Ngày 21/6/1925, Báo Thanh niên do Nguyễn Ái Quốc ra số đầu tiên. Kể từ đó, báo chí cách mạng đóng vai trò chủ đạo trên mặt trận tuyên truyền để tập hợp quần chúng đứng lên đấu tranh trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Luận cương chính trị do đồng chí Trần Phú - người con ưu tú của quê hương Hà Tĩnh khởi thảo đã để lại những giá trị to lớn cả về lý luận và thực tiễn đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam từ những năm ba mươi xuyên suốt đến hôm nay.
Các hoạt động gặp mặt, giáo dục lý luận chính trị cho các tân binh Hà Tĩnh góp phần động viên, trang bị thêm kiến thức để tân binh vững tâm lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
Sáng 18-1, tại xã Tân Thái (Đại Từ), Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Thái Nguyên và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tổ chức Lễ khởi công công trình tu bổ, tôn tạo Di tích lịch sử Quốc gia Địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng.
Cách đây tròn 45 năm (7/1/1979 - 7/1/2024), hơn 11 nghìn người con Hà Tĩnh đã lên đường cùng quân và dân cả nước tiến hành thắng lợi cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và cùng quân dân Campuchia chiến thắng chế độ diệt chủng.
Hơn 30 năm hoạt động cách mạng, trải qua nhiều cương vị khác nhau nhưng ở bất cứ cương vị nào, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh luôn đặt lợi ích của Đảng, của Tổ quốc và Nhân dân lên trên hết, quyết tâm suốt đời phấn đấu, hy sinh cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.
Tình hữu nghị Việt Nam - Liên Xô (Việt - Xô) là mối tình đồng chí, mối tình quốc tế vô sản cao cả, trong sáng, có được từ lý tưởng chiến đấu với mục tiêu giải phóng dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Từ khi ra đời cho đến nay, trải qua bao cam go, thử thách, Đảng đều vượt qua và giành thắng lợi bởi có được sự đoàn kết thống nhất trong Đảng. Đó là cội nguồn tạo nên sức mạnh, là nhân tố để phát huy cao độ trí tuệ và năng lực sáng tạo của đội ngũ cán bộ, đảng viên, là cốt lõi cho niềm tin và hạt nhân để đoàn kết toàn dân tộc.
Hàng nghìn hiện vật, tư liệu được sưu tầm, gìn giữ tại Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh (TP Vinh - Nghệ An) và Bảo tàng Hà Tĩnh là những minh chứng lịch sử “kể lại” quá trình đấu tranh cách mạng giành độc lập dân tộc trên quê hương núi Hồng, sông La.
Tại lễ kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, Ban Tổ chức đã trao 28 Giải Báo chí Trần Phú; 26 Giải Báo chí viết về gương người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước và xây dựng nông thôn mới tỉnh Hà Tĩnh.
75 năm qua, tư tưởng thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được Đảng và Nhân dân ta vận dụng sáng tạo trong từng giai đoạn cách mạng. Các phong trào thi đua đã động viên các tầng lớp nhân dân vượt qua gian nan, thử thách và trở thành động lực to lớn, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có sức lôi cuốn, động viên, hiệu triệu toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí tự lực, tự cường, vượt qua mọi hy sinh, gian khổ, lập nên những chiến công hiển hách và thành tích to lớn trong sự nghiệp cách mạng nước ta.
Con đường giải phóng dân tộc khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp được Nguyễn Ái Quốc tìm ra đã gắn liền giải phóng dân tộc với giải phóng ách áp bức, bóc lột, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho Nhân dân.
Có lẽ người viết về Bác Hồ nhiều nhất và thành công nhất, sau nhà thơ Tố Hữu là nhà thơ Chế Lan Viên. Nhiều thế hệ học sinh đã biết đến tên tuổi ông qua bài thơ “Người đi tìm hình của nước”.
Cuộc đời và hoạt động của Các Mác đã đi vào lịch sử nhân loại với vị trí nổi bật trong hàng ngũ những vĩ nhân, đúng như Ăng-ghen nói: “Tên tuổi Người, sự nghiệp của Người sống mãi nghìn thu!”.
Năm nay đã gần 80 tuổi nhưng dòng ký ức của những ngày đấu tranh ngoan cường khi còn là lính biệt động Sài Gòn, rồi bị địch bắt giam ở nhà tù Phú Quốc vẫn vẹn nguyên trong trái tim người cựu binh Bùi Văn Đối (xã Hồng Lộc, Lộc Hà, Hà Tĩnh).
