Chính trị

Phát huy truyền thống văn hóa quê hương, Hà Tĩnh vươn tới giàu mạnh, văn minh, vững bước trên chặng đường mới

Trong dòng chảy văn hiến Việt Nam, Hà Tĩnh là vùng đất nổi danh bởi những dấu ấn riêng biệt - đặc biệt về văn hóa. Đó cũng chính là nền tảng tinh thần, động lực để tỉnh vươn tới giàu mạnh, văn minh, vững bước trên chặng đường mới, xứng đáng với công lao của các thế hệ tiền nhân.

Phát huy truyền thống văn hóa quê hương, Hà Tĩnh vươn tới giàu mạnh, văn minh, vững bước trên chặng đường mới

Phát huy truyền thống văn hóa quê hương, Hà Tĩnh vươn tới giàu mạnh, văn minh, vững bước trên chặng đường mới

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các đồng chí lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, tỉnh Hà Tĩnh thăm Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du (Tiên Điền, Nghi Xuân). Ảnh tư liệu

Gần 190 năm trở thành đơn vị hành chính trên bản đồ đất nước (từ thời điểm vua Minh Mệnh lập tỉnh năm 1831), tuy là tỉnh nhỏ nhưng Hà Tĩnh đã đóng góp to lớn vào công cuộc dựng nước, giữ nước của dân tộc. Suốt chiều dài lịch sử, cư dân Hà Tĩnh nối tiếp nhau sáng tạo nên những câu hò, điệu ví, làn điệu ca trù bay bổng, đằm sâu, những tác phẩm văn học mang hơi thở thời đại, có giá trị cho muôn đời sau. Nhiều miền đất mang trong mình tiềm năng sáng tạo văn hóa như: Cổ Đạm, Tiên Điền (Nghi Xuân), Trường Lưu (Can Lộc), Đan Du (Kỳ Anh), Thạch Khê (Thạch Hà), Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên)… Ví, giặm Nghệ Tĩnh, ca trù Cổ Đạm đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; Mộc bản trường học Phúc Giang, Hoàng Hoa sứ trình đồ của dòng họ Nguyễn Huy (Trường Lưu - Can Lộc) đã được công nhận là di sản tư liệu thuộc Chương trình ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Phát huy truyền thống văn hóa quê hương, Hà Tĩnh vươn tới giàu mạnh, văn minh, vững bước trên chặng đường mới

Phát huy truyền thống văn hóa quê hương, Hà Tĩnh vươn tới giàu mạnh, văn minh, vững bước trên chặng đường mới

Ca trù Cổ Đạm...

Phát huy truyền thống văn hóa quê hương, Hà Tĩnh vươn tới giàu mạnh, văn minh, vững bước trên chặng đường mới

... và dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Ảnh: Huy Tùng

Phát huy truyền thống văn hóa quê hương, Hà Tĩnh vươn tới giàu mạnh, văn minh, vững bước trên chặng đường mới

Mộc bản Trường học Phúc Giang...

Phát huy truyền thống văn hóa quê hương, Hà Tĩnh vươn tới giàu mạnh, văn minh, vững bước trên chặng đường mới

... và Hoàng Hoa sứ trình đồ được công nhận là di sản tư liệu thuộc Chương trình ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ảnh: Phan Trung Hiếu

Hiếm có nơi nào như Hà Tĩnh, mặc dù vất vả, gian lao, con người nơi đây vẫn say mê những trang sách, ham học hỏi, coi trọng văn chương, khoa bảng. Đời này nối đời khác, các thế hệ cháu con noi gương cha ông theo đòi sự học. Từ trong các làng quê nghèo đã xuất hiện những dòng họ khoa bảng nổi tiếng khắp cả nước như: Nguyễn Khắc, Đinh Nho (Hương Sơn); Phan Tùng Mai (Đức Thọ); Nguyễn Huy (Can Lộc); Phạm Vũ (Thạch Hà); Phan Huy (Lộc Hà); Nguyễn - Tiên Điền (Nghi Xuân)…

