Đề thi tốt nghiệp THPT 2023 tăng cường vận dụng thực tiễn

Lãnh đạo Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, cho biết Bộ tiếp tục tăng cường chất lượng đề thi tốt nghiệp THPT.

PGS.TS Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Quản lý chất lượng, hôm 30/1 cho biết kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 dự kiến giữ ổn định như năm ngoái, diễn ra vào nửa đầu tháng 7. Đề thi nằm trong chương trình THPT, chủ yếu ở lớp 12 và sẽ tăng cường nội dung liên quan đến vận dụng thực tiễn ở một số môn học.

“Việc này đã được thực hiện hai năm qua, nhằm từng bước tiệm cận với định hướng đánh giá năng lực, phù hợp với yêu cầu phát triển năng lực, phẩm chất người học của chương trình giáo dục phổ thông 2018”, ông Chương nói.

Ngoài ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ điều chỉnh một số vấn đề kỹ thuật để tăng cường kỷ cương thi cử, theo dự thảo sửa đổi quy chế thi tốt nghiệp THPT công bố hồi đầu tháng.

Theo đó, thí sinh không còn được mang thiết bị ghi âm, ghi hình vào phòng thi, chỉ được mang bút viết, bút chì, compa, tẩy, thước kẻ, máy tính bỏ túi không có chức năng soạn thảo văn bản và Atlat Địa lý Việt Nam (khi thi môn Địa lý).

Thí sinh cũng không được rời khu vực thi sau khi hết hai phần ba thời gian làm bài mà ở tại phòng chờ trong thời gian còn lại. Ngoài ra, thí sinh được đăng ký dự thi trực tuyến, ngoài việc đăng ký trực tiếp tại trường.

Đề thi tốt nghiệp THPT 2023 tăng cường vận dụng thực tiễn

Thí sinh làm thủ tục dự thi tốt nghiệp 2022 tại trường THPT Phú Nhuận, quận Phú Nhuận ngày 6/7/2022. Ảnh: Quỳnh Trần

Theo ông Chương, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục phối hợp với Bộ Công an và các bên liên quan tập huấn phòng chống, ngăn chặn gian lận thi cử, nhất là gian lận bằng các thiết bị công nghệ cao. Các tỉnh, thành cũng sẽ chủ động tổ chức kỳ thi theo quy định, chịu trách nhiệm toàn diện về kỳ thi tại địa phương.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT diễn ra trong 2,5 ngày với ba bài thi độc lập Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ cùng hai bài tổ hợp là Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học) và Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân đối với thí sinh học chương trình giáo dục phổ thông; hoặc Lịch sử, Địa lý đối với thí sinh học chương trình giáo dục thường xuyên).

Năm 2022, kỳ thi diễn ra từ 7 đến 8/7, với hơn một triệu thí sinh đăng ký. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong hơn 570.000 thí sinh trúng tuyển đại học, hơn một nửa (52,38%) dùng điểm thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển - tỷ lệ cao nhất trong hơn 20 phương thức tuyển sinh.

Theo VNE

Đọc thêm

Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Thực hiện Đề án Xây dựng trường mầm non và phổ thông công lập đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương đặc biệt quan tâm triển khai thực hiện gắn với phong trào xây dựng NTM, đô thị văn minh. Mỗi năm các trường học đã được đầu tư hàng trăm tỷ đồng để củng cố, nâng cấp, xây mới.
Trường THPT Nguyễn Đình Liễn – dấu ấn tuổi 20

Trường THPT Nguyễn Đình Liễn – dấu ấn tuổi 20

Với tâm huyết, nỗ lực của các thế hệ cán bộ, giáo viên, 20 năm qua, Trường THPT Nguyễn Đình Liễn (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã vượt qua khó khăn, từng bước khẳng định chất lượng trong sự nghiệp GD&ĐT.
Gieo "hạt giống" yêu thương

Gieo "hạt giống" yêu thương

Khi gieo vào lòng trẻ thơ những “hạt giống” yêu thương sẽ góp phần hình thành nên những con người tử tế, biết sẻ chia và có trách nhiệm với cộng đồng.
Ngôi trường làng đẹp như tranh vẽ ở Hà Tĩnh

Ngôi trường làng đẹp như tranh vẽ ở Hà Tĩnh

Trường Mầm non Thụ Lộc (xã Phù Lưu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) được xây dựng từ nguồn Quỹ Thiện Tâm - Tập đoàn Vingroup và nguồn xã hội hóa của địa phương. Ngôi trường khang trang, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.