Chính phủ Hà Lan sụp đổ do bất đồng về chính sách với người di cư

Thủ tướng Mark Rutte, vị lãnh đạo cầm quyền lâu nhất ở Hà Lan, thông báo chính phủ sẽ giải tán sau khi 4 đảng trong liên minh cầm quyền không thể đi đến thỏa thuận sau những ngày đàm phán căng thẳng.

Chính phủ Hà Lan sụp đổ do bất đồng về chính sách với người di cư

Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte. (Ảnh: Ngọc Biên/TTXVN)

Ngày 7/7, Chính phủ liên minh của Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte đã sụp đổ do bất đồng không thể vượt qua về cách giải quyết vấn đề người di cư. Dự kiến, cuộc tổng tuyển cử sẽ được tổ chức vào tháng 11 tới.

Ông Rutte, 56 tuổi, vị lãnh đạo cầm quyền lâu nhất tại Hà Lan và một trong những chính khách kỳ cựu nhất của châu Âu, thông báo 4 đảng trong liên minh cầm quyền đã không thể đi đến thỏa thuận sau những ngày đàm phán căng thẳng.

Phát biểu tại cuộc họp báo sau khi các cuộc đàm phán đổ bể, Chủ tịch đảng Tự do (VVD) trung hữu thừa nhận: “Các đối tác trong liên minh cầm quyền có những quan điểm rất khác biệt về chính sách di cư… Chúng tôi đã kết luận rằng không thể vượt qua được những khác biệt. Vì vậy, tôi sẽ sớm trình đơn từ chức lên nhà Vua.”

Cùng ngày, Chính phủ Hà Lan xác nhận Thủ tướng Rutte đã trình đơn từ chức và sẽ đến tiếp kiến nhà Vua Willem-Alexander trong ngày 8/7.

Ủy ban Bầu cử Hà Lan cho biết cuộc bầu cử mới dự kiến sẽ được tổ chức sớm nhất vào giữa tháng 11 tới. Ông Rutte sẽ điều hành một chính phủ tạm quyền cho tới khi bầu cử diễn ra.

Liên minh cầm quyền hiện nay là liên minh thứ 4 do ông Rutte lãnh đạo kể từ khi nhậm chức lần đầu vào năm 2010.

Tuy nhiên, liên minh này chỉ mới lên nắm quyền từ tháng 1/2022, sau thời gian đàm phán kỷ lục là 271 ngày và vẫn chia rẽ sâu sắc trong nhiều vấn đề.

Các đảng đã bất đồng về kế hoạch của ông Rutte siết chặt các biện pháp hạn chế đoàn tụ gia đình của người xin tị nạn, biện pháp vốn nhằm hạn chế số người di cư sau vụ bê bối hồi năm ngoái liên quan đến các trung tâm tị nạn quá tải khiến một em nhỏ thiệt mạng và hàng trăm người phải ngủ ngoài trời.

Hà Lan là một trong những nước châu Âu có chính sách nhập cư khó khăn nhất nhưng dưới áp lực của các đảng cánh hữu, ông Rutte trong nhiều tháng đã cố gắng tìm cách giảm hơn nữa dòng người xin tị nạn.

Đơn xin tị nạn ở Hà Lan đã tăng 1/3 vào năm ngoái lên hơn 46.000 và chính phủ dự báo con số này có thể tăng lên hơn 70.000 trong năm nay, vượt qua mức cao nhất trước đó được ghi nhận vào năm 2015.

Hiện người Hà Lan phải đối mặt với một trong những chiến dịch tranh cử chia rẽ nhất trong nhiều năm trở lại đây.

Đảng mới Phong trào Công dân - Nông dân (BBB), do những người nông dân phản đối các quy định môi trường của chính phủ đứng đầu, sẽ tìm cách lặp lại thành công như trong cuộc bầu cử Thượng viện đầu năm nay.

Chủ tịch đảng này, bà Caroline van der Plas đã từ chối tham gia liên minh với ông Rutte và không loại trừ khả năng đứng ra nhận chức Thủ tướng nếu đảng của bà giành nhiều ghế nhất trong cuộc tổng tuyển cử tới.

Theo Vietnamplus

Đọc thêm

Israel tuyên bố "không ngừng bắn" ở Liban

Israel tuyên bố "không ngừng bắn" ở Liban

Ngày 12/11, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Israel Katz cho biết nước này sẽ tiếp tục dồn toàn lực tấn công phong trào Hezbollah tại Liban và sẽ không có lệnh ngừng bắn.
Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump vượt mốc 270 phiếu đại cử tri cần thiết

Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump vượt mốc 270 phiếu đại cử tri cần thiết

Trưa 6/11 theo giờ Việt Nam, sắc đỏ (biểu tượng của đảng Cộng hòa) đã thống trị trên bản đồ bầu cử Mỹ khi ứng cử viên tổng thống Donald Trump giành chiến thắng thuyết phục trước Phó Tổng thống Kamala Harris của đảng Dân chủ tại hầu hết các bang chiến địa.
Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump tạm dẫn trước bà Harris

Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump tạm dẫn trước bà Harris

Theo hãng tin Reuters, tính đến 9 giờ sáng 6/11 theo giờ Việt Nam, kết quả kiểm phiếu sơ bộ cho thấy ứng cử viên Donald Trump của đảng Cộng hòa đang nới rộng khoảng cách với 154 phiếu đại cử tri, so với 30 phiếu đại cử tri dành cho bà Kamala Harris.
Bầu cử Mỹ 2024: Sự bình lặng trước 'cơn bão'?

Bầu cử Mỹ 2024: Sự bình lặng trước 'cơn bão'?

Thủ đô của Mỹ đang trải qua không khí bình lặng nhưng đầy căng thẳng với các biện pháp an ninh chặt chẽ nhằm phòng ngừa bạo loạn trước thềm cuộc bầu cử Mỹ. Những ký ức từ cuộc bạo loạn tại toà nhà Quốc hội vào ngày 6/1/2021 vẫn ám ảnh người dân, khiến nhiều cư dân chuẩn bị sẵn sàng cho các tình huống xấu nhất.