Xét xử nhóm đối tượng làm giả, sử dụng chứng chỉ nghề giả để xin việc

(Baohatinh.vn) - Lợi dụng sơ hở trong việc tuyển dụng tại các công ty ở TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh), nhóm đối tượng đã tiến hành làm giả, sử dụng chứng chỉ nghề giả để xin việc.

Tòa án nhân dân TX Kỳ Anh vừa tiến hành xét xử: Dương Thị Tuyết (SN 1985, phường Hưng Trí, TX Kỳ Anh) về tội “Làm giả tài liệu cơ quan, tổ chức"; Lê Trung Hới (SN 1981, phường Kỳ Liên, TX Kỳ Anh), Võ Sỹ Bằng (SN 1984, xã Cẩm Lạc, huyện Cẩm Xuyên) và Dương Ngọc Hoàng (SN 1988, xã Kỳ Lợi, TX Kỳ Anh) về tội danh “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”.

Xét xử nhóm đối tượng làm giả, sử dụng chứng chỉ nghề giả để xin việc

Từ trái sang phải: Hới, Tuyết, Hoàng, Bằng tại phiên xét xử.

Theo bản cáo trạng, Dương Thị Tuyết là nhân viên quản lý an toàn của Công ty TNHH Vận hành kinh doanh MCC Việt Nam (gọi tắt là Công ty MCC Việt Nam). Do biết nhiều người có nhu cầu làm chứng chỉ nghề giả để xin việc nên vào khoảng đầu tháng 12/2019, Tuyết vào mạng xã hội Zalo lấy số điện thoại và làm quen với một người có tên Zalo là “Phượng Đào Tạo.E” (không rõ nhân thân, địa chỉ) đặt vấn đề làm giả chứng chỉ.

Hai bên thống nhất giao hàng qua bưu điện, chi phí mà Tuyết phải trả là 800 nghìn đồng/chứng chỉ giả.

Dương Thị Tuyết đã liên hệ với 3 người là công nhân lao động phổ thông của Công ty MCC Việt Nam đang có ý định xin tuyển vào vị trí việc làm mới (có yêu cầu chứng chỉ nghề trong Công ty MCC Việt Nam) và 2 người không quen biết để làm giả chứng chỉ nghề cho họ với chi phí làm 1,4 triệu đồng/chứng chỉ giả.

Từ tháng 12/2019 đến ngày 17/01/2021, Tuyết đã 4 lần làm giả 5 loại chứng chỉ nghề.

Cụ thể, làm cho: Lê Trung Hới 1 chứng chỉ nghề vận hành máy công trình xe xúc lật; Võ Sỹ Bằng 1 chứng chỉ nghề công nghệ hàn 4G, Dương Ngọc Hoàng 1 chứng chỉ nghề công nghệ hàn cắt và làm cho người không quen biết 2 chứng chỉ nghề vận hành thiết bị nâng (cẩu) mang tên là Nguyễn Xuân Duy và Lê Quốc Vương. Tất cả chứng chỉ đều mang tên Trường Kinh tế kỹ thuật Sài Gòn.

Các đối tượng Lê Trung Hới, Võ Sỹ Bằng và Dương Ngọc Hoàng, sau khi nhờ Tuyết làm các chứng chỉ nghề giả và đã sử dụng các chứng chỉ nghề giả nói trên để nộp cho Công ty MCC Việt Nam xin việc. Công ty MCC Việt Nam đã ký hợp đồng lao động đối với 3 người này theo đúng nghề được ghi trong chứng chỉ nghề giả.

Riêng 2 chứng chỉ nghề giả “Vận hành thiết bị nâng (cẩu)” mang tên Nguyễn Xuân Duy và Lê Quốc Vương, sau khi làm xong, khoảng 17h30 phút ngày 23/1/2021, Tuyết mang theo hai chứng chỉ nghề giả nói trên đến trước Ngân hàng Agribank chi nhánh TX Kỳ Anh (thuộc tổ dân phố Long Sơn, phường Kỳ Long, TX Kỳ Anh) để giao cho người đặt làm chứng chỉ nghề giả.

Trong lúc các đối tượng đang giao dịch thì bị Công an TX Kỳ Anh phát hiện, bắt giữ.

Tổng số tiền Dương Thị Tuyết thu được từ những người nhờ làm chứng chỉ nghề giả là 5,2 triệu đồng và trả cho người làm chứng chỉ nghề giả là 4 triệu đồng; Tuyết thu lợi bất chính 1,2 triệu đồng.

Qua xem xét kỹ các tình tiết vụ án, HĐXX tuyên phạt Dương Thị Tuyết 18 tháng tù giam; 3 bị cáo Lê Trung Hới, Võ Sỹ Bằng và Dương Ngọc Hoàng cùng nhận mức án 15 tháng cải tạo không giam giữ và nhận thêm án phạt bổ sung xử phạt hành chính 10 triệu đồng/đối tượng.

Chủ đề Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản

Chủ đề Tòa tuyên án

Đọc thêm

“Phông bạt” để lừa đảo

“Phông bạt” để lừa đảo

Không có chức quyền trong xã hội nhưng Tô Thị Vĩnh vẫn “phông bạt”, tự tạo cho mình một vỏ bọc hoàn hảo để lừa đảo, kết cục là bị Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh tuyên 18 năm tù giam.
Công bố Bộ pháp điển Việt Nam

Công bố Bộ pháp điển Việt Nam

Chiều tối 5/11, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long dự Hội nghị tổng kết nhiệm vụ hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trong cả nước kỳ 2019 - 2023 và công bố Bộ pháp điển Việt Nam.
Thăm hỏi các gia đình nạn nhân tai nạn giao thông

Thăm hỏi các gia đình nạn nhân tai nạn giao thông

Lãnh đạo Ban ATGT tỉnh và các địa phương chia sẻ với những mất mát của các gia đình nạn nhân TNGT ở Can Lộc, Đức Thọ, Vũ Quang, Hương Khê (Hà Tĩnh) và động viên họ sớm vượt qua nỗi đau.
Những câu chuyện "thức tỉnh" người lầm lỗi

Những câu chuyện "thức tỉnh" người lầm lỗi

Những chia sẻ của người thân tại hội nghị đại biểu gia đình phạm nhân ở Trại giam Xuân Hà (Hà Tĩnh) tạo động lực cho những người lỗi lầm chấp hành tốt án phạt, sớm tái hòa nhập cộng đồng.
Nhảm nhí bói toán, cúng giải hạn…

Nhảm nhí bói toán, cúng giải hạn…

Hiện tượng lừa đảo dưới danh nghĩa bói toán, cúng giải hạn chưa bao giờ bớt “nóng”. Những kẻ lừa đảo tự xưng là “thầy”, là “cô” có khả năng đặc biệt, am hiểu về tâm linh, bói toán và cúng bái, hứa hẹn có thể hóa giải mọi xui rủi và mang lại bình an, tài lộc cho người đến xem.
Nợ nần sinh lừa đảo

Nợ nần sinh lừa đảo

Do nợ nần trong làm ăn, Nguyễn Văn Đức (trú huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã lừa đảo chiếm đoạt số tiền của 2 bị hại trên địa bàn hơn 1 tỷ đồng. Đức như chết lặng khi nghe HĐXX tuyên án.