Hà Tĩnh là vùng địa linh nhân kiệt, nơi sinh ra nhiều bậc hiền tài có những đóng góp to lớn cho quê hương, đất nước. Trong đó có nhiều vị đảm nhiệm chức quan Tế tửu Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội).
Ở tuổi 96, cụ bà Nguyễn Thị Huynh (hay còn gọi là cụ Tứ, ở thôn Nam Quang, xã Thạch Trung, TP Hà Tĩnh) khiến nhiều người không khỏi thích thú vì sở thích tập gym, nâng tạ, chạy bộ...
Danh họa Nguyễn Phan Chánh quê ở phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Ông được coi là người đặt nền tảng cho tranh lụa Việt Nam hiện đại. Lần đầu tiên công chúng Pháp biết đến tranh lụa Việt Nam là qua bút pháp của Nguyễn Phan Chánh.
Ông quê ở huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Trong lịch sử Việt Nam, chưa có một nhân vật nào có được huyền thoại, truyền thuyết về địa lý, phong thủy ảnh hưởng sâu sắc tới người dân, sống mãi với thời gian như ông.
Vượt qua gần 1.000 thí sinh từ khắp cả nước, chị Nguyễn Thị Huệ - Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đã xuất sắc giành danh hiệu Á quân 1 tại cuộc thi Giọng ca vàng Bolero Việt Nam năm 2024.
Trong cuộc sống, mỗi người có một cách báo hiếu đấng sinh thành khác nhau. Với Dương Văn Long (SN 1988, ở xã Thịnh Lộc, Lộc Hà, Hà Tĩnh), sau những nỗ lực vượt khó để khởi nghiệp thành công, anh thực hiện tâm nguyện đưa mẹ đi du lịch khắp thế giới, nhìn ngắm cuộc sống đó đây.
Vượt qua hàng triệu bài dự thi, em Nguyễn Hoàng Anh (SN 2009, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã vinh dự được trao giải tại Cuộc thi viết thư quốc tế UPU năm 2024.
Cao Văn Nhật (quê Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) là CEO/ Founder Công ty TNHH Orange Agency, sở hữu 70+ kênh Social đa nền tảng, thu hút hàng tỷ lượt tiếp cận mỗi tháng, trở thành đối tác truyền thông marketing tích hợp của hơn 1.000 doanh nghiệp.
“Với quan niệm cái chết sẽ không là hư vô nếu từ cái chết đó sự sống được hồi sinh, chúng tôi đã đăng ký hiến tạng cho y học những mong viết tiếp cuộc đời cho nhiều người khác”, đó là tâm sự của ông Trịnh Văn Hải (TP Hà Tĩnh) khi chia sẻ câu chuyện hiến tạng của gia đình mình.
Hoàn cảnh gia đình khó khăn, phải chăm sóc người thân ốm đau dài ngày nhưng chị Trần Thị Hoa - điều dưỡng viên BVĐK tỉnh Hà Tĩnh vẫn giỏi việc nước, đảm việc nhà.
Công đoàn Hà Tĩnh khuyến khích, mong muốn toàn thể nữ đoàn viên, người lao động Hà Tĩnh mặc áo dài trong ngày làm việc từ 1 - 8/3 nhằm hưởng ứng “Tuần lễ áo dài” năm 2024.
Trải qua 30 năm thành lập (1994-2024) dù ở đâu, làm việc gì, ở cương vị nào, những người con của Hà Tĩnh tại Bình Thuận cũng luôn yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ nhau trong cuộc sống.
Nghị quyết số 18-NQ/TU về xây dựng, phát triển văn hóa và con người Hà Tĩnh trong giai đoạn mới là sự tiếp nối, cụ thể hóa các quan điểm, đường lối của Đảng về văn hóa, mạch nguồn truyền thống, sức mạnh của con người quê hương, tạo động lực mới trên hành trình phát triển.
Ca sĩ Thái Bảo đã giành nhiều quả ngọt sau nhiều thời gian dày công gieo trồng, vun xới. Riêng năm 2023, chị đã giành giải cao tại sân khấu không chuyên toàn quốc với giọng ca ngọt ngào mang đậm dấu ấn quê hương xứ sở.
