Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Võ Hồng Hải và Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh Nguyễn Trọng Nhiệu chủ trì buổi làm việc này.
Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh Nguyễn Trọng Nhiệu đặt vấn đề của buổi làm việc
Thời gian qua, Sở NN&PTNT đã phát hiện, bắt giữ và xử lý 1.701 vụ vi phạm hành chính (VPHC), trong đó đã xử lý 680 vụ, có 1.005 vụ tịch thu tang vật không xác định người vi phạm; truy cứu trách nhiệm hình sự 16 vụ; chưa xử lý xong 6 vụ và chuyển địa phương xử lý 37 vụ. Số tiền phạt được thu là 5.463.042.000 đồng; số tiền thu được từ bán thanh lý tang vật, phương tiện bị tịch thu là 6.369.110.000 đồng. Theo đó, đã có 560 quyết định xử phạt VPHC và đã thực hiện 554 quyết định…
Ông Nguyễn Thanh Hải – Phó Giám đốc Sở Tư pháp: Các đơn vị cần tăng cường rà soát, thanh – kiểm tra nhằm phát hiện và xử lý nghiêm các vụ vi phạm hành chính để tạo tính răn đe trong thời gian tới.
Nhìn chung, tình hình an ninh rừng cơ bản ổn định, công tác bảo vệ rừng tại gốc được tập trung quyết liệt. Tuy vậy, kết quả chưa toàn diện, tình hình vi phạm pháp luật bảo vệ và phát triển rừng vẫn diễn ra với các hành vi chủ yếu: khai thác rừng trái phép; vận chuyển, mua bán, cất giữ lâm sản trái pháp luật.
Trong lĩnh vực quản lý chất lượng nông – lâm – thủy sản, vi phạm chủ yếu liên quan việc sử dụng chất cấm trong sản xuất, bảo quản thực phẩm; kinh doanh hàng hóa quá hạn sử dụng; hàng hóa không công bố hợp quy, không phù hợp theo tiêu chuẩn công bố…
Bà Nguyễn Thị Nguyệt, Phó ban Văn hóa – Xã hội HĐND tỉnh: Theo báo cáo, có 6 quyết định xử phạt hành chính chưa thi hành (do đối tượng không có mặt tại địa phương, đối tượng không có khả năng thi hành quyết định xử phạt). Những trường hợp này liệu có hình thức xử lý nào để không gây khó khăn khi xử lý những vụ việc tương tự tiếp theo?
Với lĩnh vực chăn nuôi thú y và trồng trọt và BVTV, tình hình VPHC có chiều hướng giảm nhiều. Các vụ vi phạm chủ yếu là buôn bán thức ăn chăn nuôi, hoạt động giết mổ động vật, kinh doanh, vận chuyển sản phẩm động vật…
Về lĩnh vực thủy lợi, đê điều, tình trạng xả nước thải, chất thải rắn, nước thải sinh hoạt… vào công trình thủy lợi vẫn phổ biến; tình trạng vi phạm công trình thủy lợi, đê điều có giảm nhưng vẫn xảy ra.
Trong khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tình trạng người dân khai thác thủy sản bằng phương thức hủy diệt vẫn diễn ra như sử dụng chất nổ, xung điện…
Ông Nguyễn Văn Việt – Giám đốc Sở NN&PTNT: Yêu cầu các cơ quan, đơn vị thuộc ngành nghiêm túc tiếp thu các ý kiến để khắc phục những tồn tại trong xử lý VPHC thời gian tới.
Cũng theo báo cáo, công tác triển khai thi hành luật xử lý VPHC còn khó khăn, vướng mắc như: các điều kiện đảm bảo thi hành Luật về xử lý VPHC còn hạn chế; kinh phí hoạt động công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, bồi dưỡng nghiệp vụ còn hạn hẹp; việc phối hợp giữa các ngành, cơ quan chức năng trong xử lý VPHC còn vướng mắc; luật xử lý vi PVHC còn một số bất cập…
Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Võ Hồng Hải: Đề nghị Sở NN&PTNT làm tốt công tác thanh - kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm túc, triệt để các vụ việc VPHC trên mọi lĩnh vực, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới; nâng cao năng lực quản lý nhà nước, tăng cường cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển, góp phần vào sự phát triển KT – XH của tỉnh nhà.
Kết luận buổi làm việc, Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh Nguyễn Trọng Nhiệu nhấn mạnh: Thời gian tới, Sở NN&PTNT cần chỉ đạo các chi cục nhanh chóng kiện toàn tổ chức, nhân sự, trong đó đặc biệt quan tâm, củng cố lực lượng thanh tra nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động.
Sở cũng cần nghiên cứu, đề xuất cấp trên để xây dựng chế độ đặc thù cho lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách của các chủ rừng; trích một phần nguồn kinh phí từ xử lý vi phạm hành chính cho lực lượng thanh tra, kiểm tra để thực hiện nhiệm vụ trong thời gian tới…