Được triển khai sưu tầm trong suốt khoảng 10 năm, các phiên bản mộc bản, bản rập mộc bản trên giấy dó đã lưu lại những tư liệu quý về Đại thi hào Nguyễn Du trong suốt 18 năm làm quan dưới triều Nguyễn
Nghĩ về đất nước Việt Nam yêu quý, hẳn là không ai không tự hào về truyền thống hào hùng, bất khuất chống ngoại xâm cùng với truyền thống “vốn xưng nền văn hiến đã lâu” của đất nước. Trong nền văn hiến ấy có văn chương với những tên tuổi thăng hoa tới độ diệu kỳ, đặc biệt như Nguyễn Du đã trở thành đại thi hào.
Bác Hồ là người đầu tiên và rất thành công trong việc “lẩy Kiều”, “tập Kiều”, “phỏng Kiều” để tiếp đón, chào mừng, đưa tiễn các nguyên thủ quốc gia, khách quốc tế.
Lễ giỗ Đại thi hào Nguyễn Du là dịp để cán bộ, Nhân dân Hà Tĩnh, du khách trong và ngoài nước tôn vinh những giá trị mà Danh nhân Văn hóa thế giới - Đại thi hào Nguyễn Du để lại cho dân tộc, cho nhân loại.
Lễ giỗ lần thứ 200 năm của Đại thi hào dân tộc - Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Du diễn ra trọng thể, trang nghiêm tại Khu lưu niệm Nguyễn Du ở thị trấn Tiên Điền, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh).
Sáng nay (26/9, tức 10/8 AL) - đúng ngày giỗ lần thứ 200 của cụ Nguyễn Du, du khách thập phương đã về với quê hương Tiên Điền, Nghi Xuân (Hà Tĩnh) để dâng hương tưởng nhớ Đại thi hào và tham quan Khu lưu niệm Nguyễn Du.
Trong dòng chảy văn hiến Việt Nam, Hà Tĩnh là vùng đất nổi danh bởi những dấu ấn riêng biệt - đặc biệt về văn hóa. Đó cũng chính là nền tảng tinh thần, động lực để tỉnh vươn tới giàu mạnh, văn minh, vững bước trên chặng đường mới, xứng đáng với công lao của các thế hệ tiền nhân.
Phần I của bộ phim tài liệu nghệ thuật “Đại thi hào Nguyễn Du” gồm 2 tập, kể về quãng đời của của cụ Nguyễn Du từ lúc sinh ra, về quê cha Tiên Điền - Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đến thời điểm xảy ra biến cố gia đình.
Ban Tổ chức Giải thưởng Văn học Nghệ thuật (VHNT) Nguyễn Du lần thứ VII, Cuộc thi “Bạn đọc thuộc Kiều” và Cuộc thi “Viết văn tế Đại thi hào Nguyễn Du” tỉnh Hà Tĩnh vừa trao các giải cho các tác giả.
Tại Nghi Xuân (Hà Tĩnh), Ban Tổ chức Giải thưởng Văn học Nghệ thuật (VHNT) Nguyễn Du lần thứ VII, Cuộc thi “Bạn đọc thuộc Kiều” và Cuộc thi “Viết văn tế Đại thi hào Nguyễn Du” vừa trao nhiều giải cho các tác giả.
Dòng họ của Nguyễn Du (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã sản sinh, trao truyền được nhiều giá trị văn hóa tiêu biểu, đóng góp xứng đáng vào hệ thống di sản văn hóa của đất nước.
Hội thảo khoa học “Tiếng Việt trong Truyện Kiều” tổ chức tại Hà Tĩnh thể hiện tiếng nói tri ân Đại thi hào Nguyễn Du - người làm vinh quang văn chương Việt, ngôn ngữ Việt.
Chương trình Lễ kỷ niệm 255 năm ngày sinh, tưởng niệm 200 năm ngày mất Đại thi hào Nguyễn Du và chương trình nghệ thuật “Nguyễn Du, trăm năm trong cõi…” do UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức đã được tổng duyệt lần cuối trước khi chính thức công diễn vào tối 26/9.
Cô giáo Trần Thị Xuân Thu dạy môn Hóa - Sinh (Trường THCS Nguyễn Trãi, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã học thuộc trọn vẹn 3.254 câu trong tác phẩm Truyện Kiều và trao truyền, lan tỏa tình yêu những câu Kiều đến các thành viên trong gia đình.
