Chủ động phòng ngừa, ứng phó về môi trường trước, trong và sau mưa lũ

(Baohatinh.vn) - Sở TN&MT Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương tổ chức rà soát, đánh giá các khu vực có nguy cơ xảy ra sự cố môi trường như: trượt lở đất, đá; ngập lụt; sụt lún…

Sở TN&MT Hà Tĩnh vừa ban hành văn bản 3214/STNMT-MT về việc chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trước, trong và sau mưa lũ.

Nhằm chủ động phòng ngừa, ứng phó các sự cố môi trường có thể xảy ra và hạn chế tới mức thấp nhất các thiệt hại trong mùa mưa bão năm 2024, Sở TN&MT đề nghị Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh; UBND các huyện, thành phố, thị xã và các đơn vị có liên quan kịp thời triển khai thực hiện các nội dung sau:

1. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trước và trong mưa lũ

- Chỉ đạo các phòng ban liên quan và UBND cấp xã tổ chức rà soát, đánh giá các khu vực có nguy cơ xảy ra sự cố môi trường (trượt lở đất, đá; ngập lụt; sụt lún...) trên địa bàn; kịp thời công khai thông tin về các nguồn có nguy cơ gây ra sự cố môi trường để người dân nắm bắt nhằm giảm thiểu các thiệt hại về người và tài sản.

- Yêu cầu các chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn thực hiện chế độ kiểm tra thường xuyên, áp dụng biện pháp quản lý, kỹ thuật nhằm loại trừ, giảm thiểu nguy cơ xảy ra sự cố môi trường; thực hiện việc che chắn khu vực lưu chứa chất thải; kiểm tra các hồ chứa chất thải, gia cố hệ thống xử lý nước thải, bãi lưu giữ chất thải; tổ chức nạo vét, khơi thông hệ thống mương tiêu thoát đáp ứng khả năng tiêu thoát nước tại khu vực. Đối với các khu vực có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường (kho chứa nguyên nhiên liệu, hóa chất, khu lưu chứa chất thải nguy hại,….) thực hiện các biện pháp gia cố mái che, kê đặt ở các vị trí cao, hạn chế ngập lụt.

Bản đồ dự báo quỹ đạo và cường độ áp thấp nhiệt đới lúc 02h00 ngày 21/7/2024.
Bản đồ dự báo quỹ đạo và cường độ áp thấp nhiệt đới lúc 02h00 ngày 21/7/2024.

- Chỉ đạo các đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải trên địa bàn tăng cường công tác thu gom, vận chuyển xử lý, tránh tình trạng để tồn đọng, ùn ứ gây ô nhiễm môi trường.

- Chỉ đạo các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn khẩn trương tổ chức cắt tỉa cành cây; chằng chống, gia cố biển hiệu, nhà ở, các công trình công cộng, khu công nghiệp, nhà máy, ...

- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn chuẩn bị các phương tiện, thiết bị, nhân lực sẵn sàng ứng phó kịp thời các sự cố môi trường do mưa lũ gây ra.

- Đề nghị Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh phối hợp chặt chẽ với UBND các huyện, thị xã trên địa bàn, kiểm tra theo dõi giám sát các đơn vị/cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các KCN: khẩn trương rà soát hệ thống thu gom, thoát nước mưa đảm bảo khả năng tiêu thoát nước khi xảy ra mưa lớn; kiểm tra hệ thống thu gom, xử lý nước thải và công trình/hồ sự cố đảm bảo khả năng ứng phó khi xảy ra sự cố môi trường; kiểm tra khu vực tập kết chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại, kịp thời di dời, che chắn đảm bảo chất thải không bị tràn ra môi trường khi xảy ra mưa lớn.

2. Thực hiện các biện pháp khắc phục sau các sự cố môi trường do mưa lũ gây ra

- Chỉ đạo các địa phương, đơn vị tổ chức triển khai kịp thời việc thu gom, xử lý rác thải, khơi thông cống rãnh, vũng nước tù đọng, sử dụng nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh; nghiêm cấm việc vứt rác thải sinh hoạt, xác gia súc, gia cầm chết xuống nguồn nước; phun hóa chất diệt trùng, tẩy uế nhằm ngăn ngừa nguy cơ phát sinh và lây lan dịch bệnh sau mưa lũ; tổ chức ra quân tổng vệ sinh môi trường ngay sau khi nước rút; có phương án khoanh vùng khu vực trượt lở đất đá, bố trí biển báo và thu dọn, vệ sinh.

152d6094017t83124l0.jpg
Các địa phương rà soát, đánh giá các khu vực có nguy cơ xảy ra trượt lở đất, đá, sụt lún...

- Thường xuyên kiểm tra, theo dõi, giám sát để chỉ đạo kịp thời việc triển khai thực hiện các phương án xử lý, khắc phục hậu quả sau lũ lụt, đảm bảo vệ sinh môi trường tại các khu vực có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường như: các bãi tập kết, xử lý rác thải; các kho chứa hóa chất sử dụng trong nông nghiệp hoặc trong y tế; khu chăn nuôi/giết mổ tập trung; khu bệnh viện, trạm xá, chợ, khu/cụm công nghiệp…;

- Chỉ đạo các Công ty, HTX, tổ, đội vệ sinh môi trường và các tổ chức, cá nhân có liên quan tích cực thực hiện thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải; khơi thông cống rãnh; xử lý tiêu hủy chôn lấp hợp vệ sinh đối với gia súc, gia cầm bị chết theo đúng quy trình; tăng cường phun chế phẩm tại các bãi tập kết rác thải.

- Rà soát, thống kê, đánh giá thiệt hại do mưa lũ gây ra tại địa phương liên quan đến lĩnh vực tài nguyên và môi trường, đề xuất kiến nghị với cơ quan chức năng các giải pháp giảm thiểu, khắc phục hậu quả trước mắt cũng như lâu dài.

Với các nội dung trên, đề nghị Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh; UBND các huyện, thành phố, thị xã và các đơn vị có liên quan quan tâm triển khai thực hiện kịp thời.

Chủ đề Mưa lũ ở Hà Tĩnh

Chủ đề TẬP TRUNG ỨNG PHÓ, KHẮC PHỤC HẬU QUẢ MƯA LŨ

Đọc thêm

Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Hơn 17 năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, thầy Trần Xuân Thắng (Trường THPT Cẩm Bình, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã dành trọn tình yêu thương cho học trò, chắp cánh cho các em bước tới tương lai.
“Cùng con học bài”

“Cùng con học bài”

Phong trào “Cùng con học bài” do Hội LHPN huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) triển khai không chỉ nhằm truyền đạt kiến thức mà còn là cơ hội để bố mẹ gắn kết hơn với con cái.