Năng suất bình quân lúa xuân năm 2024 tại huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) ước đạt 64,5 tạ/ha, tăng 10 tạ/ha so với trước khi thực hiện tập trung, tích tụ ruộng đất.
Tranh thủ thời tiết thuận lợi những ngày đầu xuân, nông dân khắp các địa phương trên địa bàn Hà Tĩnh đang tất bật tỉa dặm, bón thúc cho lúa phát triển tốt.
Dù đã được các cơ quan chức năng cảnh báo và tăng cường công tác tuyên truyền song việc tùy tiện sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của bà con nông dân ở Hà Tĩnh vẫn... đến hẹn lại lên!
Tạm gác việc chuẩn bị cho tết Nguyên đán cận kề, bà con nông dân ở vựa lạc xuân Lộc Hà (Hà Tĩnh) ra đồng sản xuất với quyết tâm phủ kín 926 ha lạc, mang về sản lượng 2.468 tấn.
Thời tiết rét đậm, rét hại, nông dân các địa phương ở Hà Tĩnh đang chủ động, linh hoạt triển khai các giải pháp nhằm giảm thiểu thiệt hại đối với lúa xuân đã gieo cấy.
Thời điểm này, đồng ruộng của các địa phương ở Hà Tĩnh đã rộn ràng cảnh bà con nông dân đẩy nhanh tiến độ làm đất, gieo cấy những trà lúa đầu tiên vụ lúa xuân 2024.
Tranh thủ thời tiết thuận lợi, nông dân các địa phương ở Hà Tĩnh đang đồng loạt ra đồng làm đất, chuẩn bị điều kiện xuống giống vụ lúa xuân năm 2024 theo khung lịch thời vụ.
Là địa phương có diện tích cây trồng vụ xuân lớn nhất Hà Tĩnh, huyện Cẩm Xuyên đang tập trung tích tụ ruộng đất, làm thủy lợi nội đồng, sẵn sàng cho vụ sản xuất mới.
Nhờ chủ động sản xuất, thời tiết thuận lợi, đến thời điểm này, các địa phương ở Đức Thọ (Hà Tĩnh) đã cơ bản hoàn thành giai đoạn làm đất để chuẩn bị bước vào sản xuất vụ xuân 2024.
Dự án liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lúa chất lượng cao được thực hiện tại 4 xã với diện tích 21,8 ha trên địa bàn TP Hà Tĩnh, bắt đầu xuống giống từ vụ xuân 2024.
Mặc dù thời tiết sau mưa ở Hà Tĩnh vẫn còn nhiều bất lợi nhưng các địa phương, đơn vị quản lý vẫn bám công trình, ra quân làm thuỷ lợi để đảm bảo tưới tiêu cho 59.120 ha lúa vụ xuân 2024.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải đề nghị ngành NN&PTNT, các địa phương cùng bà con nông dân tranh thủ thời tiết thuận lợi, đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa xuân và triển khai gieo cấy vụ hè thu.
Huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đang đẩy nhanh khắc phục tình trạng lúa đổ do ảnh hưởng của đợt mưa lớn vừa qua, tranh thủ thời tiết nắng ráo tập trung thu hoạch vụ xuân.
Ông Nguyễn Trí Hà – Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Hà Tĩnh thông tin, với bệnh đạo ôn lá trên cây lúa, từ nay đến cuối tháng 3 là cao điểm phát sinh của dịch hại, bà con cần liên tục kiểm tra, khoanh vùng, xử lý bệnh trong diện hẹp theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.
Những ngày này, bà con nông dân ở các huyện miền núi Hà Tĩnh nô nức xuống đồng sản xuất vụ xuân để đảm bảo đúng lịch thời vụ. Khí thế lao động sản xuất hối hả của bà con hứa hẹn một vụ mùa thắng lợi.
Từ ngày 18/1 đến nay, bà con các địa phương huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã hoàn thành gieo cấy được gần 1.000 ha lúa vụ xuân (tương ứng với hơn 21% kế hoạch).
Năm 2022, toàn huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) nhân rộng mô hình phá thửa nhỏ thành ô thửa lớn với 365,15 ha, lũy kế đến nay, huyện đã phá thửa nhỏ thành ô thửa lớn 1.857,88 ha/20 xã, thị trấn.
Năm 2023, ngành nông nghiệp được dự báo sẽ tiếp tục đối diện với những diễn biến phức tạp, khó lường của thời tiết, dịch bệnh… Vì thế, Hà Tĩnh xây dựng kế hoạch cụ thể, tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp linh hoạt, đảm bảo sản xuất thắng lợi.
Thời điểm này, các địa phương trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đang tranh thủ thời gian, ra quân phá bờ vùng bờ thửa, chuyển đổi ruộng đất chuẩn bị cho sản xuất vụ xuân 2023.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải yêu cầu huyện Đức Thọ cần tập trung đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công; xác định đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, là trách nhiệm của người đứng đầu.
Giá lúa tươi tại thị trường Hà Tĩnh đang được thu mua ở mức thấp trong khi chi phí đầu vào phục vụ sản xuất như: phân bón, thuốc trừ sâu, máy gặt... tăng cao khiến không ít nông dân “kém” vui trong mùa thu hoạch mới.
Đối với người nông Hà Tĩnh, mỗi mùa gặt là một niềm hy vọng, trong đó vụ gặt tháng 5 sự mong đợi càng nhân lên bội phần, sau bao ngày đổ mồ hôi trên những cánh đồng.
Vụ xuân 2022, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) gieo cấy gần 6.500 ha lúa các loại, trong đó cơ cấu các loại giống chủ lực gồm: Bắc Thịnh, Bắc Thơm, P6, Nếp, VN 10, 20, Thái Xuyên…
4 tháng đầu năm, kinh tế Hà Tĩnh tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, xung đột Nga - Ukraine... Ngành nông nghiệp dù không đứng ngoài những tác động tiêu cực ấy, song đã thể hiện vai trò trụ đỡ, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh.