Đi tìm dấu vết thành Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Trải qua hàng trăm năm, thành Hà Tĩnh nay không còn nữa, nhưng chúng ta hãy lần theo nguồn thư tịch cổ để đi tìm dấu vết thành trì xưa...

Từ xa xưa, việc xây dựng thành trì luôn được chính quyền phong kiến từ trung ương đến địa phương chú trọng, xem đó là công việc trọng đại của quốc gia. Thành Hà Tĩnh cũng được xây dựng với sự quan tâm đặc biệt của người đứng đầu đất nước, lúc bấy giờ là vua Minh Mạng.

Đi tìm dấu vết thành Hà Tĩnh

Một góc hào thành Hà Tĩnh. Ảnh: Huy Tùng

Địa danh Hà Tĩnh xuất hiện từ năm 1831, khi vua Minh Mạng trong một cuộc cải cách hành chính trên quy mô toàn quốc, đã tách 2 phủ Hà Hoa và Đức Thọ của trấn Nghệ An, thành lập nên tỉnh Hà Tĩnh. Đây là dấu mốc quan trọng đánh dấu sự ra đời của Hà Tĩnh với tư cách là một tỉnh.

Sau khi được thành lập, một yêu cầu được đặt ra là cần phải có thành trì để đóng lỵ sở của tỉnh. Năm Quý Tỵ, Minh Mạng thứ 14 (1833), nhà vua đã cho đắp thành đất Hà Tĩnh. Theo sách Đại Nam thực lục chính biên đệ nhị kỷ, quyển 88, mặt khắc 24 mô tả rất rõ vị trí địa lý cũng như hình thế, chiều dài của thành và quan phụ trách xây thành.

Đi tìm dấu vết thành Hà Tĩnh

Quyển 88, mặt khắc 24

Theo đó: “Tháng Giêng đắp thành đất tỉnh Hà Tĩnh (thành mở 4 cửa tiền, hậu, tả, hữu, mỗi mặt đều dài 140 trượng). Trước kia khi chia đặt tỉnh hạt, Tổng đốc, Tuần phủ cùng với Giám thành chọn được chỗ xã Trung Tiết, huyện Thạch Hà, địa thế cao ráo, rộng rãi, đằng trước có núi Cảm Sơn, lại có một dải sông dài chảy quanh phía trước, vòng sang bên tả, trên thông với sông Nại Giang, dưới thông ra cửa Luật. Đó là một khu đất đẹp. Họ bèn xin đóng thành ở đấy, duy có nước sông hơi mặn, đến đâu phải đào giếng ở đó. Vua sai đình thần bàn lại rồi cho thi hành. Đến bấy giờ lấy 3.000 quân lính ở 2 tỉnh Nghệ - Tĩnh ủy cho Tổng đốc Tạ Quang Cự trông coi mọi việc”.

Đi tìm dấu vết thành Hà Tĩnh

Dấu tích thành Hà Tĩnh. Ảnh: Google Maps

Tháng 3, vua sai Bộ Binh truyền dụ Đổng lý việc xây thành Hà Tĩnh là Tổng đốc Tạ Quang Cự rút những biền binh mà Nghệ An đã phái đi trước, về tỉnh lỵ, rồi chọn lấy 1.000 quân trong tỉnh còn sung sức, không cứ đương ở ban hay đã hạ ban phải chăm huấn luyện thêm đợi kỳ ra quân, đặc cách sai Thự Thống chế Thần sách Hữu dinh là Tôn Thất Bằng thay Tạ Quang Cự làm Đổng lý việc xây thành Hà Tĩnh.

Đi tìm dấu vết thành Hà Tĩnh

Hệ thống hào phía đông thành Hà Tĩnh. Ảnh: Huy Tùng

Vào mùa hè, vùng đất Hà Tĩnh có khí hậu rất khắc nghiệt, từ đó cũng sinh ra nhiều dịch bệnh, dân phu đắp thành nhiều người bị bệnh, còn có người bị chết. Biết được điều đó, nhà vua đã ra lệnh cho mua nhiều vị thuốc, sai lương y điều trị. Nếu có kẻ nào chết thì mỗi người được cấp một tấm vải và 3 quan tiền.

Đi tìm dấu vết thành Hà Tĩnh

Cửa Hậu thành Hà Tĩnh xưa, nay là đường Nguyễn Hữu Thái. Ảnh: Huy Tùng

Tháng 6, việc xây thành Hà Tĩnh đã xong, nhà vua ban thưởng cho những người tham gia, từ quan phụ trách đến dân phu. Theo sách Đại Nam thực lục chính biên đệ nhị kỷ, quyển 95, mặt khắc 12: “Thưởng cho Đổng lý Tống Phước Lương và Tôn Thất Bằng do Kinh phái đi và từ Đốc, Phủ, Quản vệ trở xuống đều được gia cấp, kỷ lục, tấm sa và bạc có thứ bậc khác nhau. Lại sai các tỉnh thần ấy lấy tiền kho ra thưởng cho dân phu làm thuê. Quảng Trị 4.000 quan, Quảng Nam và Hà Tĩnh mỗi tỉnh 6.000 quan”.

Đi tìm dấu vết thành Hà Tĩnh

Quyển 95, mặt khắc 12

Nhà vua quan tâm sâu sát đến việc đắp thành chứ không chỉ nghe lời tâu của một người. Chính vì vậy, mỗi quyết định đưa ra đều hợp tình, hợp lý với lòng yêu thương dân như con. Theo sách Đại Nam thực lục chính biên đệ nhị kỷ, quyển 97, mặt khắc 21: “Thự Tuần phủ Hà Tĩnh là Lê Dục Đức, tâu nói:“Con đường phụ trách quanh thành và dinh thự, kho tàng hiện đương sửa chữa. Tính công thấy vượt hơn số dự trù trước là trên 4 vạn công. Vậy xin trách cứ và những người làm thuê”.

Đi tìm dấu vết thành Hà Tĩnh

Quyển 97, mặt khắc 21

Vua dụ: “Ta nghe nói dân tỉnh ấy đến làm việc với tấm lòng sốt sắng như con làm việc cho cha, vốn không phải là lười nhác, chỉ vì gặp mưa nhiều, việc làm phí tổn hơn lên, đến nỗi không được như hạn định. Đó là vì sức không tới thôi. Vả lại, ta từ trước đến nay, một lòng yêu dân, chưa từng đem sức dân dùng phí, vậy sao lại nỡ trút cho dân ta những công việc lực dịch chưa xong này? Vậy chuẩn cho cứ y theo thể lệ thuê mướn, cấp trả tiền và gạo”.

Đi tìm dấu vết thành Hà Tĩnh

Đường Lý Tự Trọng hiện nay là lối vào cửa Hữu thành Hà Tĩnh xưa. Ảnh: Huy Tùng

Như vậy, mặc dù gặp khó khăn về thời tiết, dịch bệnh nhưng với sự quan tâm của vua Minh Mạng, thành Hà Tĩnh đã được đắp xong trong vòng nửa năm. Đây là công trình thể hiện tinh thần chung sức, chung lòng của vua, quan triều Nguyễn và nhân dân Hà Tĩnh.

Tài liệu tham khảo:

Hồ sơ H22/89, Mộc bản Triều Nguyễn, Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV

Hồ sơ H22/97, Mộc bản Triều Nguyễn, Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV

Hồ sơ H22/98, Mộc bản Triều Nguyễn, Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV

Sách Đại Nam thực lục chính biên đệ nhị kỷ, tập 3, NXB Giáo dục, 2001

( Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV)

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Chủ đề Đô thị loại II

Đọc thêm

Phố trong làng Thành Phú

Phố trong làng Thành Phú

Hành trình gần 10 năm xây dựng nông thôn mới đã đưa thôn Thành Phú (xã Xuân Thành, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) “thay da, đổi thịt”, vươn mình trở thành miền quê đáng sống.
"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

Bị teo tứ chi, nhưng với ý chí, nghị lực phi thường, anh Lê Xuân Thắng (xã Ích Hậu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã vượt lên số phận nghiệt ngã, lan tỏa năng lượng sống tích cực trong cộng đồng, nhất là với các đoàn viên thanh niên.
Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được các tỉnh tổ chức đã góp phần lan tỏa các giá trị văn hóa của hình thức diễn xướng dân gian này. Và các nghệ nhân, nghệ sỹ cũng học hỏi được rất nhiều từ những lần hội ngộ đó.
Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Mang theo hồi ức của cha ông, tôi tìm về những làng quê ví, giặm xứ Nghệ - Tĩnh, để lắng nghe và cảm nhận không gian đời sống văn hóa xưa - nay trên 2 miền quê hương đôi bờ sông Lam (Hà Tĩnh - Nghệ An).
Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Bằng tâm huyết và những cách làm sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, chị Phạm Thị Hương - Chủ tịch Hội LHPN huyện Kỳ Anh và chị Trần Thị Nguyệt - Chủ tịch Hội LHPN Can Lộc (Hà Tĩnh) đã được Trung ương Hội LHPN Việt Nam trao tặng các phần thưởng cao quý.
“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí/ Giữ lòng đỏ như son/ Nuôi thù sâu tận bể”. Những câu thơ trong bài “Gửi bạn người Nghệ Tĩnh” của nhà thơ Huy Cận đã đúc kết tinh thần yêu nước bao đời nay của con người và vùng đất xứ Nghệ, trong đó có Hà Tĩnh.
"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

Những cuộc giao lưu, hẹn hò do BĐBP Hà Tĩnh kết nối đã vun đắp nên nhiều mối tình đẹp cho người dân tộc Chứt ở bản Rào Tre, góp phần đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống
Talkshow: Quán quân Sao Mai xứ Nghệ Hoàng Thu Hà - "Cháy" cùng đam mê

Talkshow: Quán quân Sao Mai xứ Nghệ Hoàng Thu Hà - "Cháy" cùng đam mê

Sở hữu giọng hát ngọt ngào, sâu lắng nhưng cũng đầy nội lực cùng ngoại hình xinh đẹp, nữ ca sĩ GenZ Hoàng Thu Hà (quê Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã xuất sắc vượt qua các vòng thi của Sao Mai xứ Nghệ 2024 để đoạt giải quán quân một cách đầy thuyết phục.
7 năm cõng bạn vào lớp

7 năm cõng bạn vào lớp

Trong suốt 7 năm, hành trình gắn bó với con chữ của Lê Xuân Thịnh Hưng (lớp 10A6, Trường THPT Kỳ Anh, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) luôn có sự đồng hành của 2 bạn Đức Công và Nhật Hào.