Hà Tĩnh hoàn thành kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất 2019

(Baohatinh.vn) - Việc kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất góp phần tăng cường quản lý nhà nước về đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng đất và là cơ sở quan trọng để xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Hà Tĩnh.

Hà Tĩnh hoàn thành kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất 2019

Việc kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất là cơ sở quan trọng để xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Hà Tĩnh.

Trưởng phòng Đất đai 1 - Sở TN&MT Hà Tĩnh Nguyễn Ngọc Hoạch cho hay: Tới thời điểm này, tỉnh đã hoàn thành việc kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019 và đã được Tổng cục quản lý đất đai thẩm định. Hiện, số liệu kiểm kê đang trình Bộ TN&MT xét duyệt.

Hà Tĩnh có 13 đơn vị hành chính cấp huyện (trong đó có 1 thành phố, 2 thị xã, 10 huyện) và 216 đơn vị hành chính cấp xã (21 phường, 13 thị trấn và 182 xã). So với kỳ kiểm kê đất đai năm 2014, số đơn vị hành chính cấp xã giảm 46 xã do thực hiện sáp nhập.

Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh 5.994,45 km2, dân số tính đến 1/4/2019 là 1.288.866 người, chiếm 1,81% diện tích và chiếm hơn 1,3% dân số cả nước.

Hà Tĩnh hoàn thành kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất 2019

Trong 5 năm (từ 2015 - 2019), diện tích đất trồng lúa ở Hà Tĩnh giảm 1.378,38 ha.

Tính đến ngày 31/12/2019, diện tích đất nông nghiệp là 499.863,078 ha, chiếm 83,39%; diện tích đất phi nông nghiệp là 87.135,48 ha, chiếm 14,54% và diện tích đất chưa sử dụng 12.446,52 ha, chiếm 2,08%.

Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh tính đến ngày 31/12/2019 là 599.445,07 ha, tăng 375,82 ha so với số liệu kiểm kê đất đai năm 2014. Biến động diện tích tự nhiên trong kỳ kiểm kê thì có 6 huyện và 1 thị xã tăng diện tích tự nhiên với tổng 456,29 ha, trong khi 2 huyện giảm diện tích tự nhiên với 80,32ha.

Nguyên nhân dẫn tới việc các huyện, thị xã có sự thay đổi diện tích đất tự nhiên là do thực hiện kiểm kê đất đai theo đường triều kiệt ở một số xã ven biển và tiếp biên lại theo bản đồ địa chính sau cấp giấy.

Diện tích đất trồng lúa là 68.802,11 ha, đất trồng cây hàng năm khác là 24.667,19 ha, đất trồng cây lâu năm là 45.928,24 ha, đất rừng sản xuất là 163.140 ha…

Hà Tĩnh hoàn thành kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất 2019

Diện tích đất rừng của Hà Tĩnh có nhiều biến động trong 5 năm qua.

Toàn tỉnh có 3.475,70 ha đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích; có 107 doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa trong lĩnh vực phi nông nghiệp đang quản lý sử dụng diện tích 202,99 ha; 25 tổ chức sử dụng đất nông nghiệp với tổng diện tích được giao, cho thuê là 255.038,36 ha; 10 cụm công nghiệp, 8 khu công nghiệp với tổng diện tích đất đã giao, cho thuê sử dụng 2.838,7 ha; 12 dự án xây dựng nhà ở thương mại được nhà nước giao đất với tổng diện tích 72,59 ha…

Theo đánh giá của Sở TN&MT Hà Tĩnh, kết quả kiểm kê đất đai năm 2019 đã phản ánh thực tế về tổng diện tích tự nhiên, diện tích, cơ cấu đất đai của tỉnh, huyện, xã theo từng loại đất, theo các đối tượng quản lý, sử dụng và xu thế biến động đất đai trong kỳ kiểm kê.

Số liệu biến động đất đai hằng năm đều được thống kê, cập nhật đầy đủ. Qua đó, phản ánh đúng thực trạng tình hình quản lý, sử dụng đất đai của từng đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện, tỉnh.

Tuy nhiên, tình trạng chồng lấn, tranh chấp diện tích đất lâm nghiệp còn diễn ra; công tác thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất các dự án đầu tư đang gặp khó khăn, vướng mắc, ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư các dự án; việc giao đất, cho thuê đất trái thẩm quyền tại các huyện, thành phố, thị xã vẫn còn diễn ra ở một số địa phương…

Việc kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019 thực hiện Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 17/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ với mục tiêu nhằm đánh giá thực trạng tình hình sử dụng đất đai của từng đơn vị hành chính các cấp xã, huyện, tỉnh, các vùng kinh tế và cả nước.

Từ kết quả này làm cơ sở đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất đai của các cấp trong 5 năm qua và đề xuất cơ chế, chính sách, biện pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng đất; đồng thời làm cơ sở cho việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp giai đoạn 2021 - 2030 và là cơ sở quan trọng để xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Chủ đề Tài nguyên – môi trường

Đọc thêm

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.
Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bằng những việc làm cụ thể, cán bộ và Nhân dân xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã, đang chung sức, đồng lòng “vẽ” nên bức tranh nông thôn mới đa sắc, kinh tế phát triển, làng quê bình yên...
Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Căn cứ theo các quy định, xét đề nghị của Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh và Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh.