Các Mác - nhà tư tưởng thiên tài, nhà cách mạng vĩ đại

(Baohatinh.vn) - Cuộc đời và hoạt động của Các Mác đã đi vào lịch sử nhân loại với vị trí nổi bật trong hàng ngũ những vĩ nhân, đúng như Ăng-ghen nói: “Tên tuổi Người, sự nghiệp của Người sống mãi nghìn thu!”.

Kỷ niệm 205 năm ngày sinh Các Mác 5/5 (1818-2023)

Các Mác - nhà tư tưởng thiên tài, nhà cách mạng vĩ đại

Chân dung Các Mác.

Các Mác sinh ngày 5/5/1818 ở Tơ-ri-vơ thuộc nước Phổ; mất ngày 14/3/1883. Ông đã cống hiến cả đời mình cho sự nghiệp giải phóng của giai cấp vô sản và nhân dân lao động trên toàn thế giới.

Các Mác kế thừa và hoàn chỉnh một cách thiên tài 3 trào lưu tư tưởng chủ yếu của thế kỷ XIX, thuộc 3 nước tiên tiến nhất của loài người: triết học cổ điển Đức, kinh tế chính trị học cổ điển Anh và CNXH không tưởng Pháp. Ông đã để lại hệ thống di sản lý luận đồ sộ và sâu sắc.

Các Mác đã thực hiện một cuộc cách mạng trong toàn bộ quan niệm về lịch sử thế giới, xây dựng nên phép biện chứng duy vật. Triết học duy vật biện chứng của Mác đã đập tan mọi thứ triết học duy tâm, siêu hình, coi thế giới là do thần linh sáng tạo ra, vĩnh viễn không thay đổi, con người sống hoàn toàn phụ thuộc vào số mệnh, may rủi, lịch sử xã hội là do ý muốn của thượng đế, hay của vua chúa, anh hùng tạo nên.

Triết học duy vật biện chứng vạch rõ thế giới bao gồm vô số sự vật và hiện tượng muôn hình muôn vẻ, vốn có một cách khách quan, không do một sức huyền bí nào sáng tạo ra, luôn luôn ở trong sự liên hệ, ràng buộc lẫn nhau, ở trong sự vận động và biến đổi, theo những quy luật khách quan.

Các Mác - nhà tư tưởng thiên tài, nhà cách mạng vĩ đại

C. Mác và Ph. Ăng-ghen. Tranh tư liệu

Vận dụng triết học duy vật biện chứng vào việc xem xét xã hội, Các Mác đã sáng lập ra chủ nghĩa duy vật lịch sử, vạch ra quy luật phát triển của xã hội loài người.

Bằng cách vận dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử vào việc nghiên cứu nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, học thuyết kinh tế của Các Mác vạch ra những quy luật kinh tế của xã hội tư bản chủ nghĩa, quá trình phát sinh, phát triển và diệt vong của nó.

Một trong những phát hiện vĩ đại của Các Mác, đó là quy luật giá trị thặng dư - quy luật chung của xã hội tư bản. Các Mác chứng minh về mặt lý luận rằng, giai cấp vô sản nhất thiết phải đấu tranh chống giai cấp tư sản và nhất định giai cấp vô sản sẽ chiến thắng, CNXH nhất định sẽ thay thế chủ nghĩa tư bản.

Với 2 phát kiến khoa học vĩ đại là chủ nghĩa duy vật lịch sử và học thuyết giá trị thặng dư, Các Mác đã đặt nền móng cho CNXH khoa học, học thuyết về sự nghiệp giải phóng giai cấp công nhân và giải phóng loài người khỏi mọi hình thức áp bức, bóc lột và tha hóa.

Các Mác - nhà tư tưởng thiên tài, nhà cách mạng vĩ đại

Hồ Chí Minh là người cách mạng Việt Nam đầu tiên nhìn thấy ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin soi tỏ con đường giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. Nguồn: dangcongsan.vn

Lê-nin khẳng định: “Học thuyết của Mác là học thuyết vạn năng vì nó chính xác, nó hoàn bị và chặt chẽ; nó cung cấp cho người ta một thế giới quan hoàn chỉnh, không thỏa hiệp với bất cứ một sự mê tín nào, một thế lực phản động nào, một hành vi nào bảo vệ sự áp bức của giai cấp tư sản”.

Kế thừa sự nghiệp của Các Mác và Ăng-ghen, dựa trên các nguyên lý cơ bản, Lê-nin đã phát triển chủ nghĩa Mác trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, thời đại cách mạng vô sản và do đó gọi là chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Chủ nghĩa Mác - Lê-nin là đỉnh cao của trí tuệ loài người bởi tính khoa học và tính cách mạng triệt để của nó.

Chủ nghĩa Mác - Lê-nin là khoa học về những quy luật phát triển của tự nhiên và xã hội, về cách mạng của quần chúng bị áp bức và bị bóc lột, về thắng lợi của CNXH trong tất cả các nước, về việc xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa.

Các Mác - nhà tư tưởng thiên tài, nhà cách mạng vĩ đại

Các đại biểu tham dự Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII - Ảnh: VGP

Dưới ngọn cờ của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, Cách mạng tháng Mười Nga thành công và hình thành hệ thống XHCN thế giới. Đối với Việt Nam, chủ nghĩa Mác - Lê-nin là ngọn đuốc dẫn đường cách mạng Việt Nam đi đến mọi thắng lợi. Đi tìm con đường cứu nước, Hồ Chí Minh là người cách mạng Việt Nam đầu tiên nhìn thấy ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin soi tỏ con đường giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp.

Chủ nghĩa Mác - Lê-nin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã dẫn tới việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 3/2/1930, tạo ra một bước ngoặt vĩ đại của lịch sử cách mạng Việt Nam. Từ khi ra đời đến nay, Đảng ta luôn luôn lấy chủ nghĩa Mác - Lê-nin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của mình.

Trong bối cảnh hiện tại, Đảng ta càng kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Nhận thức đúng, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ góp phần lớn giúp toàn Đảng, toàn dân ta thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.

(Biên soạn từ tài liệu của Ban Tuyên giáo T.W)

Chủ đề BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG

Đọc thêm

Bộ Chính trị phân công đồng chí Trần Cẩm Tú giữ chức Thường trực Ban Bí thư

Bộ Chính trị phân công đồng chí Trần Cẩm Tú giữ chức Thường trực Ban Bí thư

Sáng 25/10, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Lễ công bố quyết định về việc phân công đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị giữ chức Thường trực Ban Bí thư thay đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, đã được Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa 15 bầu giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và trao Quyết định của Bộ Chính trị.