Sau 10 năm dân ca ví, giặm được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể, các trường học ở Hà Tĩnh đã có nhiều hoạt động để những làn điệu của cha ông luôn lan tỏa, trường tồn.
Tiết mục “Xẩm Kiều xây dựng nông thôn” được CLB dân ca Nguyễn Công Trứ (Nghi Xuân) biểu diễn tại Liên hoan Dân ca ví, giặm toàn tỉnh Hà Tĩnh năm 2023. Tiết mục góp phần mang về giải nhất toàn đoàn cho CLB.
Chương trình là đêm hội của âm thanh và ánh sáng, thể hiện sức sáng tạo không giới hạn của các nghệ nhân, nghệ sĩ trên nền tảng cốt lõi là các giá trị di sản văn hóa dân tộc, mang đến cảm xúc tự hào, xúc động.
Với việc linh hoạt đưa dân ca vào các hoạt động ngoại khóa, giảng dạy cho học sinh và duy trì hoạt động của hơn 300 CLB dân ca ví, giặm tại các nhà trường, tình yêu với di sản của quê hương đang được ngành giáo dục Hà Tĩnh lan tỏa trong thế hệ trẻ.
Lễ ra mắt câu lạc bộ (CLB) các nghệ nhân dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) nhằm khuyến khích, lan tỏa và đưa loại hình văn hóa nghệ thuật đặc sắc dân ca ví, giặm vào phát triển du lịch trên địa bàn.
Suốt 55 miệt mài, say mê thực hành và trao truyền di sản dân ca ví, giặm, bà Đặng Thị Minh Nguyệt (77 tuổi, Chủ nhiệm CLB dân ca ví, giặm phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh) đã được Chủ tịch nước trao tặng danh hiệu cao quý - Nghệ nhân Ưu tú.
Với tình yêu và trách nhiệm, các thế hệ phụ nữ Hà Tĩnh đã không ngừng nối tiếp giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, lan tỏa vẻ đẹp tinh túy của đất và người Hồng La qua mỗi lời ru, điệu ví, giặm, ca trù, trò Kiều… trong đời sống hiện đại.
Giao lưu CLB Dân ca ví, giặm là cơ hội cho giáo viên, học sinh các trường tiểu học, THCS huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) góp phần lưu giữ, bảo tồn những di sản quý báu của các loại hình văn hóa phi vật thể...
Hơn 20 năm gắn bó với việc sáng tác lời mới, tổ khúc dân ca ví, giặm, ông Hà Mai (SN 1954, thôn Liên Tài Năng, xã Tùng Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh) đã có trong tay hàng trăm tác phẩm được dàn dựng, biểu diễn. Bằng tâm huyết, trách nhiệm của mình, ông còn lan tỏa tình yêu ví, giặm đến nhiều thế hệ trẻ.
Cùng góp sức trên mặt trận tuyên truyền phòng, chống dịch COVID-19, những làn điệu dân ca, ví giặm truyền thống với lời mới ở Can Lộc (Hà Tĩnh) đã làm đẹp thêm cuộc sống, đồng thời tuyên truyền, cổ vũ, hướng dẫn người dân cùng chung tay phòng, chống dịch.
Những ngày cuối năm, khi làn điệu dân ca vang lên tha thiết trên hệ thống truyền thanh công cộng, tôi lại nhớ lời dặn của Bác Hồ: “Rằng muốn yêu Tổ quốc mình, càng yêu tha thiết những khúc hát dân ca”. Có lẽ, bởi vì tình yêu ấy mà mỗi ngày, nhiều nghệ nhân, nghệ sỹ Hà Tĩnh vẫn lặng lẽ nỗ lực gìn giữ, trao truyền những giá trị văn hóa của quê hương.
Sáng 7/8, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Quốc Vinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Lê Minh Thông chủ trì cuộc họp Ban tổ chức Liên hoan dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh năm 2018 liên tỉnh Hà Tĩnh - Nghệ An.
Chiều 28/6, Ban Văn hóa - Xã hội (HĐND tỉnh Hà Tĩnh) làm việc với Sở VH-TT&DL để nghe dự thảo Đề án đặt tên một số tuyến đường và một số công trình văn hóa trên địa bàn tỉnh; Đề án bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh, ca trù, Truyện Kiều và Mộc bản Trường học Phúc Giang từ 2019 - 2025 và những năm tiếp theo.
Lặng lẽ, miệt mài dâng cho đời, cho người những sản phẩm âm nhạc tha thiết, nặng nghĩa tình quê hương, nghệ nhân dân gian Nguyễn Tiến Khởi (SN 1972, ở xã Phú Gia, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) như con tằm cần mẫn nhả những sợi tơ vàng óng.
Đó là con số ấn tượng được ngành VHTT&DL Hà Tĩnh cung cấp tại hội nghị giao ban 6 tháng đầu năm; triển khai nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, diễn ra sáng nay (20/7).
Chiều 5/12, Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Hà Tĩnh phối hợp Hội Nhạc sỹ Việt Nam và Chi hội Nhạc sỹ Việt Nam tại Hà Tĩnh khai mạc trại sáng tác âm nhạc, ca khúc phát triển dân ca Nghệ Tĩnh và ví, giặm Nghệ Tĩnh năm 2016. Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng tới dự.
Trường Cao đẳng VHTT&DL Nguyễn Du phối hợp với Sở VHTT&DL, Sở GD&ĐT vừa khai giảng lớp tập huấn Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh cho 180 giáo viên âm nhạc các trường THCS trên địa bàn Hà Tĩnh.
Sinh năm 1921 - ở vào tuổi “xưa nay hiếm” - nhưng cụ Nguyễn Biên ở làng Phúc Tân (Kim Lộc – Can Lộc - Hà Tĩnh) vẫn là một người mẫn tiệp. Niềm say mê hát giặm từ thuở đôi mươi vẫn được cụ duy trì và không ngừng sáng tác những lời hát mới cho điệu hát dặm truyền thống của Nghệ Tĩnh.