Vì sao người trẻ cũng bị tăng huyết áp?

Lối sống thiếu lành mạnh, mắc các bệnh lý chuyển hóa hoặc u tuyến thượng thận, hẹp động mạch thận, hội chứng Cushing... có thể khiến người trẻ tăng huyết áp.

Theo ThS.BS Ngô Thị Kim Ánh, Phó Giám Đốc điều trị ngoại trú và Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Tim Tâm Đức, đa số bệnh nhân tăng huyết áp là người lớn tuổi. Quá trình lão hóa làm động mạch mất dần độ đàn hồi, trở nên xơ cứng hơn, từ đó làm tăng áp lực dòng máu, đây là tăng huyết áp vô căn hay nguyên phát.

Song nhiều khảo sát hiện nay cho thấy số bệnh nhân tăng huyết áp không ngừng gia tăng, đáng chú ý là người bệnh ngày càng trẻ hóa. Theo đó, có nhiều nguyên nhân góp phần làm tăng huyết áp ở người trẻ như lối sống tĩnh tại ít vận động, chế độ ăn không lành mạnh như ăn mặn, thức ăn nhanh, thực phẩm chứa chất béo bão hòa; lạm dụng rượu bia; hút thuốc lá; căng thẳng kéo dài...

Một số bệnh lý chuyển hóa như béo phì, đái tháo đường, tăng mỡ máu có xu hướng tăng nhanh ở người trẻ là một yếu tố quan trọng dẫn đến tăng huyết áp. Ngoài ra, khoảng 10% tăng huyết áp người trẻ do bệnh lý như u tuyến thượng thận, hẹp động mạch thận, hội chứng Cushing... Trường hợp này được gọi là tăng huyết áp thứ phát và có thể ổn định huyết áp khi điều trị được nguyên nhân.

"Tăng huyết áp giai đoạn sớm thường thầm lặng vì không có dấu hiệu báo trước hoặc nếu có thì rất mơ hồ như nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt...", bác sĩ Ánh nói.

Do đó, Tổ chức Y tế Thế giới kêu gọi mọi người tự kiểm tra để biết con số huyết áp và theo dõi định kỳ nhằm phát hiện sớm bệnh tăng huyết áp. Chẩn đoán tăng huyết áp được đặt ra khi huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên hoặc huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên, cũng có thể cả hai cùng đạt ngưỡng này.

Chẩn đoán tăng huyết áp hoàn toàn dựa trên chỉ số huyết áp. Do đó đo huyết áp đúng cách là yêu cầu rất quan trọng. Vì vậy, khi nghi ngờ tăng huyết áp, bệnh nhân nên khám chuyên khoa tim mạch để được chẩn đoán xác định, tư vấn điều trị phù hợp và tầm soát sớm các biến chứng.

vnexpress.net

Đọc thêm

Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 11, sóng biển cao 2,0-4,0m.
Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết xuất hiện quanh năm, đặc biệt là thời điểm giao mùa gây cảm giác rất khó chịu cho người bệnh. Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?
Chế độ ăn cho người bệnh suy giáp bẩm sinh

Chế độ ăn cho người bệnh suy giáp bẩm sinh

Với bệnh nhân suy giáp bẩm sinh, ngoài việc tuân thủ dùng thuốc theo phác đồ điều trị, chế độ dinh dưỡng cũng đóng một vai trò quan trọng đối với chức năng tuyến giáp, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tin mới nhất về cơn bão Toraji

Tin mới nhất về cơn bão Toraji

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, từ 72 đến 120 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, sau có khả năng đổi hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 5-10km.
Biển Đông sắp xuất hiện cơn bão mới

Biển Đông sắp xuất hiện cơn bão mới

Theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, do tác động của Toraji, từ đêm 10/11, vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-10, giật cấp 12.
Yoga chệch chuẩn

Yoga chệch chuẩn

Mỗi người tập luyện yoga cần tìm hiểu, tuân thủ các quy tắc sinh hoạt cộng đồng, quy tắc đảm bảo ANTT nơi công cộng để hình ảnh vốn rất đẹp đẽ của yoga không bị méo mó.
Tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe

Tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe

Việc ngủ đủ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm giúp hỗ trợ não bộ, tim mạch, hệ miễn dịch, làn da khỏe mạnh... Và tư thế bạn ngủ cũng rất quan trọng. Vậy đâu là tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe?