Xây dựng chùa Quỳnh Viên xứng tầm là nơi phát tích của Phật giáo Việt Nam

(Baohatinh.vn) - Các nhà khoa học đã đưa ra nhiều luận cứ chứng minh chùa Quỳnh Viên trên núi Nam Giới (xã Đỉnh Bàn, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) là nơi phát tích đầu tiên của Phật giáo Việt Nam.

Xây dựng chùa Quỳnh Viên xứng tầm là nơi phát tích của Phật giáo Việt Nam

Chùa Quỳnh Viên nằm trên núi Nam Giới (xã Đỉnh Bàn, Thạch Hà) nhìn từ trên cao. Ảnh: Giang Nam

Vừa qua, tại Trung tâm văn hóa Phật giáo tỉnh Hà Tĩnh (xã Hộ Độ, huyện Lộc Hà), Giáo Hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Trường Đại học Vinh tổ chức hội thảo khoa học quốc gia “Phật giáo Hà Tĩnh trong dòng chảy lịch sử - văn hóa Phật giáo Việt Nam”.

Hội thảo quy tụ nhiều nhà nghiên cứu văn hóa và Phật giáo hàng đầu cả nước như: GS. Thiền sư Lê Mạnh Thát; PGS. TS Trần Đức Cường - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam; PGS.TS Chu Văn Tuấn - Viện trưởng Viện nghiên cứu tôn giáo...

Xây dựng chùa Quỳnh Viên xứng tầm là nơi phát tích của Phật giáo Việt Nam

Toàn cảnh hội thảo khoa học quốc gia “Phật giáo Hà Tĩnh trong dòng chảy lịch sử - văn hóa Phật giáo Việt Nam” diễn ra cuối tháng 3/2023.

Dưới sự tham dự và chứng minh của Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, các nhà khoa học đã đưa ra nhiều luận cứ chứng minh: Cách đây khoảng 2.200 năm, tại chùa Quỳnh Viên nằm trên núi Long Ngâm (núi Nam Giới, thuộc địa phận xã Đỉnh Bàn, Thạch Hà ngày nay), nhà sư Phật Quang, người Ấn Độ trên đường đi truyền bá đạo Phật sang các nước châu Á đã dừng lại tại đây để truyền đạo. Và vị phật tử đầu tiên của Việt Nam được nhà sư nhận làm đệ tử chính là Chử Đồng Tử. Do đó, chùa Quỳnh Viên được xem là nơi phát tích đầu tiên của Phật giáo ở Việt Nam.

Cùng những luận cứ từ các thư tịch cổ và ghi chép lịch sử, các nhà nghiên cứu cũng đưa ra những bằng chứng dấu tích còn sót lại trên đỉnh núi Long Ngâm hiện nay như: chùa Quỳnh Viên, nền nhà Chử Đồng Tử và Tiên Dung xây dựng được ghép bằng nhiều phiến đá lớn; những mảnh ruộng được cải tạo trồng trọt…

Xây dựng chùa Quỳnh Viên xứng tầm là nơi phát tích của Phật giáo Việt Nam

Một phần móng nền nhà được cho là Chử Đồng Tử đã lập nên cách đây khoảng 2.200 năm, nằm trên đỉnh Long Ngâm (núi Nam Giới).

Nằm phía Tây núi Nam Giới, chùa Quỳnh Viên ở lưng chừng dãy Long Ngâm, hướng mặt ra lạch Cửa Sót, phía bên kia là xã Thạch Kim (huyện Lộc Hà). Phía bắc chùa cách chừng khoảng 300m là đền Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

Xây dựng chùa Quỳnh Viên xứng tầm là nơi phát tích của Phật giáo Việt Nam

Lối vào chùa Quỳnh Viên khi thủy triều xuống.

Khác với nhiều ngôi chùa được đầu tư tôn tạo gần đây ở Hà Tĩnh, chùa Quỳnh Viên khá nhỏ bé và giản dị nép mình sâu trong rừng cây um tùm.

Ngoài lối lên chùa khoảng vài trăm bậc đá, song song với một con suối nhỏ đổ ra biển Cửa Sót, chưa có con đường chính thức nào để lên chùa bằng đường bộ. Do vậy, khi thủy triều lên, chùa Quỳnh Viên trở nên biệt lập với thế giới bên ngoài.

Xây dựng chùa Quỳnh Viên xứng tầm là nơi phát tích của Phật giáo Việt Nam

Trước cổng chùa Quỳnh Viên.

Chùa Quỳnh Viên có tổng diện tích hiện tại khoảng 6.700 m2, khuôn viên chùa có 3 công trình chính gồm: chùa thờ Phật (có 3 gian thượng, trung, hạ) tổng diện tích khoảng 40 m2; kế bên phải là đền thờ Thánh mẫu khoảng 15 m2; bên trái chùa chính là một am thờ nhỏ. Ngoài ra có 2 công trình khác là một nhà soạn lễ và một nhà tăng.

Chùa có một giếng nước trước sân, được cho là có từ rất lâu đời và một số cây bàng cổ. Tất cả công trình đều do các phật tử quanh vùng Cửa Sót thuộc huyện Lộc Hà và Thạch Hà góp công xây dựng, tôn tạo.

Xây dựng chùa Quỳnh Viên xứng tầm là nơi phát tích của Phật giáo Việt Nam

Chùa Quỳnh Viên giản dị với ít công trình được các phật tử đóng góp xây dựng

Theo ghi chép của Ban hộ trì chùa Quỳnh Viên, chùa có nguồn gốc xây dựng từ rất lâu, tuy nhiên do thời gian và chiến tranh chùa nhiều lần bị đổ, hư hại. Trong đó năm 1963, chùa bị máy bay Mỹ ném bom phá sập hoàn toàn, chỉ còn lại một đống đổ nát.

Vào năm 1973, phật tử và người dân các xã Thạch Kim, Thạch Bằng (nay là thị trấn Lộc Hà, huyện Lộc Hà), Thạch Đỉnh, Thạch Bàn (nay là xã Đỉnh Bàn - Thạch Hà) cùng nhau tôn tạo lại. Năm 2011, chùa được tu sửa thêm nhiều hạng mục, trở thành nơi đi về của phật tử gần xa. Dù vậy, so với giá trị lịch sử, văn hóa, thì hiện tại, chùa chưa được quan tâm đầu tư xây dựng, tôn tạo đúng tầm với vai trò là nơi phát tích đầu tiên của Phật giáo Hà Tĩnh cũng như cả nước.

Xây dựng chùa Quỳnh Viên xứng tầm là nơi phát tích của Phật giáo Việt Nam

Công trình chính của chùa Quỳnh Viên là điện thờ Phật gồm 3 gian thượng, trung, điện

Là một cư sỹ trong gia đình có truyền thống 3 thế hệ hộ tự, công quả ở chùa, gồm: ông nội, bố và bản thân, ông Trần Ngọc Thanh (SN 1957, ở thị trấn Lộc Hà) - Trưởng ban Hộ tự chùa Quỳnh Viên cho biết: “Từ lâu chùa Quỳnh Viên nổi tiếng linh thiêng, là chỗ dựa tâm linh của ngư dân đi biển vùng Cửa Sót.

Tuy nhiên, do nằm ở vị trí cách biệt, mặt khác đời sống ngư dân đa số khó khăn nên việc xây dựng chùa, dù đã cố gắng cũng chưa được như mong muốn. Chúng tôi rất mong các cấp chính quyền, các tổ chức đầu tư xây dựng để chùa có được cơ sở thờ tự khang trang xứng tầm với vị thế của ngôi chùa cổ nhiều giá trị”.

Xây dựng chùa Quỳnh Viên xứng tầm là nơi phát tích của Phật giáo Việt Nam

Ông Trần Ngọc Thanh (áo nâu) trao đổi với ông Phạm Công Tùng - Phó Chủ tịch UBND xã Đỉnh Bàn về công việc ở chùa.

Ông Phạm Công Tùng - Phó Chủ tịch UBND xã Đỉnh Bàn cho biết: “Với những giá trị to lớn, chính quyền và Nhân dân xã Đỉnh Bàn rất mong muốn xây dựng chùa Quỳnh Viên trở thành di tích xứng tầm vị thế. Tuy nhiên, hiện nay chùa Quỳnh Viên vẫn chưa được xếp hạng di tích cấp tỉnh. Vì vậy, có những trở ngại để có thể kêu gọi đầu tư xây dựng, tôn tạo”.

Được biết, vừa qua, song song phối hợp với một số đoàn nghiên cứu đi thực địa các di chỉ xung quanh chùa Quỳnh Viên trên núi Nam Giới, UBND xã Đỉnh Bàn cũng đã làm tờ trình kiến nghị UBND huyện Thạch Hà và Sở VH-TT&DL lập hồ sơ để công nhận chùa là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.

Xây dựng chùa Quỳnh Viên xứng tầm là nơi phát tích của Phật giáo Việt Nam

Dù có nhiều giá trị nhưng đến nay, chùa Quỳnh Viên vẫn chưa được xếp hạng di tích cấp tỉnh.