Phát huy truyền thống văn hóa quê hương, Hà Tĩnh vươn tới giàu mạnh, văn minh, vững bước trên chặng đường mới

Đền thờ Uy Viễn Tướng Công Nguyễn Công Trứ ở Nghi Xuân. Ảnh: Huy Tùng

Từ dòng mạch mát lành của những dòng họ, nhiều tên tuổi đã “tỏa nắng vàng lịch sử”: Nguyễn Công Trứ khí phách hiên ngang như bóng tùng, bóng bách trên non cao Ngàn Hống; Nguyễn Thiếp giỏi lý học; đại danh y Lê Hữu Trác nhân từ; Sử Hy Nhan, Nguyễn Nghiễm, Phan Huy Ích tinh thông sử học; Bùi Cầm Hổ có tài kinh bang tế thế; Đặng Dung, Nguyễn Biểu, Phan Đình Phùng với khí tiết xả thân vì dân tộc; Nguyễn Huy Oánh, Bùi Dương Lịch - những nhà giáo, nhà nghiên cứu văn hóa xuất sắc...

Thế kỷ XX, nhiều tên tuổi chói sáng trên các lĩnh vực chính trị, khoa học, nghệ thuật, như: Trần Phú, Hà Huy Tập, Hoàng Xuân Hãn, Lê Văn Thiêm, Nguyễn Khắc Viện, Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Đổng Chi, Võ Liêm Sơn, Nguyễn Phan Chánh... Chính những tấm gương này đã bồi đắp nên truyền thống văn hóa của người Hà Tĩnh. Trong số những danh nhân, hiền tài của Hà Tĩnh, Đại thi hào Nguyễn Du nổi lên với kiệt tác Truyện Kiều nổi tiếng thế giới.

Phát huy truyền thống văn hóa quê hương, Hà Tĩnh vươn tới giàu mạnh, văn minh, vững bước trên chặng đường mới

Nguyễn Du, tự Tố Như, hiệu Thanh Hiên, sinh năm 1765, tại phường Bích Câu - Thăng Long, nơi Xuân Quận công Nguyễn Nghiễm - cha cụ Nguyễn Du làm quan. Mãi đến năm 6 tuổi (1771), cụ mới trở về quê hương Tiên Điền, Nghi Xuân. Kỷ niệm ấy trở thành dấu ấn đặc biệt trong cuộc đời cụ. Trong những năm tháng tràn trề của tuổi thanh xuân, nhất là sau “mười năm gió bụi” ở Thái Bình, quê hương Hà Tĩnh, nơi có 99 đỉnh non Hồng hùng vĩ và con sông Lam hiền hòa, trong xanh đã trở thành bến đỗ bình yên cho cuộc đời cụ Nguyễn Du. Cụ từng thốt lên: “Lam thủy Hồng sơn vô hạn thắng!” (Núi Hồng, sông Lam cảnh đẹp vô cùng!). Dù từng sống ở kinh đô Thăng Long, kinh thành Huế, Thái Bình, Thái Nguyên, Bắc Ninh hay trên dặm đường dài đi sứ Trung Quốc, nhưng Hà Tĩnh đã ảnh hưởng nhiều nhất đến cuộc đời cũng như văn chương của cụ. Truyện Kiều là đỉnh cao nghệ thuật của văn chương Việt Nam ở thế kỷ XIX, nâng thể thơ lục bát lên một tầm cao mới. Những gì mà Truyện Kiều để lại còn nguyên giá trị cho đến hôm nay và cả mai sau.

Phát huy truyền thống văn hóa quê hương, Hà Tĩnh vươn tới giàu mạnh, văn minh, vững bước trên chặng đường mới

Truyện Kiều - Nguyễn Du

Năm 2020, sau 200 năm ngày cụ Nguyễn Du đi xa, không đợi đến “300 năm lẻ nữa”, cả đất nước, quê hương và thế giới đã ngưỡng vọng Đại thi hào. Hà Tĩnh - quê hương cụ Nguyễn đã có nhiều thay đổi lớn lao. Những gì thi nhân khao khát, mơ ước về quyền sống, quyền được hưởng hạnh phúc của con người đã trở thành hiện thực tươi sáng.

Phát huy truyền thống văn hóa quê hương, Hà Tĩnh vươn tới giàu mạnh, văn minh, vững bước trên chặng đường mới

Toàn cảnh Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du (thị trấn Tiên Điền, huyện Nghi Xuân). Ảnh: Thành Nam

Phát huy truyền thống văn hóa quê hương, Hà Tĩnh vươn tới giàu mạnh, văn minh, vững bước trên chặng đường mới

Phát huy truyền thống văn hóa và cách mạng của quê hương, được sự quan tâm của Trung ương, Đảng bộ và Nhân dân Hà Tĩnh đã tận dụng cơ hội, tạo ra những thay đổi mạnh mẽ, làm ngời sáng diện mạo quê hương. Nhiệm kỳ 2015 - 2020, mặc dù xảy ra sự cố môi trường biển, hạn hán, lũ lụt, cháy rừng, gần đây là đại dịch Covid-19, song, bằng bản lĩnh và khí phách của mình, Hà Tĩnh tiếp tục vượt qua mọi khó khăn, thách thức, đạt nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực. Chất lượng tăng trưởng từng bước được nâng lên. Quy mô nền kinh tế gấp 1,6 lần so với năm 2015. Thu ngân sách đạt trung bình khá, xếp thứ 21 cả nước. GRDP bình quân đầu người trên 70 triệu đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt 36 triệu đồng/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng nông nghiệp còn 12,2%, công nghiệp - xây dựng 45,5%, dịch vụ 42,3%.

Phát huy truyền thống văn hóa quê hương, Hà Tĩnh vươn tới giàu mạnh, văn minh, vững bước trên chặng đường mới

Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn kiểm tra sản xuất tại Can Lộc. Ảnh: Thanh Hoài

Phát huy truyền thống văn hóa quê hương, Hà Tĩnh vươn tới giàu mạnh, văn minh, vững bước trên chặng đường mới

Cánh đồng mẫu lớn ở Cẩm Bình (Cẩm Xuyên). Ảnh: Khôi Nguyễn

Nhờ sự đồng thuận giữa ý Đảng, lòng dân, bộ mặt nông thôn, thành thị đã mang một diện mạo mới. Những thửa ruộng manh mún đã thành những cánh đồng thẳng cánh cò bay, thuận lợi cho ứng dụng KHKT vào sản xuất.

Phát huy truyền thống văn hóa quê hương, Hà Tĩnh vươn tới giàu mạnh, văn minh, vững bước trên chặng đường mới

Nhiều khu đô thị cao tầng hiện đại, phố phường sầm uất. Những thôn, xóm, tổ dân phố nghèo nàn, lạc hậu nay đã trù phú, nhà cửa khang trang, đường nhựa, đường bê tông sạch đẹp, đời sống của người dân no ấm, hạnh phúc, vui tươi. Với sự chỉ đạo quyết liệt, sâu sát và nhiều cơ chế, chính sách linh hoạt, nhiều cách làm sáng tạo, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đã đạt những thành tựu to lớn, nổi bật, làm thay đổi căn bản diện mạo nông thôn. Kết quả xây dựng NTM vượt chỉ tiêu và về đích trước 2 năm so với mục tiêu Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015 - 2020 đề ra. Toàn tỉnh có 86,3% số xã và 4 huyện đạt chuẩn NTM; 15 xã NTM nâng cao; 3 xã đang tích cực để đạt NTM kiểu mẫu; TP Hà Tĩnh, TX Hồng Lĩnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu, vườn mẫu với cách làm sáng tạo, là điển hình được nhân rộng trong cả nước.

Phát huy truyền thống văn hóa quê hương, Hà Tĩnh vươn tới giàu mạnh, văn minh, vững bước trên chặng đường mới

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng và ông Trần Thanh Bình - Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý, Phó Giám đốc Quỹ khuyến học, khuyến tài Nguyễn Du trao bằng khen và học bổng cho học sinh đạt giải nhất kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2019 - 2020. Ảnh: Giang Nam

Các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể được gìn giữ, bồi đắp những giá trị mới, được thế giới biết đến và ghi nhận. Giáo dục Hà Tĩnh luôn nằm tốp dẫn đầu cả nước về số lượng học sinh giỏi quốc gia, quốc tế và thủ khoa đại học. Nhiều em đạt huy chương vàng, huy chương bạc quốc tế đã khắc sâu thêm hình ảnh vùng đất hiếu học và học giỏi. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã có những biến chuyển về chất. Công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân, an sinh xã hội, chính sách đối với người có công, đào tạo nghề, giải quyết việc làm thường xuyên được quan tâm, có những bước phát triển mới. Cải cách hành chính được đẩy mạnh; các chỉ số PCI, PAPI được xếp thứ hạng khá cao trong cả nước.

Phát huy truyền thống văn hóa quê hương, Hà Tĩnh vươn tới giàu mạnh, văn minh, vững bước trên chặng đường mới

Lấy phiếu ý kiến người dân về sáp nhập xã tại thôn Tân Định, xã Đức Yên nay là thị trấn Đức Thọ. Ảnh: Đức Thiện

Cùng với lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị là trung tâm, Đảng bộ đặc biệt quan tâm chăm lo công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh, xem đây là nhiệm vụ then chốt, thường xuyên; thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, khóa XII gắn với học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và các quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là người đứng đầu. Công tác tổ chức, đặc biệt là công tác cán bộ là “then chốt” của nhiệm vụ “then chốt” được thực hiện đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch, tạo được sự đồng thuận và thống nhất cao. Tổ chức bộ máy các cơ quan trong hệ thống chính trị tiếp tục được sắp xếp, kiện toàn, từng bước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Hoàn thành sắp xếp 80 đơn vị hành chính cấp xã, giảm 46 xã. Công tác kiểm tra, giám sát, nội chính và phòng chống tham nhũng được tăng cường. Nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội có nhiều đổi mới.

Phát huy truyền thống văn hóa quê hương, Hà Tĩnh vươn tới giàu mạnh, văn minh, vững bước trên chặng đường mới

Thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội Đảng các cấp, Hà Tĩnh đã hoàn thành đại hội cấp cơ sở và cấp trên cơ sở, đảm bảo đúng quy định, đạt kết quả tốt cả 4 nội dung; đặc biệt nhân sự đại hội cấp huyện có tỷ lệ cấp ủy viên nữ chiếm trên 16%, cấp ủy viên trẻ chiếm 19,7%; 14/17 đảng bộ cấp huyện có nữ trong ban thường vụ; 4/17 đảng bộ có nữ trong thường trực cấp ủy; 100% đảng bộ cấp huyện bầu trực tiếp bí thư tại đại hội.

Phát huy truyền thống văn hóa quê hương, Hà Tĩnh vươn tới giàu mạnh, văn minh, vững bước trên chặng đường mới

100% đảng bộ cấp huyện bầu trực tiếp bí thư tại đại hội. Ảnh: Huy Tùng

Với điểm tựa là truyền thống lịch sử, văn hóa, cách mạng của quê hương, trước những thời cơ mới đang mở ra, trong giai đoạn 2020 - 2025, Hà Tĩnh sẽ khơi dậy khát vọng, ý chí, đổi mới sáng tạo, phát huy giá trị bản sắc văn hóa, con người Hà Tĩnh để thực hiện mục tiêu: Xây dựng Hà Tĩnh trở thành tỉnh có công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ phát triển, hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, văn hóa phát triển, xã hội tiến bộ, QPAN đảm bảo, trở thành một trong những cực phát triển của vùng Bắc Trung Bộ; cải thiện toàn diện đời sống Nhân dân; đến năm 2025, tỉnh đạt chuẩn NTM, thu nhập bình quân đầu người cao hơn bình quân các tỉnh Bắc Trung Bộ, phấn đấu năm 2030 trở thành tỉnh khá của cả nước.

