Di tích nhà thờ họ Lê Xuân ở xã Thạch Châu, Lộc Hà (Hà Tĩnh) là nơi con cháu phụng thờ, ghi nhớ công đức của tiên tổ, các bậc hiền nhân, trong đó có cụ Lê Soạn và Lê Tiềm.
Đền thờ Trần Hưng Đạo hay còn gọi là đền thờ Đức Thánh Trần ở xã Cổ Đạm (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) là nơi sinh hoạt văn hóa, tâm linh của người dân trong vùng từ bao đời nay.
Đền Cồn Trú (xã Nam Phúc Thăng, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đón nhận bằng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh càng tôn vinh công trạng của Cương quốc công Nguyễn Xí - người đã phục vụ triều nhà Lê qua 4 đời vua, có công lao to lớn trong sự nghiệp đấu tranh chống xâm lược của đất nước.
Trong nắng ấm của những ngày tháng 3, hòa cùng dòng người đến thăm Di tích Quốc gia đặc biệt - Nhà tù Sơn La, chúng tôi lại trào dâng biết bao cảm xúc khi chứng kiến những chứng tích lịch sử minh chứng cho một thời kỳ đấu tranh cách mạng hào hùng, tinh thần bất khuất của những người cộng sản kiên trung.
Trải qua hơn 600 năm xây dựng và tu tạo, đền Nen (xã Việt Tiến, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) thờ Uy Minh Vương Lý Nhật Quang đã trở thành di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật có giá trị đặc sắc, là địa chỉ văn hóa, tâm linh để người dân khắp bốn phương đến chiêm bái.
Nhà thờ Trần Văn Tùy được xây dựng từ thế kỷ XIX tại làng Phượng Sơn, xã Lai Thạch - vùng đất ông đã cùng bà con, Nhân dân khai hoang để an cư lạc nghiệp, nay là xã Kim Song Trường (Can Lộc, Hà Tĩnh)
Đền Thánh tại thôn Yên Liễu, xã Xuân Yên (Nghi Xuân - Hà Tĩnh) được xây dựng để ghi nhớ công ơn của vị thánh đã có công với đất nước và Nhân dân trong vùng.
Đền Cả Tổng Du Đồng tại thôn Vĩnh Thành, xã Đức Đồng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) được xây dựng cách đây gần 500 năm, không chỉ mang giá trị lịch sử, văn hóa mà còn là một công trình kiến trúc nghệ thuật. Tuy nhiên hiện nay, ngôi đền này chưa được đầu tư tôn tạo xứng tầm, nhiều hạng mục xuống cấp.
Tháng 3, trong thành kính khói hương vương vấn, ngôi đền cổ bên cửa biển Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) càng trở nên trầm mặc, uy linh, nhắc nhớ về công lao to lớn của bậc “Nữ trung hào kiệt” - Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu.
Giữa cuộc sống hiện đại, các cán bộ, nhân viên Phòng Kiểm kê, bảo quản hiện vật thuộc Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh chọn cho mình công việc thầm lặng với những hiện vật, cổ vật nhằm gìn giữ những giá trị văn hóa hàng nghìn năm của vùng đất núi Hồng, sông La.
Là vùng đất có lịch sử hàng nghìn năm, Hà Tĩnh có khối lượng di sản vật thể phong phú, đa dạng, bao gồm hệ thống di tích lịch sử văn hóa, di chỉ khảo cổ học và nhiều hiện vật quý đang được bảo quản, lưu giữ tại nhiều địa chỉ. Đó là tấm gương phản chiếu truyền thống yêu nước, văn hóa và cách mạng của Nhân dân, là nguồn tài nguyên quý giá cần được bảo tồn, phát huy giá trị.
Tướng Quân Nguyễn Phúc Giáp đã phụng mệnh nhà vua, trực tiếp chỉ đạo việc thu nạp và vận động Nhân dân từ Thanh Hóa trở vào tổ chức khai hoang, ngăn mặn, mở mang đồng ruộng và đào tuyến kênh nhà Lê từ Ninh Bình vào đến Hà Tĩnh.
Đình làng Đôn Mỹ ở xã Sơn Trà (Hương Sơn - Hà Tĩnh) là di tích lịch sử đang bị xuống cấp nghiêm trọng nay được đầu tư gần 400 triệu đồng để trùng tu, tôn tạo.
Mùa xuân đã thực sự trở về trên đôi cánh thời gian. Trong bừng sáng những ngày xuân mới, lòng người lại có chút hoài niệm về những giá trị cổ xưa. Báo Hà Tĩnh mời bạn đọc cùng chiêm ngưỡng những hiện vật quý đang được người dân trân trọng lưu giữ.
Hà Tông Mục (1653 - 1707) quê xã Tùng Lộc (Can Lộc) là nhà khoa bảng danh tiếng sống thời Lê Trung Hưng. Ông có những đóng góp không nhỏ cho việc củng cố và giữ vững biên cương phía Bắc và cũng là nhà ngoại giao được ghi vào chính sử.
Trường Đại học KHXH&NV - Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với các nhà khảo cổ học Bảo tàng Hà Tĩnh đang tiến hành khai quật thám sát khảo cổ học tại khu vực thương cảng cổ Hội Thống thuộc xã Xuân Hội (Nghi Xuân).
Gần 150 hình ảnh, hiện vật tại chương trình trưng bày “Bãi Cọi - Nơi gặp gỡ các nền văn hóa” sẽ cung cấp tư liệu khoa học, góp phần làm sáng tỏ những khoảng trống lịch sử.