WHO: Tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 2 năm vì Covid-19

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ghi nhận sau khi Covid-19 bùng phát, tuổi thọ trung bình người dân toàn cầu giảm 1,8 năm, còn 71,4 tuổi.

Báo cáo được WHO công bố ngày 24/5 tại cuộc họp ở Geneva, Thụy Sĩ. Theo WHO, trong chưa đầy ba năm, đại dịch đã xóa sạch tiến bộ gần một thập kỷ trong việc cải thiện tuổi thọ. Số năm sống khỏe của người dân toàn thế giới cũng giảm 1,5 năm, còn 61,9 năm.

Thống kê này của WHO nêu bật những tác động "được cảm nhận không đồng đều" trên toàn thế giới. Khu vực châu Mỹ và Đông Nam Á bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Tuổi thọ người dân khu vực này giảm khoảng 3 năm, tuổi thọ khỏe mạnh giảm 2,5 năm trong thời gian từ 2019 đến 2021. Khu vực Tây Thái Bình Dương bị ảnh hưởng tối thiểu trong hai năm đầu tiên của đại dịch, với mức giảm tuổi thọ dưới 0,1 năm và tuổi thọ khỏe mạnh giảm 0,2 năm.

Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng Giám đốc WHO đánh giá: "Thế giới tiếp tục có những tiến bộ về sức khỏe, tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ y tế trước các tình huống khẩn cấp".

Tuy nhiên, ông nhận định đại dịch cho thấy các tiến bộ đó "mong manh đến mức nào", bởi Covid-19 đã xóa đi thành tựu về tuổi thọ trong một thập kỷ. Đây là lý do Thỏa thuận Đại dịch mới rất quan trọng. Theo thỏa thuận, cần tăng cường an ninh y tế toàn cầu, duy trì các khoản đầu tư dài hạn vào y tế và thúc đẩy công bằng trong và giữa các quốc gia.

covid-19.jpeg
Một người cao tuổi được tiêm vaccine Covid-19. Ảnh: NCOA

Covid-19 nhanh chóng nổi lên như một nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, đứng thứ ba vào năm 2020 và thứ hai vào năm 2021. Gần 13 triệu người đã thiệt mạng trong giai đoạn này. Ước tính, trừ khu vực châu Phi và Tây Thái Bình Dương, Covid-19 trong số 5 nguyên nhân gây tử vong lớn nhất thế giới.

Báo cáo của WHO cũng nhấn mạnh bệnh không lây nhiễm (NCD) như bệnh tim mạch, đột quỵ, ung thư, phổi tắc nghẽn mạn tính, tiểu đường là những nguyên nhân tử vong lớn nhất trước đại dịch, gây ra 74% tổng số ca tử vong ở các nước.

Thế giới phải đối mặt với một vấn đề lớn và phức tạp, đó là gánh nặng kép: suy dinh dưỡng - thừa cân, béo phì. Năm 2022, hơn một tỷ người từ 5 tuổi trở lên sống chung với bệnh béo phì. Nửa tỷ người bị thiếu cân, còi cọc, suy dinh dưỡng.

Theo VnExpress

Đọc thêm

Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 11, sóng biển cao 2,0-4,0m.
Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết xuất hiện quanh năm, đặc biệt là thời điểm giao mùa gây cảm giác rất khó chịu cho người bệnh. Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?
Chế độ ăn cho người bệnh suy giáp bẩm sinh

Chế độ ăn cho người bệnh suy giáp bẩm sinh

Với bệnh nhân suy giáp bẩm sinh, ngoài việc tuân thủ dùng thuốc theo phác đồ điều trị, chế độ dinh dưỡng cũng đóng một vai trò quan trọng đối với chức năng tuyến giáp, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tin mới nhất về cơn bão Toraji

Tin mới nhất về cơn bão Toraji

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, từ 72 đến 120 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, sau có khả năng đổi hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 5-10km.
Biển Đông sắp xuất hiện cơn bão mới

Biển Đông sắp xuất hiện cơn bão mới

Theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, do tác động của Toraji, từ đêm 10/11, vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-10, giật cấp 12.
Yoga chệch chuẩn

Yoga chệch chuẩn

Mỗi người tập luyện yoga cần tìm hiểu, tuân thủ các quy tắc sinh hoạt cộng đồng, quy tắc đảm bảo ANTT nơi công cộng để hình ảnh vốn rất đẹp đẽ của yoga không bị méo mó.
Tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe

Tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe

Việc ngủ đủ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm giúp hỗ trợ não bộ, tim mạch, hệ miễn dịch, làn da khỏe mạnh... Và tư thế bạn ngủ cũng rất quan trọng. Vậy đâu là tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe?