Cái bắt tay sau chúc rượu mùa dịch Covid-19, có nên không?

(Baohatinh.vn) - Uống rượu/bắt tay - chuyện tuy nhỏ nhưng đằng sau đó là câu chuyện lớn hơn giữa cái hay và không hay của một thói quen khi dịch Covid- 19 đang diễn biến phức tạp.

Không biết tự khi nào, sau chúc nhau chén rượu, người Việt thường bắt tay nhau. Người mời bắt tay khắp lượt quý khách sau mỗi một chén. Có người bắt nhẹ nhàng lịch sự để tỏ lòng cảm ơn; có người nắm chặt tay, đôi khi ôm vai bá cổ.

Cái bắt tay sau chúc rượu mùa dịch Covid-19, có nên không?

Có người bắt tay nhẹ nhàng lịch sự để tỏ lòng cảm ơn; có người nắm chặt tay, đôi khi ôm vai bá cổ. Ảnh minh họa từ Internet

Nếu một người đi chúc rượu khắp lượt khoảng vài ba trăm người trong một cuộc gặp thì về mặt lý thuyết, một cái tay đã giúp rất nhiều người gián tiếp tiếp xúc vào nhau.

Còn nếu nhiều người cùng bắt tay nhau, thì số lượt tiếp xúc không thể kể hết. Và tất nhiên, nếu một trong những người tham gia có mầm bệnh, thì nguy cơ lây nhiễm chéo sẽ thật kinh khủng!

Tôi đã từng đọc một tài liệu có chỉ ra rằng, sau những cái bắt tay người ta vô tình đã trao/nhận hàng triệu con vi trùng, vi rút cho nhau. Một số nơi trên thế giới, người ta có thói quen rút mùi soa lau ngay sau mỗi lần bắt tay người khác là lẽ như vậy.

Cái bắt tay sau chúc rượu mùa dịch Covid-19, có nên không?

Sau những cái bắt tay người ta vô tình đã trao/nhận hàng triệu con vi trùng, vi rút cho nhau. Ảnh minh họa từ Internet

Tôi đã từng được đến một số quốc gia, được bạn bè ngoại quốc mời uống bia, rượu. Có thể thấy rằng “văn hóa uống” khác rất nhiều với xứ mình. Một là người ta uống ít, hai là không ép nhau, ba là uống xong thường chỉ chắp tay vái nhẹ và gật đầu cảm ơn rất tình cảm, lịch sự.

Có nơi, mỗi người cầm cốc bia của mình cùng gõ nhẹ vào cạnh tấm kính tròn xoay để thức ăn trên bàn và đồng thanh chúc nhau sức khoẻ với sự thân tình, vui vẻ và tuyệt nhiên không hô hét như ở ta...

Trong mùa dịch, tản mạn đôi điều về chuyện uống rượu/bắt tay. Chuyện tuy nhỏ nhưng đằng sau đó, thật tâm muốn đề cập đến câu chuyện lớn hơn giữa cái hay và không hay của một thói quen khi dịch Covid - 19 đang diễn biến phức tạp.

Trong thời cổ đại, nhiều đại dịch đã từng xoá sổ cả một quốc gia. Con siêu vi không nhìn thấy bằng mắt thường nhưng nó kinh khủng hơn cả bom nguyên tử. Do đó, không thể chủ quan xem thường!

Chủ đề Sức khỏe cộng đồng

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 11, sóng biển cao 2,0-4,0m.
Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết xuất hiện quanh năm, đặc biệt là thời điểm giao mùa gây cảm giác rất khó chịu cho người bệnh. Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?
Chế độ ăn cho người bệnh suy giáp bẩm sinh

Chế độ ăn cho người bệnh suy giáp bẩm sinh

Với bệnh nhân suy giáp bẩm sinh, ngoài việc tuân thủ dùng thuốc theo phác đồ điều trị, chế độ dinh dưỡng cũng đóng một vai trò quan trọng đối với chức năng tuyến giáp, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tin mới nhất về cơn bão Toraji

Tin mới nhất về cơn bão Toraji

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, từ 72 đến 120 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, sau có khả năng đổi hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 5-10km.
Biển Đông sắp xuất hiện cơn bão mới

Biển Đông sắp xuất hiện cơn bão mới

Theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, do tác động của Toraji, từ đêm 10/11, vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-10, giật cấp 12.
Yoga chệch chuẩn

Yoga chệch chuẩn

Mỗi người tập luyện yoga cần tìm hiểu, tuân thủ các quy tắc sinh hoạt cộng đồng, quy tắc đảm bảo ANTT nơi công cộng để hình ảnh vốn rất đẹp đẽ của yoga không bị méo mó.
Tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe

Tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe

Việc ngủ đủ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm giúp hỗ trợ não bộ, tim mạch, hệ miễn dịch, làn da khỏe mạnh... Và tư thế bạn ngủ cũng rất quan trọng. Vậy đâu là tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe?