Khi không khí tết vẫn còn rộn ràng khắp các miền quê thì ở các làng biển Hà Tĩnh, bà con ngư dân đã quay trở lại với công việc thường ngày, tất bật chuẩn bị ngư cụ để ra khơi “xông biển” lấy may ngày đầu năm mới.
Năm 2023, Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân phối hợp các địa phương, đơn vị tổ chức cho hơn 1.200 đại biểu thăm quân, dân trên các đảo thuộc Quần đảo Trường Sa, Nhà giàn DK1; đăng tải hơn 10.000 tin, bài, phóng sự trên báo, đài Trung ương và địa phương tuyên truyền về các hoạt động của đơn vị.
Khi bình minh ló rạng nơi cửa biển, ấy là lúc những chuyến tàu tôm cá đầy ắp trở về. Đằng sau những chuyến tàu ấy là câu chuyện đời, chuyện nghề và ước vọng về tương lai của ngư dân Hà Tĩnh.
Khi biển đã bình yên trở lại cũng là lúc hàng trăm ngư dân Lộc Hà (Hà Tĩnh) hối hả bám biển vươn khơi, dong thuyền cưỡi sóng, tiếp tục duy trì nhịp điệu sản xuất.
Tranh thủ thời tiết thuận lợi, ngư dân các vùng biển ở Hà Tĩnh đã khẩn trương sửa soạn tàu thuyền để vươn khơi sau thời gian dài phương tiện phải “nằm bờ” do biển động.
Những ngày đầu xuân mới, ngư dân Hà Tĩnh đã bắt đầu dong thuyền ra khơi khai thác hải sản “lấy hên” với mong ước một năm biển êm, sóng lặng, đánh bắt thắng lợi, tôm cá đầy khoang.
Gần một tuần nay, tại cảng cá Cửa Sót (Lộc Hà, Hà Tĩnh), ngư dân liên tục trúng nhiều mẻ cá cơm lớn. Với giá bán khá cao và ổn định, ngư dân càng yên tâm, phấn khởi ra khơi bám biển.
Những chuyến tàu cuối năm Kỷ Hợi đang dần cập cảng Cửa Sót (Lộc Hà, Hà Tĩnh). Không khí lao động hăng say, phấn khởi, những nụ cười rạng rỡ trên gương mặt ngư dân báo hiệu chuyến đi biển thành công.
Sáng 27/11, Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh phối hợp với Hải đoàn 128 (Quân cảng Sài Gòn), UBND huyện Thạch Hà, UBND xã Thạch Lạc tổ chức Chương trình “Hải quân Việt Nam làm điểm tựa cho ngư dân vươn khơi bám biển”.
Nghề đánh lưới gần bờ trong mùa biển động đang giúp ngư dân Lộc Hà (Hà Tĩnh) có khoản thu nhập cao, trung bình từ 1 – 2 triệu đồng/ngày nhờ chi phí đầu tư thấp, thời gian đánh bắt ngắn.
Trừ những ngày biển động, ngư dân Hà Tĩnh đều dong thuyền ra khơi, bám biển đánh bắt vụ cá bắc (kéo dài từ tháng 10 năm trước đến hết tháng 3 năm sau). Vụ cá này tuy thời tiết không mấy thuận lợi nhưng “mẹ” biển đã ban tặng nhiều loại hải sản có giá trị, mang lại niềm vui cho ngư dân.
Dịch vụ hậu cần nghề cá ở Thạch Kim (Lộc Hà - Hà Tĩnh) là "mắt xích" quan trọng tạo thành chuỗi liên kết từ khai thác đến tiêu thụ sản phẩm, giúp ngư dân an tâm bám biển, nâng cao năng suất, sản lượng.
Từ đầu năm đến nay, thời tiết tương đối thuận lợi, ngư dân Hà Tĩnh có điều kiện bám biển khai thác đánh bắt hải sản. Theo ước tính, tổng sản lượng hải sản toàn tỉnh đạt trên 12.000 tấn, trị giá hơn 450 tỷ đồng.
Từ xưa đến nay, cư dân ven biển Hà Tĩnh phát triển mạnh về khai thác các tiềm năng kinh tế biển. Theo thời gian, các tín ngưỡng thờ thần, phong tục tập quán… cũng được hình thành, tạo nên những nét văn hóa đặc thù của cư dân vùng biển.
Mắc phải căn bệnh lạ, bị mù cả 2 mắt nhưng không đầu hàng số phận, lão ngư Lê Viết Hải (67 tuổi, trú thôn Phú Hải, xã Kỳ Phú, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) vẫn hằng ngày ra khơi bám biển mưu sinh.
Những tháng gần đây, biển đã hồi sinh, ngư trường vụ cá Bắc dồi dào mang đến niềm vui cho ngư dân Hà Tĩnh. Thị trường tiêu thụ ổn định trở lại cũng là động lực để tàu, thuyền tiếp tục vươn khơi, bám biển khai thác vụ cá Nam...
Nhằm giúp đỡ các ngư dân sau sự cố môi trường biển vừa qua, Bộ chỉ huy BĐBP Hà Tĩnh phối hợp cùng Quỹ Thiện tâm - Tập đoàn Vingroup đã tổ chức trao tặng quà cho các ngư dân huyện Nghi Xuân.
Làm bạn, sinh tử với biển nhưng ngay cả những ngư dân lành nghề nhất cũng chưa mấy ai được một lần được “cưỡi” trên con tàu hàng trăm, hàng nghìn mã lực ra khơi chinh phục ngư trường rộng lớn. Với rất nhiều ngư dân Hà Tĩnh, việc vươn khơi bám biển vẫn chỉ là giấc mơ…