Su-30MKI hạ F-16
Thông tin về vụ bắn hạ được Không quân Ấn Độ thông báo và được truyền thông quốc tế đồng loạt đăng tải cho biết, cuối giờ chiều 27/2, có 3 chiến đấu cơ Pakistan vượt qua Đường kiểm soát (LOC - ranh giới phân chia Ấn Độ và Pakistan hiện nay ở khu vực khống chế thực tế Kashmir) và một trong số chúng đã bị tiêm kích Su-30MKI của Ấn Độ bắn hạ.
Theo những thông tin ban đầu, chiếc máy bay dính đòn từ tên lửa đối không của Su-30MKI là tiêm kích F-16 của Pakistan. Nga sau khi trúng đạn, phi công đã nhảy thoát ra ngoài. Hiện chưa rõ danh tính cũng như số phận của viên phi công này. Rất may là khi bị bắn hạ, chiếc F-16 của Pakistan đã khai hỏa hết vũ khí nên chiếc máy bay này không gây thiệt hại nào cho lực lượng dưới mặt đất.
Hiện trường trực thăng Ấn Độ bị Pakistan bắn hạ. |
Cùng với xác nhận của Không quân Ấn Độ trên tờ India Today, trang Jpost, trang Southfront... đều đồng loạt đăng tải thông tin tương tự và cho biết, đây được coi là động thái đáp trả rõ ràng nhất của Ấn Độ đối với việc Pakistan đã bắn hạ đồng thời 2 chiếc MiG-21 của New Delhi trước đó chỉ vài giờ.
Phát ngôn quân đội Pakistan, Thiếu tướng Asif Ghafoor đăng tweet cho biết, Không quân nước này đã bắn hạ "2 máy bay Ấn Độ đi vào không phận Pakistan" sau khi họ vượt qua LOC tại khu vực Kashmir. "Một phi công Ấn Độ đã bị quân đội Pakistan bắt giữ khi hai máy bay đi vào khu vực".
Dù phía Islamabad không tiết lộ danh tính loại máy bay bị bắn hạ nhưng thông tin này đã nhanh chóng được xác nhận bởi Ấn Độ và tuyên bố, đó là 2 chiếc trực thăng Mi-17. Vụ bắn hạ đã khiến 2 phi công thiệt mạng và chưa rõ số phận những người còn lại.
Vũ khí nội địa hạ tiêm kích Mỹ sản xuất
Theo những thông tin ban đầu được tiết lộ bởi Không quân Ấn Độ, vũ khí giúp Su-30MKI giành chiến thắng trong cuộc đối đầu trên không với chiếc F-16 chính là dòng tên lửa Astra do Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO).
Đây là loại tên lửa đối không ngoài tầm nhìn, được kỳ vọng sẽ trở thành vũ khí không chiến chủ lực trang bị cho các chiến đấu cơ hiện tại và tương lai của Không quân Ấn Độ.
Thiết kế của Astra phần nào mang ảnh hưởng từ R-77 của Nga khi có kết cấu cánh lái khá tương đồng, nó sử dụng cơ chế dẫn hướng kết hợp quán tính, cập nhật tham số mục tiêu và radar chủ động giai đoạn cuối (phạm vi tìm kiếm tối đa khoảng 25 km).
Ngoài ra, tên lửa còn được trang bị hệ thống tác chiến điện tử mạnh mẽ, đảm bảo xác suất trúng đích cao. Tầm bắn của Astra đạt khoảng 110 km khi phóng ở độ cao 15 km, 44 km ở độ cao 8 km và 21 km khi phóng ở sát mực nước biển.
Vụ bắn hạ chiếc F-16 cũng đồng thời là lần đầu tiên dòng tên lửa này tham gia thực chiến và đã lập công ngay trong lần đầu xuất trận.