Theo nhiều chuyên gia nghiên cứu về văn hóa, du lịch thì chùa Quỳnh Viên không chỉ có giá trị lớn về lịch sử văn hóa, chùa còn nằm trong quần thể núi Nam Giới có nhiều di tích đã được xếp hạng và thắng cảnh như: đền Lê Khôi, bãi biển Quỳnh Viên, bãi tắm Thạch Hải... Đó là những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch.

Nếu được đầu tư xây dựng xứng tầm, chùa Quỳnh Viên sẽ là địa chỉ thu hút du khách mọi miền về đây tham quan.

Xây dựng chùa Quỳnh Viên xứng tầm là nơi phát tích của Phật giáo Việt Nam

Bản đồ họa 3D xây dựng chùa Quỳnh Viên trong tương lai do một đơn vị thiết kế lập. Ảnh: UBND xã Đỉnh Bàn cung cấp.

“Cùng với xây dựng hồ sơ trình lên Sở VH-TT&DL đề nghị xếp hạng di tích cấp tỉnh cho chùa Quỳnh Viên, hiện chúng tôi cũng đang tiến hành xem xét lập quy hoạch mở rộng khuôn viên chùa, xin chủ trương của tỉnh trong việc đầu tư xây dựng di tích này.

Với nhiều lợi thế về giá trị văn hóa lịch sử, tâm linh, vị trí địa lý, thắng cảnh để phát triển du lịch, chúng tôi tin tưởng, nếu được chấp thuận xây dựng, chùa Quỳnh Viên và hệ thống di tích, thắng cảnh núi Nam Giới sẽ là điểm đến hút khách trong tương lai”.

Ông Nguyễn Bá Hà – Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà

Chủ đề Du lịch Hà Tĩnh

Chủ đề Đời sống văn hóa

Đọc thêm

Phố trong làng Thành Phú

Phố trong làng Thành Phú

Hành trình gần 10 năm xây dựng nông thôn mới đã đưa thôn Thành Phú (xã Xuân Thành, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) “thay da, đổi thịt”, vươn mình trở thành miền quê đáng sống.
"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

Bị teo tứ chi, nhưng với ý chí, nghị lực phi thường, anh Lê Xuân Thắng (xã Ích Hậu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã vượt lên số phận nghiệt ngã, lan tỏa năng lượng sống tích cực trong cộng đồng, nhất là với các đoàn viên thanh niên.
Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được các tỉnh tổ chức đã góp phần lan tỏa các giá trị văn hóa của hình thức diễn xướng dân gian này. Và các nghệ nhân, nghệ sỹ cũng học hỏi được rất nhiều từ những lần hội ngộ đó.
Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Mang theo hồi ức của cha ông, tôi tìm về những làng quê ví, giặm xứ Nghệ - Tĩnh, để lắng nghe và cảm nhận không gian đời sống văn hóa xưa - nay trên 2 miền quê hương đôi bờ sông Lam (Hà Tĩnh - Nghệ An).
Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Bằng tâm huyết và những cách làm sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, chị Phạm Thị Hương - Chủ tịch Hội LHPN huyện Kỳ Anh và chị Trần Thị Nguyệt - Chủ tịch Hội LHPN Can Lộc (Hà Tĩnh) đã được Trung ương Hội LHPN Việt Nam trao tặng các phần thưởng cao quý.
“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí/ Giữ lòng đỏ như son/ Nuôi thù sâu tận bể”. Những câu thơ trong bài “Gửi bạn người Nghệ Tĩnh” của nhà thơ Huy Cận đã đúc kết tinh thần yêu nước bao đời nay của con người và vùng đất xứ Nghệ, trong đó có Hà Tĩnh.
"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

Những cuộc giao lưu, hẹn hò do BĐBP Hà Tĩnh kết nối đã vun đắp nên nhiều mối tình đẹp cho người dân tộc Chứt ở bản Rào Tre, góp phần đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống
Talkshow: Quán quân Sao Mai xứ Nghệ Hoàng Thu Hà - "Cháy" cùng đam mê

Talkshow: Quán quân Sao Mai xứ Nghệ Hoàng Thu Hà - "Cháy" cùng đam mê

Sở hữu giọng hát ngọt ngào, sâu lắng nhưng cũng đầy nội lực cùng ngoại hình xinh đẹp, nữ ca sĩ GenZ Hoàng Thu Hà (quê Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã xuất sắc vượt qua các vòng thi của Sao Mai xứ Nghệ 2024 để đoạt giải quán quân một cách đầy thuyết phục.
7 năm cõng bạn vào lớp

7 năm cõng bạn vào lớp

Trong suốt 7 năm, hành trình gắn bó với con chữ của Lê Xuân Thịnh Hưng (lớp 10A6, Trường THPT Kỳ Anh, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) luôn có sự đồng hành của 2 bạn Đức Công và Nhật Hào.