Một báo cáo khoa học (chuyên về ngôn ngữ Truyện Kiều) không thể bao quát được nhiều vấn đề. Chỉ riêng một mảng rất thú vị là thành ngữ thôi cũng đã có 445 đơn vị. Xin miêu tả, phân tích hai từ là " đoạn trường" và " hoa" , nhằm chỉ ra phần đóng góp thực sự của Nguyễn Du trong lĩnh vực sáng tạo từ ngữ.
Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh tổ chức triển lãm trưng bày 150 bức tranh Truyện Kiều dưới góc nhìn minh triết Việt, 40 bức tranh sơn dầu khổ lớn, 500 ấn phẩm Truyện Kiều qua các thời kỳ và di sản văn chương Đại thi hào Nguyễn Du.
Với hầu hết chúng ta, bắt đầu nhận biết về phong cảnh quê hương từ trong ra: nhà mình, ngõ mình, rồi lan ra làng xã. Ngược lại, Nguyễn Du lại cảm nhận hình ảnh quê hương bắt đầu từ ngoài vào bởi dù quê Tiên Điền nhưng ông sinh ra ở Thăng Long, đến năm lên sáu mới lần đầu về thăm quê.
Diễn biến tâm lý các nhân vật trong vở diễn “Hoạn Thư ghen” được khai thác đa chiều, thổi cảm xúc đương đại vào câu chuyện của hơn 2 thế kỷ trước. Vở kịch được công diễn 2 đêm liên tiếp tại Nhà văn hóa TP Hà Tĩnh và huyện Nghi Xuân.
Trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 255 năm ngày sinh, tưởng niệm 200 năm ngày mất Đại thi hào Nguyễn Du, huyện Nghi Xuân, Tỉnh đoàn Hà Tĩnh đã tổ chức lễ dâng hương và công chiếu phần 1 bộ phim tài liệu nghệ thuật “Đại thi hào Nguyễn Du”.
Ở Khu Lưu niệm Nguyễn Du (Nghi Xuân, Hà Tĩnh), ông Hồ Bách Khoa được biết đến là người say mê sưu tầm, nghiên cứu những giá trị di sản Truyện Kiều và Nguyễn Du.
Những ngày này, người dân Hà Tĩnh hết sức háo hức đón chờ chuỗi các hoạt động kỷ niệm 255 năm ngày sinh, tưởng niệm 200 năm ngày mất Đại thi hào Nguyễn Du.
Đường phố thị trấn Tiên Điền (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) và Khu di tích Nguyễn Du đã được trang hoàng lộng lẫy để chào đón du khách đến với các sự kiện kỷ niệm 255 năm ngày sinh, tưởng niệm 200 năm ngày mất Đại thi hào Nguyễn Du.
Điều khác biệt của Đại thi hào quê Hà Tĩnh - Nguyễn Du với các nhà tư tưởng, các bậc thức giả đương thời là ông đã đề cao chữ Tâm, đánh giá nó gấp ba lần chữ Tài.
Bằng niềm đam mê trò Kiều, bằng tình yêu dành cho Truyện Kiều và Nguyễn Du, các nghệ nhân Hà Tĩnh đã và đang giúp tiếng Kiều vọng mãi trên quê hương Đại thi hào.
Không chỉ sôi nổi trong thời điểm sắp diễn ra sự kiện về Nguyễn Du, những năm gần đây, các trường học trên địa bàn Hà Tĩnh, nhất là ở huyện Nghi Xuân, thường xuyên tổ chức nhiều hoạt động gắn với tìm hiểu về Nguyễn Du và Truyện Kiều.
Các hoạt động kỷ niệm 255 năm ngày sinh, tưởng niệm 200 năm ngày mất Đại thi hào Nguyễn Du phải được các cấp, ngành ở Hà Tĩnh tổ chức trang trọng, ý nghĩa và lan tỏa.
Với 7 sự kiện quan trọng nổi bật và nhiều hoạt động bên lề, tuần lễ kỷ niệm 255 năm ngày sinh, tưởng niệm 200 năm ngày mất Đại thi hào Nguyễn Du diễn ra tại Hà Tĩnh từ 23-26/9 tới, hứa hẹn sẽ tạo ra một tuần lễ văn hóa hấp dẫn và nhiều ý nghĩa…
Kết hợp nét vẽ cổ điển với màu sắc hiện đại, bộ tranh minh họa Truyện Kiều của nữ họa sỹ Hà Tĩnh Phạm Đức Hạnh đã thổi luồng gió mới cho kiệt tác của Đại thi hào Nguyễn Du.