Diễn đàn "Hà Huy Tập - người cộng sản kiên trung” là hoạt động trọng tâm của tuổi trẻ huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) hướng tới kỷ niệm 117 năm ngày sinh của Tổng Bí thư Hà Huy Tập.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Điều hết sức quan trọng là phải luôn luôn kiên định và vững vàng trên nền tảng tư tưởng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin - học thuyết khoa học và cách mạng của giai cấp công nhân và quần chúng lao động".
Trong nắng ấm của những ngày tháng 3, hòa cùng dòng người đến thăm Di tích Quốc gia đặc biệt - Nhà tù Sơn La, chúng tôi lại trào dâng biết bao cảm xúc khi chứng kiến những chứng tích lịch sử minh chứng cho một thời kỳ đấu tranh cách mạng hào hùng, tinh thần bất khuất của những người cộng sản kiên trung.
Mỗi dịp tết đến, xuân về, chính quyền, các đoàn thể và người dân Hà Tĩnh lại hành hương về các địa chỉ đỏ, dâng hương lên mộ các anh hùng liệt sỹ, các vị tiền bối cách mạng để tri ân thế hệ đi trước đã cống hiến, dựng xây nên những mùa xuân vinh quang của dân tộc.
Phơ-ri-đơ-rích Ăng-ghen (Friedrich Engels) là nhà lý luận chính trị, là một triết gia và nhà khoa học người Đức thế kỷ XIX, người cùng với Các Mác (Karl Marx) đã sáng lập học thuyết khoa học, cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên thế giới.
30 năm hình thành và phát triển, Hội Nhà báo Hà Tĩnh đã có nhiều đóng góp quan trọng vào sự nghiệp báo chí cách mạng Việt Nam, đặc biệt là luôn làm tốt công tác bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà báo trong tác nghiệp; bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, giúp hội viên thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm của mình.
Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại mở ra kỷ nguyên mới cho nhân loại bước vào thời đại độc lập dân tộc và CNXH. Với Việt Nam, Cách mạng tháng Mười Nga là ngọn đuốc soi đường đi đến thắng lợi.
Học tập, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào sự nghiệp đổi mới có nhiều nội dung, quan trọng và cốt lõi nhất là cán bộ. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”; các tiêu chí cán bộ của Hồ Chí Minh rõ ràng, đầy đủ, sâu sắc, mang tính triết lý, có giá trị lớn trong sự nghiệp đổi mới hiện nay.
Sinh vào năm 1975 - mốc son đặc biệt của dân tộc, nhiều người Hà Tĩnh dù bất cứ ở đâu hay làm gì, vẫn luôn cảm thấy tự hào, coi đó là động lực để phấn đấu trưởng thành và cống hiến.
Ngày 6/9/1931, sau một thời gian bị tù đày, tra tấn dã man trong nhà tù thực dân Pháp, người cộng sản kiên trung Trần Phú đã trút hơi thở cuối cùng. Hơn 6 năm hoạt động yêu nước và cách mạng, đảm trách cương vị Tổng Bí thư ở thời điểm cách mạng sôi sục, bị kẻ thù khủng bố điên cuồng, đồng chí hy sinh khi mới tròn 27 tuổi.
Bên những địa danh nhuốm màu thời gian, vẫn thấy đâu đây Tân Trào của những ngày đầu cách mạng, nơi đã chứng kiến và ghi lại biết bao sự kiện lịch sử vàng son của những ngày đầu thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Đã có lúc tôi đứng nhìn ánh mắt lấp lánh của cha, khi ông ngước nhìn lá quốc kỳ và búa liềm vừa kéo lên trước sân nhà mỗi dịp Quốc khánh hay tết đến, xuân về. Những lúc đó, tôi lại tự hỏi: “Phải chăng đó là ánh sáng vĩnh cửu trong tim cha?”.
Truông Gió (xã Hồng Lộc, Lộc Hà, Hà Tĩnh) trong những ngày mùa thu lịch sử như trở nên tĩnh lặng hơn. Từ đâu đó, trong vi vu tiếng gió luồn qua eo núi Động Hàn là âm hưởng tiếng trống Xô Viết. Vọng về từ Truông Gió là hình ảnh đấu tranh mạnh mẽ, sôi nổi của nhân dân ta những năm 1930 -1931…
Thật hữu duyên khi trong những ngày mùa thu tháng Tám lịch sử này, từ Hà Tĩnh, tôi có dịp trở lại Thủ đô Hà Nội. Trong hương sắc mùa thu, trong dịu dàng đất trời, giữa Quảng trường Ba Đình rực nắng, xúc cảm về mùa thu cách mạng hào hùng của dân tộc lại trở về thật sâu đậm.