Nuôi trồng thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP không chỉ giúp nâng cao giá trị sản phẩm, bảo vệ môi trường mà còn góp phần xây dựng thương hiệu cho thủy sản Hà Tĩnh.
Áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp đạt chuẩn VietGap, chuyển đổi hữu cơ vùng trồng đang là lựa chọn giúp nông dân đô thị TP Hà Tĩnh trong hành trình xây dựng giá trị sản phẩm khác biệt gắn với phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch sinh thái.
Bưởi Phúc Trạch là sản phẩm nông nghiệp đầu tiên được Hà Tĩnh triển khai thực hiện chuyển đổi số nhằm tối ưu hóa quá trình sản xuất, kinh doanh, nâng giá trị của loại trái cây đặc sản này.
Mục tiêu trong chuyển đổi số đối với bưởi Phúc Trạch - sản phẩm đầu tiên của nông nghiệp Hà Tĩnh áp dụng quy trình này, là tối ưu hóa quá trình sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm.
Thông qua mô hình cộng đồng dân cư nông thôn giám sát truy xuất nguồn gốc rau, củ, quả (gọi tắt là rau) E-GAP tại xã Tượng Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh), các thông tin về nguồn gốc sản phẩm được đầy đủ hơn, mang lại niềm tin cho người tiêu dùng.
Những năm gần đây, xã Tân Dân, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đã thành lập tổ hợp tác, xây dựng thành công nhiều mô hình liên kết, chăn nuôi gà thả vườn, đạt chứng nhận VietGAP.
5 năm qua, nhiệm vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp tiếp tục đạt kết quả khá, tốc độ tăng trưởng bình quân toàn ngành đạt 1,33%/năm. Phát huy thành quả đạt được, Hà Tĩnh đang tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp để phát triển nhanh, hiệu quả, theo hướng hiện đại, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Từng đoạt giải cao trong cuộc thi đấu xảo các loại quả ngon thời Pháp thuộc, bưởi Phúc Trạch đã và tiếp tục giúp hàng nghìn nông dân Hương Khê (Hà Tĩnh) thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Chiều 20/12, UBND huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) phối hợp với Công ty Cổ phần Kiểm nghiệm và chứng nhận FAO tổ chức trao giấy chứng nhận sản phẩm cam đạt tiêu chuẩn VietGAP cho các tổ chức, cá nhân trồng cam thuộc các xã Sơn Mai, Sơn Thủy, Sơn Trường (Hương Sơn).
Dịp lễ 30/4 – 1/5 năm nay, nhiều du khách đã lựa chọn nước mắm truyền thống và các mặt hàng hải sản khô của Hà Tĩnh thưởng thức và làm quà tặng. Đây là cơ hội để các cơ sở thu mua, chế biến thủy hải sản Hà Tĩnh phát triển quy mô và chuẩn hóa chất lượng sản phẩm.
Huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) hiện có khoảng 1.000 hộ tham gia nuôi ong lấy mật với khoảng 6.500 đàn ong. Năm 2019 này, toàn huyện ước thu về hơn 60 tấn mật ong, trị giá gần 10 tỷ đồng.
Không chỉ được biết đến với vai trò tập hợp hội viên, thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhiều cán bộ Hội Nông dân ở Hà Tĩnh còn là tấm gương tiêu biểu trong phát triển kinh tế. Họ là minh chứng hùng hồn nhất cho câu thơ "Có sức người sỏi đá cũng thành cơm" của nhà thơ Hoàng Trung Thông.
Với cầu nối là Công ty CP Thực phẩm và Du lịch Sao Việt (Hà Nội), sản phẩm rau - củ - quả của xã viên HTX Hoàng Hà (xã Tượng Sơn, Thạch Hà, Hà Tĩnh) dự kiến sẽ được đưa vào thị trường các nước Liên minh EU và Nga vào tháng 4/2019.
Đến cuối tháng 12/2018, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã có 9 mặt hàng của 2 HTX được công nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP và dán tem truy xuất nguồn gốc. Đây là nỗ lực lớn của các cơ sở sản xuất trong lộ trình xây dựng thương hiệu và hướng đến phương thức sản xuất hàng hóa.
Đến với Lễ hội Cam và các sản phẩm nông nghiệp Hà Tĩnh năm 2018, các sản phẩm cam đã bảo hộ thương hiệu, dán tem truy xuất nguồn gốc, thâm canh theo hướng VietGAP… được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn. Đây là hướng đi đúng để thương hiệu Cam Hà Tĩnh vươn xa trên thị trường.
Lễ hội Cam và các sản phẩm nông nghiệp Hà Tĩnh lần thứ 2 năm 2018 diễn ra từ ngày 15 - 17/12 thu hút 80 gian hàng, trong đó, hơn 30 gian hàng trưng bày cam của các địa phương trong tỉnh (90 tấn). Các gian hàng được bài trí công phu, đẹp mắt với kiểu tạo dáng mới lạ khiến người xem không thể rời mắt.
Lễ hội Cam và sản phẩm nông nghiệp Hà Tĩnh lần thứ 2 - năm 2018 có 60 gian hàng, trong đó 40 gian hàng cam và 20 gian hàng các sản phẩm nông nghiệp. Thời điểm này, các doanh nghiệp (DN) Hà Tĩnh đang gấp rút thiết kế mẫu trang trí, chuẩn bị nguồn hàng chất lượng để trình lễ hội.
Lễ hội Cam và sản phẩm nông nghiệp Hà Tĩnh lần thứ hai năm 2018 trung tuần tháng 12 tới, huyện Can Lộc đăng ký tham gia 10 gian hàng, trong đó, có 8 gian hàng cam, 1 gian hàng trưng bày vật tư nông nghiệp, 1 gian hàng tổng hợp các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu.
Sáng 21/11, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành Hà Tĩnh đi kiểm tra thực tế các diện tích cây ăn quả trên địa bàn huyện Vũ Quang.
Nhờ thực hiện tốt công tác tuyên truyền, khuyến khích nên hiện nay, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đã có khoảng 70 ha cam, bưởi sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, góp phần nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm.
Dù chưa thực sự mỹ mãn như kỳ vọng nhưng kết quả ban đầu tại nông trại của anh Lê Anh Đức (xã Xuân Mỹ, Nghi Xuân - Hà Tĩnh) đã mở ra hướng làm giàu cho những ai có ý tưởng táo bạo, dám nghĩ dám làm.
Những đồi cam, bưởi thâm canh trĩu quả, những trang trại liên kết tiềm năng, mô hình nuôi trồng thủy sản bạc tỷ… là toàn cảnh “bức tranh” mà nông dân Hà Tĩnh “vẽ” nên từ việc ứng dụng khoa học vào sản xuất thông qua đào tạo nghề.
Những năm qua, xã Thạch Hạ (TP Hà Tĩnh) đã có nhiều giải pháp nhằm tập trung xây dựng nhiều mô hình trong sản xuất, tận dụng lợi thế của địa phương, đặc biệt là chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ dân.
Bằng quyết tâm làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, vợ chồng anh Nguyễn Hữu Thái (SN 1982, ở thôn Khe Giao 1, xã Ngọc Sơn, Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã được "hái quả ngọt" với trang trại trên 1.500 gốc cây ăn quả và khu ươm giống cây cho thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm.
Những năm gần đây, Hà Tĩnh đã thực hiện chuyển giao tiến bộ KHKT, chuyển đổi bộ giống chè theo hướng có năng suất, chất lượng, đầu tư thâm canh áp dụng quy trình VietGap. Hiện, diện tích chè theo tiêu chuẩn VietGap đạt 545 ha.
Sáng 30/1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Vinh và bà Kate Reekie – Trưởng Ban hợp tác phát triển (Đại sứ quán Canada) chủ trì hội nghị Ban chỉ đạo Dự án Phát triển nông nghiệp Hà Tĩnh năm 2018.