Điểm đến

3 năm phá đá, đào sỏi xây hồ Kẻ Gỗ

Hơn 40 năm trước, hàng nghìn người đã có mặt trên mảnh đất cằn cỗi của huyện Cẩm Xuyên (tỉnh Hà Tĩnh) để cùng nhau “phá đá, đào sỏi” xây dựng hồ Kẻ Gỗ - công trình thủy nông kỳ vĩ nhất lúc bấy giờ.

Hồ Kẻ Gỗ có sức chứa 345 triệu m3, nước từ hồ theo các tuyến kênh chính có chiều dài 250 km, tưới cho hơn 21.000 ha đất canh tác của các huyện Cẩm Xuyên, Thạch Hà và thành phố Hà Tĩnh; góp phần chống lũ quét, chống xói mòn cho vùng hạ du...

Công trình thủy nông trọng yếu của tỉnh Hà Tĩnh này cũng là một trong những hồ đập lớn nhất Việt Nam.

Mong ước nửa thế kỷ

Ông Nguyễn Hoàng Trạch, nguyên phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh cho hay, từ những năm 1930, người dân địa phương sinh sống trên mảnh đất khô cằn đã mong ước có những kênh nước dẫn về ruộng đồng của họ, để thóc lúa đầy bồ.

Lúc bấy giờ, người Pháp xây dựng một số hồ chứa ở khu vực miền Trung, trong đó có bara Cẩm Tràng. Tuy nhiên, công trình này dẫn đến hệ lụy là gây ngập nặng trên diện rộng, nên người Pháp lên quyết tâm làm hồ Kẻ Gỗ như một dự án để bù đắp và tiến hành khảo sát, dự kiến làm trong vòng 20 năm, với sức chứa lòng hồ 85 triệu mét khối nước. Song do kỹ thuật phức tạp cùng với chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, nên người Pháp làm được hai năm rồi ngưng lại vô thời hạn.

Năm 1957, trong cuộc nói chuyện với người dân Nghệ Tĩnh, thấu hiểu lòng dân mong chờ, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Phải lục hồ sơ hồ Kẻ Gỗ, nghiên cứu trước để khi có thời cơ mà xây dựng”.

Đến năm 1971, trong một lần công tác ở Hà Nội, ông Nguyễn Xuân Linh, Bí thư tỉnh ủy Hà Tĩnh đã làm việc với Bộ trưởng Thủy lợi Hà Kế Tấn về xây dựng hồ Kẻ Gỗ. Bộ Thủy lợi sau đó trình hồ sơ lên Ban bí thư, Hội đồng Chính phủ xin tiến hành xây dựng hồ Kẻ Gỗ và được chấp thuận.

3 năm phá đá, đào sỏi xây hồ Kẻ Gỗ

Ông Trương Kiện, Chủ tịch Hà Tĩnh tuyên bố khởi công xây dựng hồ Kẻ Gỗ vào sáng 26/3/1976. Ảnh: Tư liệu.

Sáng 26/3/1976, sau nửa thế kỷ đợi chờ của người dân địa phương, ông Trương Kiện, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh tuyên bố khởi công đại thủy nông Kẻ Gỗ. Tại buổi lễ, ba quả mìn nổ đanh tai tạo nên cột khói bốc cao hàng chục mét làm tín hiệu.

Ngay sau đó, hàng nghìn thanh niên tràn ngập công trường “tay anh phá đá, tay em đào sỏi”...

3 năm phá đá, đào sỏi xây hồ Kẻ Gỗ

Mít tinh khởi công xây dựng hồ Kẻ Gỗ. Ảnh: Tư liệu.

3 năm phá đá, đào sỏi xây hồ Kẻ Gỗ

10 năm rút ngắn xuống 3 năm

Ông Đặng Hòa Bình hồi tưởng ngày tháng thanh niên xung phong đổ về Hà Tĩnh xây hồ Kẻ Gỗ.

Phương án ban đầu cho hồ Kẻ Gỗ là hoàn thành trong 10 năm, sau rút xuống còn 6 năm, rồi 3 năm. Để đáp ứng yêu cầu thời gian, nhà chức trách phải đưa những cỗ máy nặng ba bốn chục tấn vào công trường; xây dựng 3 vạn mét vuông nhà ở cho công nhân; huy động một vạn mét khối sỏi trong quý 1 năm 1976 để phục vụ cho xây lắp.

Thường xuyên trên công trường có 10 nghìn đội viên thủy lợi, hàng chục nghìn lượt người huy động đột xuất từ các hợp tác xã, khu phố, các cơ quan, xí nghiệp, trường học, quân đội.

Công trường Kẻ Gỗ mở ra giữa lúc vật tư, nhiên liệu, lương thực khó khăn. Để có thép CT5 cho công trường, công ty vật tư kỹ thuật phải bỏ tiền thuê máy móc, có thời điểm thiếu xăng dầu, tỉnh phải rút bớt các nhu cầu khác để chi viện cho Kẻ Gỗ. Ngành ngoại thương phải mở chiến dịch thu mua nông sản để đổi sắt thép cho công trường, Tỉnh ủy hoãn việc xây dựng một số công trình chưa cần để dành xi măng cho Kẻ Gỗ.

3 năm phá đá, đào sỏi xây hồ Kẻ Gỗ

Ông Nguyễn Hoàng Trạch kể thêm, hạng mục quan trọng và khó nhất là thi công đập tràn hồ Kẻ Gỗ. Ban quản lý đưa ra giải pháp táo bạo là huy động thợ đào giếng trong toàn tỉnh để thi công gần 300 giếng đổ cọc.

Ông Trạch nhẩm tính: “Cứ 10 thợ đào giếng một hố cọc, 100 người được 10 hố, 1.000 người được 100 hố... Họ đào ngày đêm bằng xẻng, xà beng, búa và ròng rọc".

Chẳng bao lâu tiến độ công trình vượt dự kiến.

3 năm phá đá, đào sỏi xây hồ Kẻ Gỗ

Cửa tràn hồ Kẻ Gỗ

“Ăn vài cọng mỳ để xây hồ, đói cũng nhương nhau”

Bà Phạm Thị Y kể về những ngày tháng xây hồ Kẻ Gỗ.

3 năm phá đá, đào sỏi xây hồ Kẻ GỗBà Phạm Thị Y..

Bà Phạm Thị Y (69 tuổi, trú xã Cẩm Mỹ) nhớ lại những ngày tuổi trẻ tham gia xây hồ Kẻ Gỗ, thời tiết trên công trường tuy khắc nghiệt, nhưng 2h sáng, khi có tiếng kẻng báo động là bật dậy ngay để đi làm theo ca.

“Bữa ăn không đủ no, chỉ có vài cọng mỳ và thanh khoai dính 3 hạt cơm. Bàn tay của ai nấy cũng đều sần sùi bởi cán xẻng, quang gánh, song không nề hà mà luôn hừng hực khí thế, vừa lao động vừa ca hát vang cả một vùng”, bà Y nói.

Để đảm bảo công trình đạt tiến độ trong ba năm, việc huy động nhân lực tính theo từng địa phương, từng hợp tác xã. Mỗi thanh niên tham gia đóng góp ít nhất 30 ngày công trong một năm. Từng đoàn xe tải chở người đổ bộ xuống dọc các cánh rừng, con sông.

"Thời ấy, tôi mới 14 tuổi đã cùng nhóm bạn tham gia đắp một số kênh dẫn dòng đi qua khu vực gần nhà”, ông Đặng Hòa Bình (Trưởng phòng Quản lý khai thác Công ty thủy lợi Nam Hà Tĩnh) kể.

Ông Đào Văn Tinh (nguyên Giám đốc Sở Thủy lợi Hà Tĩnh) chia sẻ về những ngày tháng ròng rã thuyết phục các các nữ thanh niên xung phong ở lại trên công trường. Lúc này, chiến tranh vừa chấm dứt, nhiều người muốn dành thời gian còn son trẻ để đi học hoặc tính chuyện chồng con. Ông Tinh lắng nghe và tìm hiểu kỹ từng hoàn cảnh để động viên các em. Đã không ít lần ông nói: “Thú thực, ai cũng muốn bước vào cổng trường đại học, nhưng người dân quê mình còn nghèo đói quá, xây được hồ Kẻ Gỗ, có gạo thơm, cơm dẻo, đời sống khá lên, chúng ta tiếp tục học lên cũng chưa muộn”.

3 năm phá đá, đào sỏi xây hồ Kẻ Gỗ

Người dân đi xem xả nước hồ Kẻ Gỗ. Ảnh: Đức Hùng

Niềm vui vỡ òa ngày nước chảy về đồng

Ngày 3/2/1979, hồ Kẻ Gỗ làm lễ mở nước đợt đầu. Hàng nghìn nông dân ở hai huyện Cẩm Xuyên, Thạch Hà bất chấp mưa phùn, giá rét kéo nhau ra hai bên bờ kênh để đón dòng nước ngọt tươi mát sau bao ngày mong đợi.

“Niềm vui vỡ òa, nước mắt trộn lẫn nước mưa cứ chứa chan trên khuôn mặt”, ông Tinh nhớ lại.

Cảm xúc ngày nước Kẻ Gỗ đổ về đồng.

3 năm phá đá, đào sỏi xây hồ Kẻ Gỗ

Hoa màu tốt tươi dưới hạ du hồ Kẻ Gỗ. Ảnh: Đức Hùng

Theo bà Phạm Thị Y, xã Cẩm Mỹ lúc ấy đất cằn sỏi đá, gió lào oi bức. Lúa mỗi năm chỉ trồng được một vụ song không có năng suất, hoa màu trồng lên đều khô héo, bởi không có nguồn nước tưới.

Từ ngày nước về đồng, cỏ cây xanh tốt, không khí trở nên mát mẻ, lúa trồng được 2-3 vụ, sắn khoai đầy nhà, đói khổ bị đẩy lùi.

3 năm phá đá, đào sỏi xây hồ Kẻ Gỗ

Hồ Kẻ Gỗ trong một lần xả lũ. Ảnh: Đức Hùng

3 năm phá đá, đào sỏi xây hồ Kẻ Gỗ

Toàn cảnh hồ Kẻ Gỗ

Từ khi xây dựng tới nay, hồ Kẻ Gỗ trải qua hai lần sửa chữa, vào năm 1990 và 2006.

Tỉnh Hà Tĩnh đang xúc tiến lập các dự án cơ sở hạ tầng, kêu gọi đầu tư để xây dựng hồ Kẻ Gỗ thành một khu du lịch sinh thái tổng hợp với nhiều loại hình giải trí như: Đua thuyền, lướt ván, leo núi, câu cá, xây dựng vườn thú, vườn chim, vườn cây cảnh...

Ngoài ra, nhà chức trách cũng tính toán các phương án xả lũ của hồ Kẻ Gỗ để kiểm soát và hạn chế ảnh hưởng của hồ đập này mỗi khi đến mùa mưa bão.

Theo Vnexpress.net

Đọc thêm

 Soi đèn đi nhặt "lộc biển"

Soi đèn đi nhặt "lộc biển"

Khi màn đêm buông xuống, thủy triều bắt đầu rút sâu, hàng trăm người dân đã đổ về bãi biển Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) để nhặt "lộc biển" dạt kín bờ.
"Viên ngọc xanh" giữa vùng thượng Kỳ Anh

"Viên ngọc xanh" giữa vùng thượng Kỳ Anh

Ẩn mình giữa những dãy núi, đồi chè Nam Sơn như một "viên ngọc xanh" lấp lánh giữa khung cảnh thiên nhiên thanh bình của miền quê nông thôn mới Kỳ Trung (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh).
Thanh bình xóm đạo miền núi Vũ Quang

Thanh bình xóm đạo miền núi Vũ Quang

Đoàn kết, chung sức đồng lòng cùng các cấp, người dân thôn giáo toàn tòng (thôn 7, xã Quang Thọ, Vũ Quang, Hà Tĩnh) đã cùng nhau xây dựng một miền quê thanh bình, đáng sống.
Những người đam mê khởi nghiệp du lịch ở Hà Tĩnh

Những người đam mê khởi nghiệp du lịch ở Hà Tĩnh

Đón nhận “luồng gió mới” từ những chủ trương chính sách của các cấp, ngành trong phát triển du lịch, gần đây, nhiều cá nhân ở Hà Tĩnh đã mạnh dạn xây dựng nhiều mô hình, sản phẩm hấp dẫn, góp phần thu hút du khách.
Chuyên gia sẵn sàng giúp Hà Tĩnh xây dựng khu bảo tồn chim hoang dã

Chuyên gia sẵn sàng giúp Hà Tĩnh xây dựng khu bảo tồn chim hoang dã

“Tôi có thể hiểu được tiếng các loài chim và đã hỗ trợ xây dựng được hơn 20 mô hình bảo tồn chim trời với hàng chục loài, tạo nên những mô hình du lịch sinh thái nổi tiếng thu hút du khách. Tôi mong muốn giúp Hà Tĩnh xây dựng mô hình này”, ông Lê Danh Cương chia sẻ.