Trải qua bao biến thiên của lịch sử, thời gian, lễ hội truyền thống tại các địa phương ở Hà Tĩnh vẫn giữ được những nét văn hóa tâm linh tốt đẹp của làng quê, là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại.
Tin nghệ nhân Nhân dân Nguyễn Hồng Oanh (SN 1955, quê xã Thạch Liên, Thạch Hà, Hà Tĩnh) ra đi đột ngột đã xao động tâm tư của biết bao người dân, đặc biệt là giới văn nghệ sĩ.
Nằm ở phố Hoàng Như Khương, phường 12, quận 10 (TP Hồ Chí Minh), Bảo tàng Y học cổ truyền Việt Nam là nơi lưu trữ hàng ngàn hiện vật của ngành Y học cổ truyền Việt Nam, trong đó có nhiều hiện vật về Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác - đại danh y của dân tộc.
Trong những ngày mùa đông phương Nam nắng mưa khoan nhặt, chúng tôi đã có dịp gặp hai “cánh chim bằng” người Hà Tĩnh, là thủ lĩnh những ngôi trường bách khoa ở 2 đầu đất nước. Đó là GS.TS Lê Anh Tuấn - Chủ tịch Hội đồng Đại học Bách khoa Hà Nội và PGS.TS Mai Thanh Phong - Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh.
Nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, từ các điểm đóng quân ở Trường Sa, Nhà giàn DK1, các cán bộ, chiến sĩ hải quân quê Hà Tĩnh đang ngày đêm bảo vệ chủ quyền biển, đảo nơi tiền tiêu Tổ quốc đã gửi những lời chúc mừng năm mới tới gia đình, bạn bè và Nhân dân cả nước.
MV “Ngày về xa xôi” của nam ca sĩ quê Vũ Quang (Hà Tĩnh) Nguyễn Thái Học ra mắt vào những ngày cận tết Nguyên đán Giáp Thìn khiến nhiều người xem xúc động.
Đến với Trường Sa, để lại trong tôi ấn tượng sâu đậm nhất chính là nụ cười của cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân trên đảo. Tôi xem đó là biểu tượng của sức sống mãnh liệt của quân và dân Việt Nam, vượt lên muôn ngàn khó khăn, vững niềm tin nơi đầu sóng của Tổ quốc.
Ích Hậu (Lộc Hà, Hà Tĩnh) dẫu là vùng đất nhỏ những có bề dày lịch sử , như một “từ trường” sản sinh ra nhiều người con ưu tú làm rạng danh quê hương đất nước, trong đó có những người con của dòng họ Trần Quốc.
Chào mừng kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2024) và xuân Giáp Thìn 2024, cờ đỏ, biểu ngữ, pa nô, áp phích... rực màu trên khắp các tuyến phố Hà Tĩnh.
Giữa biển khơi nghìn trùng sóng vỗ, không khí đón xuân đang rộn ràng trên những hòn đảo tiền tiêu của Tổ quốc. Tết ở Trường Sa luôn ấm áp tình đồng đội, tình quân dân và đong đầy yêu thương từ đất liền.
Trong chuyến hải trình tới Trường Sa, tôi và đoàn công tác đã tới thăm các đảo đá san hô: Đá Thị, Cô Lin, Len Đao. Tại những nơi quanh năm dầm mình cùng sóng gió, lại càng khâm phục ý chí của những người lính đảo đang ngày đêm canh giữ biển trời Tổ quốc.
Tưởng nhớ người bạn đã hy sinh tại vùng biển Gạc Ma, Nhà báo Nguyễn Khắc An (Báo Nghệ An) đã thả xuống đại dương nắm đất được mang theo từ quê hương xứ Nghệ.
Những ngày cuối tháng Chạp, khi không khí tết đã ngập tràn trên khắp các miền quê Hà Tĩnh, khi nhà nhà tất bật chỉnh trang để chào đón mùa xuân cũng là lúc lòng người rộn rã những yêu thương.
Xuất phát từ quân cảng Cam Ranh, những con tàu của Hải quân Việt Nam rẽ sóng ra khơi mang theo tình yêu từ đất liền tới Trường Sa. Hàng trăm tấn hàng tết đong đầy tình cảm từ đất liền đã được trao tận tay cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân nơi đảo xa trong niềm hân hoan, mong chờ.