3 áp thấp dồn dập trên biển, miền Trung đối mặt mưa gió dị thường

Trong khi áp thấp nhiệt đới cũ có khả năng mạnh lên thành bão số 5 thì một vùng thấp khác đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới. Cùng lúc, một vùng áp thấp khác sắp thành bão ngoài khơi Philipphines, cả ba tương tác nhau gây mưa gió dị thường.

3 áp thấp dồn dập trên biển, miền Trung đối mặt mưa gió dị thường

Khu vực Biển Đông kéo dài ra Thái Bình Dương đang có nhiều vùng áp thấp nhiệt đới, bão - Ảnh: IPS MeteoStar

Tại sao lại có sự bất thường thời tiết như vậy?

Chuyên gia dự báo thời tiết Lê Thị Xuân Lan cho biết hiện có một dải hội tụ nhiệt đới nằm vắt từ đất liền châu Á ra vùng biển Thái Bình Dương. Đây là yếu tố hình thành các loại hình thời tiết như áp thấp nhiệt đới , bão.

Mặt khác, nhiệt độ trên biển lúc này tương đối ấm, độ ẩm cao tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp thấp mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới, bão.

Về hai áp thấp nhiệt đới đang hoạt động trong Biển Đông, bà Lan cho biết thực chất vùng áp thấp mới hình thành vào sáng 2-9 chính là phần rìa đuôi của áp thấp nhiệt đới cũ đang hoạt động.

3 áp thấp dồn dập trên biển, miền Trung đối mặt mưa gió dị thường

Hai áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông và vùng áp thấp sắp thành bão ngoài khơi Philippines - Ảnh: thoitietvietnam.com

Bà Lan cho biết thêm có nhiều mô hình dự báo về diễn biến của các áp thấp thấp nhiệt đới này nhưng chủ yếu sẽ diễn biến theo hai hướng.

Thứ nhất, áp thấp nhiệt đới cũ sẽ di chuyển đến khu vực biển gần đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) rồi quay ngược trở ra do bị cơn bão sắp hình thành ngoài khơi Philipphines kéo ra.

Thứ hai, do sự xuất hiện của áp thấp nhiệt đới mới sẽ giúp áp thấp nhiệt đới cũ thoát khỏi sự hút của cơn bão sắp hình thành ngoài khơi Philipphines và đi vào đất liền. Theo mô hình dự báo này, áp thấp nhiệt đới sẽ không mạnh thành bão hoặc chỉ thành bão yếu nhưng sẽ gây một đợt mưa lũ rất lớn cho miền Trung nước ta.

Sau khi áp thấp nhiệt đới cũ vào bờ và suy yếu thành vùng thấp, vùng thấp này sẽ nhập vào áp thấp nhiệt đới mới hình thành sáng 2-9 giúp áp thấp nhiệt đới này mạnh lên thành bão và bị cơn bão sắp hình thành ngoài khơi Philipphines kéo ngược trở ra.

Về tình hình mưa gió, bà Lan nhận định mưa gió sẽ còn kéo dài đến ngày 5, ngày 6-9, sau đó sẽ giảm dần. Do ảnh hưởng của mưa gió trước đó, các địa phương cần đề phòng lũ nguy hiểm.

"Ở nước ta thiệt hại chủ yếu thường xảy ra sau bão do người dân ỷ y, việc này cần phải đề phòng, cảnh giác cao độ", bà Lan cảnh báo.

Khu vực Bắc Bộ mưa gió sẽ duy trì trong thời gian tới do có dải hội tụ nhiệt đới tồn tại.

Cũng theo bà Lan, khu vực Thái Bình Dương đang vào cao điểm mưa bão, việc hình thành nhiều áp thấp nhiệt đới, bão một lúc không phải là lạ. Điểm bất thường ở đây là việc tương tác của các cơn áp thấp đới, bão này sẽ tạo ra hướng di chuyển dị thường.

Người dân trên đất liền, người dân đi biển cần theo dõi thường xuyên các bản tin dự báo để đề phòng.

Theo Tuổi trẻ

Chủ đề TẬP TRUNG ỨNG PHÓ, KHẮC PHỤC HẬU QUẢ MƯA LŨ

Chủ đề Dự báo thời tiết Hà Tĩnh

Chủ đề Thời tiết - Khí hậu

Chủ đề Mưa lũ ở Hà Tĩnh

Đọc thêm

Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Hơn 17 năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, thầy Trần Xuân Thắng (Trường THPT Cẩm Bình, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã dành trọn tình yêu thương cho học trò, chắp cánh cho các em bước tới tương lai.
“Cùng con học bài”

“Cùng con học bài”

Phong trào “Cùng con học bài” do Hội LHPN huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) triển khai không chỉ nhằm truyền đạt kiến thức mà còn là cơ hội để bố mẹ gắn kết hơn với con cái.