Tại một số nghĩa trang trên địa bàn TP Hà Tĩnh xảy ra tình trạng các hộ dân tự ý bao chiếm đất nông nghiệp để xây dựng huyệt mộ cho gia đình, dòng họ. Điều này không chỉ phá vỡ quy hoạch sử dụng đất, ảnh hưởng đến công tác quản lý đô thị mà còn vi phạm Luật Đất đai.
Hỗ trợ hội viên nông dân thực hiện có hiệu quả chủ trương tái cơ cấu, chuyển đổi số trong nông nghiệp, tích cực ứng dụng các thành tựu KHKT mới vào sản xuất... là một trong những giải pháp nhằm khuyến khích nông dân sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tiết kiệm, hiệu quả.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn cho biết, công tác quản lý đất đai nói chung và đất lâm nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh nói riêng luôn được tỉnh quan tâm, tập trung chỉ đạo.
Theo kế hoạch, trong cuối năm 2021 và 2022, TP Hà Tĩnh sẽ thực hiện tích tụ, tập trung 278 ha đất trồng lúa, đất nông nghiệp thuộc 8 phường, xã trên địa bàn.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn đề nghị huyện Can Lộc tiếp tục vận động nông dân triển khai thực hiện các mô hình tập trung ruộng đất đảm bảo hiệu quả, tiến độ.
Việc kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất góp phần tăng cường quản lý nhà nước về đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng đất và là cơ sở quan trọng để xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Hà Tĩnh.
7 năm gắn bó với vùng tái định cư Khe Ná - Khe Gỗ (xã Thọ Điền, huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh) nhưng đến nay, 136 hộ dân nơi đây vẫn chưa thực sự “lạc nghiệp”...
7 năm gắn bó với vùng tái định cư Khe Ná - Khe Gỗ (xã Thọ Điền, huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh) nhưng đến nay, 136 hộ dân nơi đây vẫn chưa được cấp đủ đất lâm nghiệp để sản xuất, nâng cao đời sống.
Huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đang triển khai đồng bộ các giải pháp giải quyết tồn đọng về đất đai, đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) trong năm 2020.
Ông Nguyễn Đại Việt - cán bộ địa chính xã Sơn Tiến (Hương Sơn - Hà Tĩnh) vừa cho biết, xã đang vận động gia đình này tự tháo dỡ; đến hết ngày 30/5, nếu không chấp hành thì chính quyền sẽ phối hợp với ngành chức năng cưỡng chế.
Hơn 3 năm nay, nhiều hec-ta đất trồng lúa tại xã Cổ Đạm (Nghi Xuân – Hà Tĩnh) bỗng dưng bị sình lầy, phải bỏ hoang. Điều này khiến người nông dân gặp nhiều khó khăn khi không có đất sản xuất.
Hàng chục ha đất sản xuất nông nghiệp của xã Xuân Lam, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đang bị sông Lam "lấn" sâu, đặc biệt sau mùa mưa lũ. Người dân đang đứng trước nguy cơ mất đất sản xuất nếu không có giải pháp khắc phục kịp thời.
Thay vì phát cỏ, dọn vệ sinh đồng ruộng, nhiều hộ dân tại Hà Tĩnh đã lạm dụng thuốc trừ cỏ để làm sạch ruộng đồng. Tuy tiết kiệm được chút thời gian, công sức, nhưng việc làm này lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, môi sinh và đe dọa đến sức khỏe con người.
Mỗi năm, 2 con sông Rào Trổ và Rào Mốc đoạn qua xã Kỳ Sơn (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) cuốn trôi nhiều diện tích đất nông nghiệp khiến hàng trăm hộ dân địa phương lo lắng.
Đoàn giám sát chuyên đề của UBMTTQ tỉnh Hà Tĩnh đã nêu nhiều hạn chế trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh tại cuộc họp sáng 22/10, trong đó có việc nhiều giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã ký nhưng chưa giao cho người dân.
PGS.TS Hoàng Thị Thu Hà với công trình nghiên cứu văcxin ho gà trên phụ nữ có thai cùng 3 nhà khoa học ở các lĩnh vực khác được đề cử giải thưởng Tạ Quang Bửu 2017.