Nhiều đoạn quốc lộ 1 qua xã Vượng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) xuất hiện khói bụi do người dân đốt rơm rạ sau thu hoạch làm che khuất tầm nhìn, gây mất ATGT và ô nhiễm môi trường.
Sau nhiều năm xây dựng, hệ thống bể xử lý nước thải sinh hoạt tại xã Cẩm Nhượng (huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) không thể vận hành gây lãng phí và ô nhiễm môi trường.
Bụi mịn là “sát thủ vô hình” đối với sức khỏe của con người và ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp, hen suyễn, bệnh tim mạch, đột quỵ và ung thư...
Sông Đập Đình là nơi xả thải nước sinh hoạt, chăn nuôi... nhưng cũng chính con sông này lại là nơi cấp nước sinh hoạt cho 147 hộ dân thôn Đồng Kim, xã Trung Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh).
Một cửa hàng ở TP Hà Tĩnh không bao giờ dùng túi nilon hay túi giấy sử dụng 1 lần để gói hàng. Điều đó đã tác động tích cực đến suy nghĩ, hành động bảo vệ môi trường của khách hàng.
Hà Tĩnh có diện tích đất trồng trọt khoảng 100.000 ha, lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng phòng trừ các đối tượng dịch hại hàng năm khoảng 232 tấn, trong đó có 227 tấn thuốc hóa học.
Rác thải được chất đống ở nhiều vị trí dọc theo tuyến đường quốc lộ 1A, đoạn qua địa bàn xã Cẩm Sơn (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) gây mất mỹ quan, ảnh hưởng đến giao thông.
Sở TN&MT Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương tổ chức rà soát, đánh giá các khu vực có nguy cơ xảy ra sự cố môi trường như: trượt lở đất, đá; ngập lụt; sụt lún…
Bãi tập kết rác thải của xã Tân Lâm Hương (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) bị cháy nhiều ngày, đang gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường sống của người dân.
UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và UBND cấp huyện tổ chức các hoạt động tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của chủ đề Ngày Môi trường thế giới và Tháng hành động vì môi trường hiệu quả, sáng tạo, mạnh dạn đổi mới phương thức, hình thức truyền thông.
Việc nông dân Hà Tĩnh sử dụng nilon bao quanh đồng ruộng giúp phòng ngừa chuột, tác động thời tiết bất lợi gây hại cho lúa nhưng cũng kéo theo nguy cơ ô nhiễm môi trường.
Phòng CSGT Công an Hà Tĩnh sẽ thường xuyên tuần tra, kiểm soát và kiên quyết xử lý nghiêm các phương tiện, chủ bến bãi có vi phạm trong quá trình vận chuyển cát xây dựng.
Nhiều năm nay, ở một số điểm trên kênh thoát lũ Cầu Khoai, đoạn qua xã Kỳ Tân, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) ứ đọng rác, dẫn đến bốc mùi hôi thối vào mùa khô, ngập lụt vào mùa mưa.
Rác thải sinh hoạt, phế thải xây dựng đổ bừa bãi trên tuyến đê Tả Nghèn, đoạn qua huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) gây mất vệ sinh môi trường, ảnh hưởng đến mỹ quan.
UBND huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) sẽ thành lập tổ kiểm tra xử lý trang trại chăn nuôi lợn gây ô nhiễm môi trường theo đơn thư phản ánh của người dân thôn Tân Quang, xã Đức Lạng.
Nhiều năm qua, người dân ở thôn Phú Thượng, xã Kỳ Phú, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) phải sống trong tình trạng ngột ngạt bởi ô nhiễm môi trường từ kênh dẫn nước N1, đoạn chảy qua địa bàn thôn.
Mẫu nước tại khu vực cá chẽm bị chết ở xã Thạch Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) gửi tới Trung tâm Quan trắc môi trường và bệnh thủy sản miền Bắc dự kiến 3 - 4 ngày sẽ có kết quả.
Khu neo đậu tránh trú bão Cửa Khẩu - Kỳ Hà (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đang bị người dân xung quanh và ngư dân nơi đây biến thành bãi phế thải với đủ các loại rác.
Một số tuyến đường quê ở xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đang bị những người dân thiếu ý thức bảo vệ môi trường biến thành những điểm đổ rác tự phát.
Dù nhiều lần kiến nghị nhưng các hộ dân thôn Trà Sơn ở xã Phú Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) vẫn đang phải sống chung với ô nhiễm và nguy cơ tai nạn giao thông từ hàng trăm chuyến xe chở đất trên địa bàn.
Hiện nay, nhiều địa phương của Hà Tĩnh đang đối mặt với thách thức không nhỏ về ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi gây ra. Trong bối cảnh đó, công nghệ đệm lót sinh học và sử dụng men vi sinh được xem là các biện pháp hữu hiệu để từng bước xử lý vấn đề này.
Nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm khiến cuộc sống của gần 50 hộ dân thôn Kim Thành, xã Sơn Tây, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) bị đảo lộn. Người dân mong mỏi nguồn nước sạch hàng chục năm qua.