Nhà thờ Nguyễn Văn Hào đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh

(Baohatinh.vn) - Đón nhận bằng xếp hạng là dịp để con cháu dòng họ Nguyễn Công và UBND xã Tùng Lộc (Can Lộc - Hà Tĩnh) tiếp tục giữ gìn và phát huy giá trị của di tích trở thành điểm văn hóa tâm linh của dòng họ và đông đảo người dân.

Sáng 21/1, UBND xã Tùng Lộc (Can Lộc) long trọng tổ chức lễ đón nhận bằng công nhận di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh đối với nhà thờ Nguyễn Văn Hào.

Đại diện lãnh đạo Sở VH-TT&DL, huyện Can Lộc cùng đông đảo bà con nhân dân trên địa bàn tham dự.

Nhà thờ Nguyễn Văn Hào đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh

Đại biểu tham dự buổi lễ.

Theo gia phả của dòng họ Nguyễn Công ở Tùng Lộc, Nguyễn Văn Hào sinh năm Giáp Tuất (1814), quê ở thôn Thọ Bằng, làng Yên, xã Tỉnh Thạch, huyện Thiên Lộc, phủ Đức Thọ, nay là thôn Nam Tân Dân, xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc. Ông sinh ra trong một gia đình nhà nho hiếu học có lòng yêu nước nồng nàn. Thân phụ của Nguyễn Văn Hào tuy không đi thi nhưng lại là người hiểu biết về Nho học. Từ nhỏ, ông được gia đình cho ăn học và là một người học rộng, tài cao, đức trí sáng ngời, được Nhân dân yêu mến.

Nhà thờ Nguyễn Văn Hào đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh

Lãnh đạo Sở VH-TT&DL trao bằng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh cho địa phương và đại diện dòng họ.

Nguyễn Văn Hào tham dự khoa thi Hương năm 1840 và đỗ cử nhân, sau đó ông được điều về Kinh đô Huế, làm việc ở Bộ Lại. Là một người chuyên cần, mẫn cán, Nguyễn Văn Hào được triều đình tín nhiệm, ngày 1/7/1846, ông được chuyển từ Hành tẩu Bộ Lại sang làm việc ở Bộ Hộ, cùng với các mệnh quan của triều đình soạn bộ Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ. Năm 1850, Nguyễn Văn Hào được cân nhắc, bổ dụng đi làm Tri huyện huyện Phong Doanh (nay là huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định), đến năm 1874, lúc tròn 60 tuổi ông mới được hưu quan, về sống với vợ con tại quê nhà. Ông mất năm Quý Hợi (1883), thọ 69 tuổi.

Nhà thờ Nguyễn Văn Hào đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh

Đông đảo bà con Nhân dân xã Tùng Lộc cùng con cháu đón rước bằng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.

Để tưởng nhớ công ơn vị quan thanh liêm, chính trực, có công lớn đối với dân với nước, cách đây hơn 200 năm, nhà thờ Nguyễn Văn Hào được con cháu xây dựng trên mảnh đất hương hỏa của dòng họ. Ban đầu, nơi thờ tự ông gồm một ngôi nhà 3 gian, khung làm bằng gỗ, mái lợp tranh tre. Qua nhiều lần tu sửa, từ năm 2013 - 2015, con cháu trong dòng họ đã đóng góp công sức, tiền của để tôn tạo, xây dựng thêm hạ điện và một số hạng mục phụ trợ khác như tắc môn, cổng chính và tường zắc bao quanh. Hằng năm, đến ngày giỗ của ông (17/6 âm lịch), bà con trong dòng họ và người dân địa phương đã đến nhà thờ để dâng hương tri ân và tưởng nhớ.

Với việc quan tâm bảo tồn, gìn giữ và phát huy các di tích, văn hóa trên địa bàn, hiện xã Tùng Lộc có 10 di tích lịch sử văn hóa đã được công nhận, trong đó có 2 di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia và 8 di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.

Chủ đề Di chỉ - Khảo cổ

Đọc thêm

 Soi đèn đi nhặt "lộc biển"

Soi đèn đi nhặt "lộc biển"

Khi màn đêm buông xuống, thủy triều bắt đầu rút sâu, hàng trăm người dân đã đổ về bãi biển Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) để nhặt "lộc biển" dạt kín bờ.
"Viên ngọc xanh" giữa vùng thượng Kỳ Anh

"Viên ngọc xanh" giữa vùng thượng Kỳ Anh

Ẩn mình giữa những dãy núi, đồi chè Nam Sơn như một "viên ngọc xanh" lấp lánh giữa khung cảnh thiên nhiên thanh bình của miền quê nông thôn mới Kỳ Trung (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh).
Thanh bình xóm đạo miền núi Vũ Quang

Thanh bình xóm đạo miền núi Vũ Quang

Đoàn kết, chung sức đồng lòng cùng các cấp, người dân thôn giáo toàn tòng (thôn 7, xã Quang Thọ, Vũ Quang, Hà Tĩnh) đã cùng nhau xây dựng một miền quê thanh bình, đáng sống.
Những người đam mê khởi nghiệp du lịch ở Hà Tĩnh

Những người đam mê khởi nghiệp du lịch ở Hà Tĩnh

Đón nhận “luồng gió mới” từ những chủ trương chính sách của các cấp, ngành trong phát triển du lịch, gần đây, nhiều cá nhân ở Hà Tĩnh đã mạnh dạn xây dựng nhiều mô hình, sản phẩm hấp dẫn, góp phần thu hút du khách.
Chuyên gia sẵn sàng giúp Hà Tĩnh xây dựng khu bảo tồn chim hoang dã

Chuyên gia sẵn sàng giúp Hà Tĩnh xây dựng khu bảo tồn chim hoang dã

“Tôi có thể hiểu được tiếng các loài chim và đã hỗ trợ xây dựng được hơn 20 mô hình bảo tồn chim trời với hàng chục loài, tạo nên những mô hình du lịch sinh thái nổi tiếng thu hút du khách. Tôi mong muốn giúp Hà Tĩnh xây dựng mô hình này”, ông Lê Danh Cương chia sẻ.