Từ nguồn nguyên liệu “lộc trời” ban tặng, các cơ sở chế biến rươi ở Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đã đầu tư công nghệ, chế biến thành các sản phẩm hướng đến đạt chuẩn OCOP.
Tưởng chừng, loài cà cuống là đặc sản các vùng quê trước đây đã biến mất. Thế nhưng, giờ đây cà cuống đã được người dân xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) nuôi thành công, cứu vãn loài côn trùng này và món ăn đặc sản nức tiếng từ thời xa xưa.
Bánh đùm, bánh đúc là món bánh dân dã được truyền lại từ nhiều thế hệ trên quê hương Đại thi hào Nguyễn Du (thị trấn Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh). Sự cầu kỳ, khéo léo, tinh tế của người làm bánh khiến những người đi xa luôn nhớ về hương vị quê nhà.
Dù chỉ là món ăn dân dã nhưng cá lóc nướng ở Hương Khê (Hà Tĩnh) lại khiến nhiều người mê bởi sự đặc trưng từ nguyên liệu, cách chế biến. Vị ngọt của cá hòa quyện cùng hương thơm của các loại rau rừng khiến món ăn này trở nên nổi tiếng trong hàng chục năm qua.
Xây dựng giò lụa ngũ sắc Cao Thủy đạt chuẩn OCOP 3 sao, vợ chồng anh Trương Xuân Cao - Nguyễn Thị Thủy (thôn Bình Lý, xã Thạch Bình, TP Hà Tĩnh) tự tin hơn trên hành trình đưa sản phẩm ra “biển lớn”.
Sự độc đáo, thơm ngon từ món gà ủ muối của Công ty CP Xây dựng và Dịch vụ thương mại Sông La (tổ dân phố 8, thị trấn Đức Thọ, Hà Tĩnh) đã giúp sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao, mở ra nhiều cơ hội phát triển thị trường.
Khoai xéo - món ăn được chế biến dân dã từ khoai khô, đậu, lạc... đã trở thành món ngon quen thuộc với người dân Hà Tĩnh, khiến những người con bao năm xa quê muốn tìm về để lưu giữ chút hương vị của tuổi thơ.
Cá tràu kho “queo” của làng Yên (thôn Yên Bình, xã Quang Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh) không chỉ nổi tiếng là một món ăn ngon, bổ dưỡng mà còn độc đáo ở quy trình chế biến.
Từ những nguyên liệu đơn giản, dễ kiếm, khoai xéo đã trở thành món ăn dân dã, quen thuộc trong đời sống người dân Hà Tĩnh nói chung và huyện Nghi Xuân nói riêng.
Khi cái lạnh se sắt cuối đông bao trùm lên phố xá làng quê, mùi thơm của mật ngọt, gừng cay thoảng trong gió gợi lên nỗi nhớ, dẫn dắt bước chân của bao người Hà Tĩnh tìm về đặc sản truyền thống quê hương: cu-đơ.
Không chỉ duy trì nghề truyền thống của gia đình, bà Đoàn Thị Trị (SN 1962, trú tại thôn 1, xã Sơn Long, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh) còn “nâng cấp" giò bột Hoà Hiệp trở thành sản phẩm OCOP 3 sao, đã hiện diện ở nhiều tỉnh, thành lớn trên cả nước.
Trên mọi miền quê Hà Tĩnh, từ rừng núi đến trung du, đồng bằng và vùng biển, đâu cũng có những đặc sản mang đậm phong vị quê hương xứ sở. Qua bao tháng năm cần cù sáng tạo, người Hà Tĩnh đã chắt lọc những quà tặng của thiên nhiên, tạo thành những món đặc sản gây thương nhớ cho người xa kẻ gần.
Bắt đầu từ tháng 7 âm lịch, người dân “thủ phủ” trám đen ở xã Sơn Ninh (Hương Sơn, Hà Tĩnh) lại tất bật vào mùa thu hoạch. Năm nay trám được giá nên người dân rất phấn khởi.
Được truyền nghề từ ông cha, ông Võ Quang Lương (SN 1958) - Giám đốc HTX Thu mua chế biến thủy hải sản Lương Cẩn ở thôn Phúc Hải, xã Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã nỗ lực đưa sản phẩm nước mắm truyền thống của gia đình đạt chứng nhận OCOP 3 sao, để đến với nhiều tỉnh, thành trong nước.
Sứa lá dung Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã trở thành đặc sản được nhiều người ưa dùng. Vì thế, ngay sau tết Nguyên đán, cả trăm hộ dân địa phương đã dồn nhân lực, tập trung khai thác, chế biến sứa biển.
Với tâm niệm dâng mâm cơm chay thanh tịnh để tỏ lòng thành kính, cầu một năm bình an và hạnh phúc, dịp Rằm tháng Giêng năm nay, nhiều người dân Hà Tĩnh đã sớm đặt hàng các mâm cỗ chay khiến dịch vụ này trở nên nhộn nhịp, đắt khách.
Năm 2009, anh Nguyễn Hữu Duẩn (SN 1992, xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) sang Thái Lan học nghề làm giò chả, sau đó quyết định về quê, vay mượn gần 1 tỷ đồng để đầu tư làm "món ngon" này.
Với cách biến tấu mới lạ, hấp dẫn, giờ đây thực khách có thể tự nhúng những miếng thịt dê núi Hương Sơn cùng các nguyên liệu vào tô phở bát đá đang sôi sùng sục ngay tại TP Hà Tĩnh.
Gỏi cá trích Kỳ Lợi (TX Kỳ Anh - Hà Tĩnh) mộc mạc, dân dã. Từng nguyên liệu chẳng có gì đặc sắc nhưng khi kết hợp cùng nhau thì tạo nên vị thơm ngon đặc trưng bởi cách chế biến rất độc đáo khiến ai thưởng thức một lần sẽ nhớ mãi không quên…
Được thiên nhiên ưu đãi bờ biển dài, ngư trường rộng lớn, Hà Tĩnh nổi tiếng với những món ngon chế biến từ hải sản khiến du khách một lần được thưởng thức sẽ nhớ mãi.
Mới chớm hè nhưng nhiều du khách đã ghé thăm các nhà bè ở xã Kỳ Lợi, TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) để thưởng thức đặc sản nổi tiếng mực nhảy Vũng Áng. Trong những dịp cuối tuần, tình trạng “cháy hàng” đã diễn ra.
Không những làm “sống lại” nghề gia truyền, anh Nguyễn Văn Mậu (thôn Hồng Nhất, xã Xuân Giang, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) còn biến mặt hàng “ruột” của gia đình thành sản phẩm OCOP 3 sao thu hút thực khách.
Gỏi cá đục là món ăn duy nhất của Hà Tĩnh nằm trong top 100 món ăn đặc sản Việt Nam năm 2020-2021; cu đơ và bưởi Phúc Trạch là những sản phẩm nằm trong top 100 đặc sản quà tặng Việt Nam.
Nhắc đến vũng bãi ngang ven biển Lộc Hà (Hà Tĩnh) không thể không kể đến gỏi cá đục. Với vị ngon “khó cưỡng” từ thịt cá hòa quyện với gia vị được tẩm ướp kỹ lưỡng đã góp phần tạo nên sức hấp dẫn của món gỏi cá đục. Báo Hà Tĩnh xin giới thiệu cho quý vị và các bạn bí quyết chế biến món ăn ngon “đúng điệu” đặc sản này!
Gỏi cá đục với vị ngon “khó cưỡng” từ thịt cá hòa quyện với gia vị được tẩm ướp kỹ lưỡng đã góp phần tạo nên sức hấp dẫn của ẩm thực biển Lộc Hà (Hà Tĩnh).
Hơn 1 tuần sau khi đạt giải A tại Hội thi Ẩm thực hướng tới sản phẩm OCOP Hà Tĩnh lần thứ nhất năm 2020, sản phẩm giò bột của cơ sở sản xuất Phan Thị Thủy (thôn Yến Giang, xã Hồng Lộc, Lộc Hà) liên tục được khách hàng đặt mua.