Phát huy truyền thống văn hóa quê hương, Hà Tĩnh vươn tới giàu mạnh, văn minh, vững bước trên chặng đường mới
Phát huy truyền thống văn hóa quê hương, Hà Tĩnh vươn tới giàu mạnh, văn minh, vững bước trên chặng đường mới

Để thực hiện hiệu quả mục tiêu đó, thời gian tới, Hà Tĩnh tập trung thực hiện 7 nhiệm vụ trọng tâm, 5 chương trình trọng điểm, 3 nhiệm vụ đột phá. Xác định 4 trụ cột: công nghiệp chế biến, chế tạo, năng lượng; nông nghiệp; dịch vụ, du lịch; dịch vụ cảng biển và logistics. 3 nền tảng: nguồn lực con người; cơ sở hạ tầng đồng bộ; đổi mới hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách, cải thiện môi trường kinh doanh. 3 đô thị: đô thị xung quanh TP Hà Tĩnh, trong đó TP Hà Tĩnh là hạt nhân và các đô thị vệ tinh; đô thị phía Bắc với hạt nhân là TX Hồng Lĩnh gắn với các thị trấn: Nghi Xuân, Xuân An, Can Lộc, Đức Thọ; đô thị phía Nam với hạt nhân là TX Kỳ Anh gắn với Khu kinh tế Vũng Áng và các vùng phụ cận. Một trung tâm: Khu kinh tế Vũng Áng. 3 hành lang kinh tế: đồng bằng ven biển cùng với quốc lộ 1A và đường ven biển; dọc đường 8 và TX Hồng Lĩnh - Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo kết nối hành lang kinh tế Đông - Tây; trung du và miền núi gắn với đường Hồ Chí Minh.

Phát huy truyền thống văn hóa quê hương, Hà Tĩnh vươn tới giàu mạnh, văn minh, vững bước trên chặng đường mới

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh và đại diện các sở, ngành, địa phương tham dự lễ thông xe cầu Thọ Tường ở Đức Thọ - một trong những công trình trọng điểm chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025 (tháng 8/2020).Ảnh: Thanh Hoài.

Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Tăng cường công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực. Hiện đại hóa nền hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, nâng cao đạo đức công vụ, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, gắn trách nhiệm người đứng đầu; chủ động hội nhập quốc tế; tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi phục vụ người dân và doanh nghiệp. Huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, nhất là hạ tầng giao thông chiến lược, hạ tầng khu kinh tế, hạ tầng số, hạ tầng đô thị, nước sạch. Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng NTM gắn với đô thị văn minh.

Phát huy truyền thống văn hóa quê hương, Hà Tĩnh vươn tới giàu mạnh, văn minh, vững bước trên chặng đường mới

Chú trọng xây dựng và phát triển văn hóa, con người Hà Tĩnh theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Phát huy giá trị văn hóa và khơi dậy ý chí, khát vọng của con người Hà Tĩnh; luôn xác định văn hóa là nền tảng tinh thần, là mục tiêu và động lực của sự phát triển.

Phát huy truyền thống văn hóa quê hương, Hà Tĩnh vươn tới giàu mạnh, văn minh, vững bước trên chặng đường mới

Người dân Hà Tĩnh thường treo cờ chào mừng các ngày lễ trọng của đất nước và tỉnh nhà. Ảnh: Thiên Vỹ.

Đặc biệt quan tâm, chăm lo công tác xây dựng Đảng vững mạnh toàn diện về chính trị, tư tưởng, tổ chức, đạo đức và cán bộ. Kiên trì thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, khóa XII gắn với học tập, làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và các quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là người đứng đầu; chủ động đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong nội bộ; bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Đổi mới mạnh mẽ các khâu trong công tác tổ chức, cán bộ, đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch để xây dựng đội ngũ cán bộ dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm, vì sự phát triển của tỉnh. Tiếp tục sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan trong hệ thống chính trị đảm bảo tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, nội chính và phòng chống tham nhũng; giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; tăng cường, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng với Nhân dân.

Phát huy truyền thống văn hóa quê hương, Hà Tĩnh vươn tới giàu mạnh, văn minh, vững bước trên chặng đường mới

Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn trao đổi với các đại biểu bên lề Đại hội Đại biển Đảng bộ huyện Nghi Xuân nhiệm kỳ 2020 - 2025. Ảnh: Hoài Nam

Các hoạt động tưởng nhớ về Danh nhân văn hóa thế giới, Đại thi hào Nguyễn Du diễn ra vào thời điểm lịch sử rất có ý nghĩa - trước thềm Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, hướng tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Ngưỡng vọng Đại thi hào Nguyễn Du, chúng ta càng thấm thía câu Kiều “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài” như một lời nhắn nhủ với thế hệ hôm nay đối với công tác cán bộ nói chung, nhân sự đại hội Đảng nói riêng; như Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần khẳng định phải lựa chọn cho được những cán bộ vừa có đức, vừa có tài, trong đó đức là gốc. Đó phải thật sự là những đồng chí tiêu biểu của Đảng về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực công tác; gắn bó mật thiết với Nhân dân, quy tụ được sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng bộ và Nhân dân, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo tỉnh nhà phát triển bền vững trước những yêu cầu của chặng đường mới.

Phát huy truyền thống văn hóa quê hương, Hà Tĩnh vươn tới giàu mạnh, văn minh, vững bước trên chặng đường mới

Du khách tham quan Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du. Ảnh: Khôi Nguyễn

Kỷ niệm 255 năm ngày sinh, tưởng niệm 200 năm ngày mất Danh nhân văn hóa thế giới, Đại thi hào Nguyễn Du, toàn Đảng, toàn dân Hà Tĩnh tự hào về một người con kiệt xuất, về truyền thống lịch sử, văn hóa quê hương, tiếp tục xây dựng tỉnh nhà giàu về kinh tế, vững mạnh về chính trị, QPAN, đậm đà bản sắc văn hóa; Nhân dân có cuộc sống hạnh phúc, phồn vinh, thỏa nguyện ước mơ của Đại thi hào về một xã hội công bằng, dân chủ, tiến bộ, văn minh cho tất cả mọi người, đặc biệt là phụ nữ. Đó cũng chính là trách nhiệm của thế hệ hôm nay để cho những giá trị của di sản văn hóa mang tầm nhân loại của Đại thi hào Nguyễn Du tỏa sáng mãi mãi.

Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh

Ảnh: PV

thiết kế: Huy tùng

Chủ đề 255 NĂM NGÀY SINH ĐẠI THI HÀO NGUYỄN DU

Đọc thêm

Lãnh đạo tỉnh tiếp xúc cử tri Đức Thọ, Nghi Xuân

Lãnh đạo tỉnh tiếp xúc cử tri Đức Thọ, Nghi Xuân

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải và Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Võ Hồng Hải ghi nhận các ý kiến tâm huyết của cử tri và giao các sở, ngành Hà Tĩnh và các địa phương xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.
Chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân

Chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân

Lãnh đạo tỉnh, ngành cấp tỉnh mong muốn bà con nhân dân tiếp tục xây dựng khối đại đoàn kết ngày càng bền vững, cùng nhau góp sức xây dựng đô thị thị xã Kỳ Anh, thành phố Hà Tĩnh văn minh, hiện đại.