Vì sao dân văn phòng dễ "yếu" tim?

Nếu bạn phải chôn chân ít nhất 6 tiếng mỗi ngày tại bàn làm việc, nguy cơ đau tim sẽ tăng gấp đôi.

vi sao dan van phong de yeu tim

Ngồi nhiều sẽ khiến nhịp tim giảm đi, ảnh hưởng đến mọi thứ

1) Dễ ăn đồ ăn kém lành mạnh

Nếu không thể đứng dậy, bạn sẽ ăn những thứ gần chỗ ngồi hoặc có thể được giao đến tay, thường là những thực phẩm ít lành mạnh.

Ngoài ra nếu phải ngồi cả ngày, bạn sẽ tìm kiếm những thứ cung cấp nhiều đường để có năng lượng.

2) Tích mỡ ở tim

Các cơ đốt cháy ít mỡ hơn vì bạn ít hoạt động hơn. Do tăng axit béo và cholesterol trong mỡ tới tim, nên nguy cơ bị đau tim sẽ tăng lên.

Cho dù có đến phòng tập bốn lần một tuần cũng không hoàn toàn bù đắp được những tổn hại của việc ngồi ít nhất 6 giờ một ngày. Bạn vẫn sẽ có nguy cơ cao bị đau tim.

3) Hình thành tính kháng insulin nguy hiểm

Những người ngồi 6 giờ mỗi ngày ít nhạy cảm với insulin hơn.

Kháng insulin là mấu chốt của đái tháo đường týp 2, được kích hoạt lối sống ít vận động và béo phì - nhưng ngay cả những nhân viên bàn giấy có vẻ khỏe mạnh cũng có nguy cơ cao.

4) Béo bụng

Nếu không vận động các cơ, bạn không xử lý đủ glucose, nghĩa là bạn sẽ có nhiều mỡ quanh bụng.

Bạn có thể làm gì?

Thật không may, hầu hết những tổn thương ở tim và cơ đã xảy ra rồi.

Nếu không có vài lần nghỉ giải lao trong ngày, thì nguy cơ với bạn vẫn y như vậy.

Dưới đây là những lời khuyên để bù đắp những nguy cơ:

1) Đứng bất cứ khi nào có thể

Nên tận dụng mọi cơ hội đứng dậy để giữ cho nhịp tim tăng lên - cho dù đó là để gọi điện thoại, để trò chuyện, hoặc lấy một cốc nước.

2) Đứng giải lao mỗi giờ một lần

Nếu duy trì những đợt vận động thường xuyên, bạn sẽ ngăn không để nhịp tim giảm xuống mức nguy hiểm.

3) Các cuộc họp vừa đi vừa nói

Nếu bạn có một cuộc họp không cần phải ngồi nhìn màn hình máy tính, thì tại sao không vừa đi vừa bàn bạc nếu điều kiện thuận lợi.

4) Biến bàn làm việc thành nơi tập nếu bạn đang ở nhà

Kiếm một quả bóng tập và đặt nó lên một bề mặt không bằng phẳng để tập phần cốt lõi. Hoặc đặt máy tính xách tay lên trên máy chạy bộ để có thể vừa tập đi bộ vừa làm việc."

4) ... và tiếp tục các buổi tập bình thường

Bạn cần tập 30 đến 45 phút ít nhất bốn ngày một tuần.

Theo DM/Dantri

Chủ đề Tư vấn sức khỏe

Đọc thêm

Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 11, sóng biển cao 2,0-4,0m.
Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết xuất hiện quanh năm, đặc biệt là thời điểm giao mùa gây cảm giác rất khó chịu cho người bệnh. Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?
Chế độ ăn cho người bệnh suy giáp bẩm sinh

Chế độ ăn cho người bệnh suy giáp bẩm sinh

Với bệnh nhân suy giáp bẩm sinh, ngoài việc tuân thủ dùng thuốc theo phác đồ điều trị, chế độ dinh dưỡng cũng đóng một vai trò quan trọng đối với chức năng tuyến giáp, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tin mới nhất về cơn bão Toraji

Tin mới nhất về cơn bão Toraji

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, từ 72 đến 120 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, sau có khả năng đổi hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 5-10km.
Biển Đông sắp xuất hiện cơn bão mới

Biển Đông sắp xuất hiện cơn bão mới

Theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, do tác động của Toraji, từ đêm 10/11, vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-10, giật cấp 12.
Yoga chệch chuẩn

Yoga chệch chuẩn

Mỗi người tập luyện yoga cần tìm hiểu, tuân thủ các quy tắc sinh hoạt cộng đồng, quy tắc đảm bảo ANTT nơi công cộng để hình ảnh vốn rất đẹp đẽ của yoga không bị méo mó.
Tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe

Tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe

Việc ngủ đủ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm giúp hỗ trợ não bộ, tim mạch, hệ miễn dịch, làn da khỏe mạnh... Và tư thế bạn ngủ cũng rất quan trọng. Vậy đâu là tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe?