(Baohatinh.vn) - Trung bình 10 năm gần đây (2011 - 2021), mỗi năm, Hà Tĩnh có gần 30 người được phong hàm giáo sư (GS), phó giáo sư (PGS), trong đó năm 2017, có số lượng lớn nhất với 60 người (6 GS và 54 PGS).
Gặp mặt giáo sư, trí thức tiêu biểu quê hương Hà Tĩnh năm 2013.
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Tĩnh đã điều tra khảo sát hai lần vào các năm 2011 và năm 2021.
Theo khảo sát lần thứ nhất vào năm 2011 tại Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước, từ 1945 đến năm 2010, Hà Tĩnh có 497 người được phong chức danh GS, PGS, trong đó có 119 GS và 378 PGS.
Tại lần khảo sát thứ hai (trong 10 năm từ 2011 đến 2021), có 273 người Hà Tĩnh được phong GS, PGS, trong đó có 42 người được phong từ PGS lên GS.
Sách “Những người con Hà Tĩnh trên mọi miền Tổ quốc” do Liên hiệp các Hội KH&KT Hà Tĩnh xuất bản để ghi danh những người con ưu tú của quê hương.
Như vậy, tính từ 1945 đến nay, có tổng cộng 728 GS, PGS quê Hà Tĩnh được phong với nhiều nhà khoa học đầu ngành, các chuyên gia hàng đầu trên các lĩnh vực, trong đó có 161 GS, 567 PGS.
Tiêu biểu như: GS, TSKH Phan Đình Diệu, GS Lê Văn Thiêm, GS Hoàng Xuân Hãn, GS Võ Quý, GS.NSND Trần Thu Hà, GS.TS. Phan Nguyên Hồng, GS Phong Lê, GS Phan Huy Lê, GS Phạm Đức Dương …
Đặc biệt, Hà Tĩnh từng có 3 Ủy viên Bộ Chính trị đồng thời đều là những nhà khoa học lớn gồm: GS.TS Nguyễn Đình Tứ, GS.TS Nguyễn Đức Bình, GS.TS Lê Xuân Tùng.
Bảng số liệu tổng hợp khảo sát số lượng PGS, GS từ 1945 đến 2021.
Bên cạnh đó, Hà Tĩnh còn có GS Lê Văn Thiêm là một trong hai nhà toán học được Chính phủ Việt Nam phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 vào năm 1996.
Gần đây, Hà Tĩnh là địa phương có 2 nhà khoa học (sinh năm 1970) được đặc cách phong tặng danh hiệu Giáo sư là Phùng Hồ Hải (vào năm 2012) và Trần Đình Hòa (vào năm 2013).
Ngoài ra, nhiều người con ưu tú của Hà Tĩnh dù không được phong học hàm GS, PGS nhưng tên tuổi và những đóng góp đã đi vào lịch sử trên các lĩnh vực.
Hành trình gần 10 năm xây dựng nông thôn mới đã đưa thôn Thành Phú (xã Xuân Thành, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) “thay da, đổi thịt”, vươn mình trở thành miền quê đáng sống.
Bị teo tứ chi, nhưng với ý chí, nghị lực phi thường, anh Lê Xuân Thắng (xã Ích Hậu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã vượt lên số phận nghiệt ngã, lan tỏa năng lượng sống tích cực trong cộng đồng, nhất là với các đoàn viên thanh niên.
Tự hào được sinh ra và lớn lên trên quê hương của Đại danh Lê Hữu Trác, thế hệ trẻ Hà Tĩnh luôn ý thức trách nhiệm phát huy giá trị truyền thống, cống hiến xây dựng quê hương.
Như tiếng chuông chùa ngân vọng bên dòng Ngàn Phố (Hương Sơn, Hà Tĩnh), những tác phẩm y học, văn học của Đại danh y Lê Hữu Trác để lại khiến hậu thế thêm kính ngưỡng tài năng, nhân cách của ông.
Công tác chuẩn bị cho lễ hội đền Cả - Dinh đô Quan Hoàng Mười ở TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) đang được triển khai đúng tiến độ, đảm bảo hoạt động đón du khách về chiêm bái và tham gia các hoạt động văn hoá.
Cùng với các vị danh nhân tiêu biểu khác, Bạt Quận công Dương Trí Trạch đã góp phần rất lớn trong việc tạo dựng, vun đắp nên bản sắc văn hóa đặc sắc của mảnh đất Hà Tĩnh.
Em Lê Anh Thư (lớp 9A, Trường THCS Mỹ Duệ, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã giành 1 giải khuyến khích và 1 giải chuyên đề tại chung kết toàn quốc Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2024.
Ông quê huyện Can Lộc, Hà Tĩnh, làm quan dưới thời Vua Lê Hiển Tông nhà Lê Trung Hưng. Khi đi sứ phương Bắc, ông được Vua nhà Thanh phong làm Lưỡng quốc Đình nguyên Thám hoa và tặng áo cẩm bào.
Các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được các tỉnh tổ chức đã góp phần lan tỏa các giá trị văn hóa của hình thức diễn xướng dân gian này. Và các nghệ nhân, nghệ sỹ cũng học hỏi được rất nhiều từ những lần hội ngộ đó.
Mang theo hồi ức của cha ông, tôi tìm về những làng quê ví, giặm xứ Nghệ - Tĩnh, để lắng nghe và cảm nhận không gian đời sống văn hóa xưa - nay trên 2 miền quê hương đôi bờ sông Lam (Hà Tĩnh - Nghệ An).
