Việt Nam đối mặt 2 dịch cúm gia cầm gây chết người

Bên cạnh dịch cúm A (H5N1) tiếp tục ghi nhận các ổ dịch trong nước, cúm A (H7N9) đang diễn biến phức tạp tại Trung Quốc, nước ta có nguy cơ đối mặt cùng lúc 2 dịch cúm gia cầm.

PGS. TS. Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho hay, từ đầu năm đến nay đã phát hiện 11 địa phương có ổ dịch cúm A(H5N1) trên gia cầm, bao gồm: Cao Bằng, Bắc Ninh, Nam Định, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đồng Nai, Tây Ninh, Cần Thơ, Bạc Liêu, An Giang, Sóc Trăng. Nước ta đã đã khống chế thành công cúm A/H5N1 từ năm 2013 đến nay, không ghi nhận trường hợp mắc mới ở người. Tuy nhiên, ổ dịch vẫn tiếp tục xuất hiện rải rác ở một số địa phương trên các đàn gia cầm.

Trong khi đó, dịch cúm A (H7N9) rất nguy hiểm cũng đang có nguy cơ xâm nhập vào nước ta.

Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), từ tháng 10/2016 tới nay, dịch cúm A(H7N9) tại Trung Quốc có chiều hướng gia tăng mạnh cả về quy mô, số lượng mắc và tốc độ lây lan tạo thành đợt dịch thứ 5 với hơn 511 trường hợp mắc, 153 trường hợp tử vong.

viet nam doi mat 2 dich cum gia cam gay chet nguoi

Cần có biện pháp phòng tránh, ngăn chặn kịp thời dịch bệnh nguy hiểm này.

Đặc biệt, trong số 14 tỉnh tại Trung Quốc có ghi nhận cúm gia cầm, có hai tỉnh giáp biên giới Việt Nam là Quảng Tây và Vân Nam. Đây là hai tỉnh có chung đường biên giới với Ðiện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh. Lưu lượng người, phương tiện, hàng hóa lưu thông hàng ngày giữa hai nước rất lớn, đồng nghĩa với nguy cơ dịch bệnh có thể xâm nhập vào nước ta bất cứ khi nào.

Bộ Y tế xác định trong bối cảnh giao lưu, thương mại thường xuyên giữa hai nước, mầm dịch cúm gia cầm được xác định rất dễ xâm nhập vào Việt Nam. Bên cạnh đó, điều kiện thời tiết đông xuân hiện nay rất thuận lợi cho virus cúm bùng phát, dễ phát tán trên diện rộng. Vấn nạn buôn bán gia cầm, sản phẩm gia cầm lậu từ Trung Quốc cũng là một trong những con đường đưa mầm bệnh về Việt Nam.

Nước ta hiện chưa phát hiện trường hợp nhiễm cúm A (H7N9) trên gia cầm, cũng như trên người, nhưng ông Phu nhận định nguy cơ dịch cúm gia cầm phát sinh và lây lan trong thời gian tới ở nước ta là rất cao. Do đó, việc kiểm soát, không để dịch bệnh xâm nhập qua biên giới là rất quan trọng.

viet nam doi mat 2 dich cum gia cam gay chet nguoi

Vấn nạn buôn gà lậu qua biên giới có thể dẫn đến nguy cơ bùng phát dịch bệnh.

Để chủ động ngăn ngừa sự lây truyền của virus cúm gia cầm sang người, xâm nhập vào nước ta, Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các nội dung sau:

1. Không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc; đảm bảo ăn chín, uống chín; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn.

2. Không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc.

3. Khi phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.

4. Khi có biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến gia cầm phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.

Ngày 29/3, Bộ Y tế phối hợp với Báo điện tử Zing.vn và trang Zalo page Bộ Y tế tổ chức buổi giao lưu trực tuyến về chủ đề “Phòng chống dịch cúm gia cầm”.

Bộ Y tế là một trong những Bộ đầu tiên sử dụng Zalo để tương tác với người dân. Zalo Page của Bộ Y tế nhận được phản hồi tích cực từ cộng đồng và hiện là kênh tra cứu thông tin hữu ích của người dân.

Theo Zing

Chủ đề An toàn vệ sinh thực phẩm

Đọc thêm

Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Hơn 17 năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, thầy Trần Xuân Thắng (Trường THPT Cẩm Bình, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã dành trọn tình yêu thương cho học trò, chắp cánh cho các em bước tới tương lai.
“Cùng con học bài”

“Cùng con học bài”

Phong trào “Cùng con học bài” do Hội LHPN huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) triển khai không chỉ nhằm truyền đạt kiến thức mà còn là cơ hội để bố mẹ gắn kết hơn với con cái.