do, gần nửa số trường tiểu học ở TP Hà Tĩnh chưa triển khai bán trú

Nhà ăn bán trú Trường Tiểu học Bắc Hà còn dang dở nên việc thực hiện bán trú ở nơi đây chưa thể triển khai

Bán trú là hoạt động xã hội hóa dựa trên nhu cầu tự nguyện của phụ huynh, nhưng với việc thực hiện chương trình dạy học 2 buổi/ngày ở bậc tiểu học hiện nay, bán trú đã trở thành yếu tố góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Ngoài việc được nhà trường quản lý, chăm sóc ăn uống, nghỉ ngơi khoa học, hợp lý, việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày giúp học sinh có điều kiện được tham gia nhiều hoạt động ngoài giờ đa dạng, phong phú mà không ảnh hưởng đến hoạt động chính khóa.

Vì nhiều lý do, gần nửa số trường tiểu học ở TP Hà Tĩnh chưa triển khai bán trú

Giáo viên các trường băn khoăn, lo lắng cho việc nâng cao chất lượng dạy học, ổn định nền nếp cho học sinh, đặc biệt là học sinh lớp 1

Thế nhưng, do chưa triển khai được hoạt động bán trú, từ đầu năm đến nay, nhiều trường tiểu học ở thành phố Hà Tĩnh chỉ tổ chức dạy học 7 buổi/tuần.

“Đây chỉ là giải pháp tạm thời, bởi việc tổ chức 7 buổi/tuần sẽ khiến nhiều hoạt động và các tiết tự chọn bị cắt giảm, thiệt thòi cho học sinh. Mục tiêu củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của các trường cũng rất khó đạt được như mong muốn...”, cô Nguyễn Thị Châu Long, Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học Bắc Hà cho biết.

“Thành phố Hà Tĩnh có 15 trường tiểu học, nhưng đến nay mới chỉ 8 trường tổ chức ăn bán trú cho học sinh. Số trường chưa thể tổ chức bởi các lý do: các nhà hàng ngừng cung cấp dịch vụ, một số nơi đang lấy ý kiến phụ huynh.... Việc tổ chức bán trú ở những nơi này chỉ có thể thực hiện khi phụ huynh tự nguyện, đồng thuận và bếp ăn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm như quy định”.

Bà Trần Thị Thủy Nga - Trưởng phòng GD&ĐT thành phố Hà Tĩnh

Chủ đề Đổi mới giáo dục

Đọc thêm

Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Thực hiện Đề án Xây dựng trường mầm non và phổ thông công lập đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương đặc biệt quan tâm triển khai thực hiện gắn với phong trào xây dựng NTM, đô thị văn minh. Mỗi năm các trường học đã được đầu tư hàng trăm tỷ đồng để củng cố, nâng cấp, xây mới.
Trường THPT Nguyễn Đình Liễn – dấu ấn tuổi 20

Trường THPT Nguyễn Đình Liễn – dấu ấn tuổi 20

Với tâm huyết, nỗ lực của các thế hệ cán bộ, giáo viên, 20 năm qua, Trường THPT Nguyễn Đình Liễn (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã vượt qua khó khăn, từng bước khẳng định chất lượng trong sự nghiệp GD&ĐT.
Gieo "hạt giống" yêu thương

Gieo "hạt giống" yêu thương

Khi gieo vào lòng trẻ thơ những “hạt giống” yêu thương sẽ góp phần hình thành nên những con người tử tế, biết sẻ chia và có trách nhiệm với cộng đồng.