Với 12 tham luận trình bày tại buổi tọa đàm, các nhà nghiên cứu đã góp phần bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa đền Chợ Củi (xã Xuân Hồng, Nghi Xuân, Hà Tĩnh).
Tại Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc năm 2024, vở thanh xướng kịch “Linh thiêng Đồng Lộc” do Nhà hát NTTT Hà Tĩnh dàn dựng, đã tạo ra sức lan tỏa lớn đến khán giả cả nước.
Bằng tâm huyết và những cách làm sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, chị Phạm Thị Hương - Chủ tịch Hội LHPN huyện Kỳ Anh và chị Trần Thị Nguyệt - Chủ tịch Hội LHPN Can Lộc (Hà Tĩnh) đã được Trung ương Hội LHPN Việt Nam trao tặng các phần thưởng cao quý.
Ông Võ Thanh Bang (SN 1960) - giáo dân ở Giáo họ Yên Hòa (xã Sơn Giang, Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã "truyền lửa" để bà con phát huy tinh thần "kính Chúa, yêu nước", sống tốt đời đẹp đạo, đoàn kết xây dựng nông thôn mới.
Với người dân Hương Sơn (Hà Tĩnh), cánh diều Hải Thượng và thú chơi diều sáo của Đại danh y Lê Hữu Trác là một nét đẹp văn hóa đã đi sâu vào tâm thức từ bao đời.
Những tư liệu, hiện vật đang được trưng bày tại Khu tưởng niệm Anh hùng liệt sỹ Lý Tự Trọng ở xã Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang kể câu chuyện về cuộc đời cách mạng sáng ngời của người đoàn viên thanh niên cộng sản đầu tiên.
Dưới sự chèo lái của Chủ tịch Hội LHPN Trần Thị Lệ Thủy, từ năm 2020 đến nay, Hội LHPN xã An Hòa Thịnh (Hương Sơn - Hà Tĩnh) liên tục được các cấp vinh danh.
“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí/ Giữ lòng đỏ như son/ Nuôi thù sâu tận bể”. Những câu thơ trong bài “Gửi bạn người Nghệ Tĩnh” của nhà thơ Huy Cận đã đúc kết tinh thần yêu nước bao đời nay của con người và vùng đất xứ Nghệ, trong đó có Hà Tĩnh.
Thầy Tống Trần Đức (Trường THTP Cao Thắng, Hương Sơn, Hà Tĩnh) không chỉ tận tâm với sự nghiệp giáo dục mà còn năng nổ các hoạt động xã hội, là người truyền lửa cho các em học sinh.
Trong lịch sử Việt Nam, Lê mạt là một thời kỳ đầy rối ren, phức tạp. Tuy nhiên, thời kỳ này lại sinh ra rất nhiều anh hùng hào kiệt, nhiều văn tài, nhiều nhà khoa học xuất sắc, trong đó có Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.
“Ngày hội nông dân” tại đình Hội Thống (xã Xuân Hội, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao giàu tính dân gian đã mang lại tiếng cười sảng khoái cho người già và trẻ nhỏ.
Những cuộc giao lưu, hẹn hò do BĐBP Hà Tĩnh kết nối đã vun đắp nên nhiều mối tình đẹp cho người dân tộc Chứt ở bản Rào Tre, góp phần đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống
Tiểu phẩm “Tìm lại lời ru” của đội thi Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh là mô hình tuyên truyền, vận động hiệu quả của lực lượng nhằm giúp đồng bào dân tộc Chứt, xã Hương Liên, huyện Hương Khê xóa bỏ các hủ tục tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
Trong số 11 vị đại quan đứng đầu kinh thành Thăng Long thời nhà Lê (thế kỷ XV-XVIII), Hà Tĩnh vinh dự có 3 người. Những đóng góp của họ đã được sử sách ghi nhận; là tấm gương tiêu biểu của lịch sử đất nước, tinh hoa của quê hương núi Hồng, sông La.
Tiểu phẩm “Hãy bảo vệ nguồn lợi thủy sản quê hương” của đội thi huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) được chuyển thể từ mô hình dân vận khéo “Phòng chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định; tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên biển”.
Sở hữu giọng hát ngọt ngào, sâu lắng nhưng cũng đầy nội lực cùng ngoại hình xinh đẹp, nữ ca sĩ GenZ Hoàng Thu Hà (quê Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã xuất sắc vượt qua các vòng thi của Sao Mai xứ Nghệ 2024 để đoạt giải quán quân một cách đầy thuyết phục.
Trong suốt 7 năm, hành trình gắn bó với con chữ của Lê Xuân Thịnh Hưng (lớp 10A6, Trường THPT Kỳ Anh, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) luôn có sự đồng hành của 2 bạn Đức Công và Nhật Hào.
Tiểu phẩm “Con đường chung ý nguyện” của đội thi huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) dựa trên sự việc có thật về công tác dân vận khéo để thực hiện thành công việc di dời các khu lăng mộ, nhà thờ, họ tộc… nhằm giải phóng mặt bằng hiệu quả trên địa bàn huyện thời gian qua.
Tiểu phẩm “Hương rừng” của đội thi huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) dựa trên câu chuyện có thật, phản ánh chân thực công tác vận động người dân xây dựng điểm du lịch cộng động ở thôn Phú Lâm, xã Phú Gia.