Bệnh nhân Trung Quốc được ghép gan lợn đầu tiên trên thế giới

Các nhà khoa học Trung Quốc đã cấy ghép thành công gan lợn được chỉnh sửa gen đầu tiên vào người, một bước đột phá có thể giúp giảm bớt tình trạng thiếu nội tạng.

Ảnh minh họa: Shutterstock
Ảnh minh họa: Shutterstock

Theo một bài đăng ngày 14/3 trên tài khoản WeChat chính thức của Đại học y không quân tại tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, một bệnh nhân chết não ở nước này đã được cấy ghép thành công gan lợn vào cơ thể hôm 10/3. Gan lợn dùng trong ca phẫu đã được chỉnh sửa để xóa nhiều gien liên quan đến protein gây đào thải nội tạng.

Thông tin cho biết, máu và mật của gan được cấy ghép đều tốt và bệnh nhân không có dấu hiệu đào thải nội tạng trong 96 giờ sau cuộc phẫu thuật. Trường đại học cho biết đây là ca cấy ghép gan lợn vào cơ thể người đầu tiên trên thế giới.

Theo một nghiên cứu trên Tạp chí Gan học - Journal of Hepatology năm 2023, hàng năm trên toàn thế giới có khoảng 2 triệu ca tử vong do bệnh gan gây ra.

Có tới 500.000 bệnh nhân mới ở Trung Quốc phải đối mặt với bệnh suy gan mỗi năm. Cách chữa trị duy nhất cho bệnh suy gan là ghép gan mới, và rất nhiều người cận kề cái chết đang chờ đợi để được làm điều đó.

Cấy ghép khác loài - một cơ quan từ loài này được đưa vào cơ thể loài khác - là một giải pháp được xem là khá tối ưu vì chúng không phụ thuộc vào nguồn cung từ người hiến tặng. Cũng theo Đại học y không quân Trung Quốc, việc cấy ghép khác loài có thể mang lại lợi ích cho nhiều bệnh nhân mắc bệnh gan giai đoạn cuối hơn và có thể thay thế hoàn toàn việc cấy ghép gan người.

Các nhà nghiên cứu ở Mỹ đã cấy ghép thành công thận và tim lợn được chỉnh sửa gien cho bệnh nhân chết não. Nhưng gan đặt ra một thách thức lớn hơn do cấu trúc và chức năng phức tạp hơn, và cơ quan của lợn được cho là không thể thay thế hoàn toàn gan người.

Để giải quyết vấn đề này, các nhà nghiên cứu và bác sĩ phẫu thuật đã thực hiện một ca cấy ghép phụ trợ, với việc giữ lại gan của bệnh nhân cùng với cơ quan được cấy ghép trong cơ thể.

Các bác sĩ phẫu thuật đã cắt một trong những tĩnh mạch lớn trong gan của bệnh nhân, gắn gan lợn cấy ghép vào một trong hai đầu của tĩnh mạch và cắt theo một trọng lượng nhất định.

Trong các thử nghiệm trước đó, động vật được cấy ghép gan khác loài có thời gian sống sót ngắn hơn so với những động vật được cấy ghép tim và thận từ loài khác.

Các nhà nghiên cứu cho biết ở giai đoạn này, ghép gan khác loài là phương pháp thay thế tạm thời cho ghép gan người, hoặc trong trường hợp chức năng gan của bệnh nhân có thể được phục hồi với sự trợ giúp của nội tạng lợn.

Tuy nhiên, theo Hội đồng đạo đức sinh học Nuffield, một trung tâm nghiên cứu và chính sách độc lập có trụ sở tại Anh, việc cấy ghép khác loài cũng đặt ra những thách thức về mặt đạo đức, chẳng hạn như việc nhân giống một lượng lớn động vật để lấy nội tạng và khả năng lây truyền mầm bệnh từ động vật.

suckhoedoisong.vn

Đọc thêm

Hàng hiếm iPhone không có logo Apple

Hàng hiếm iPhone không có logo Apple

Một nguyên mẫu iPhone được cho là phiên bản thử nghiệm tính năng nút cảm ứng, dùng logo biểu tượng Vesica Piscis thay quả táo.
Còn ai chê iPhone hết thời?

Còn ai chê iPhone hết thời?

17 năm kể từ khi ra mắt lần đầu, bất chấp sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ, Apple vẫn tiếp tục lập kỷ lục về doanh số bán iPhone trong kết quả tài chính mới nhất.
Smartphone giá rẻ rồi cũng có AI

Smartphone giá rẻ rồi cũng có AI

Đến năm 2028, 90% smartphone giá trên 250 USD sẽ trang bị những tính năng AI tạo sinh, vốn chỉ đang có mặt trên các dòng cao cấp.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.