(Baohatinh.vn) - Lãnh đạo tỉnh đã giao Sở LĐ-TB&XH Hà Tĩnh kiểm tra lại quy trình, đồng thời sẽ xem xét kỷ luật nếu cá nhân nào để xảy ra sai sót, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan công quyền.
Bà Võ Thị Liên (thôn Bắc Quang, xã Thạch Trung, TP Hà Tĩnh) là 1 trong 97 cựu TNXP đang mong chờ được nhận chế độ mới.
Ông Võ Tá Lý – Phó Chủ tịch Hội Cựu TNXP cho biết, theo Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg, ngày 27/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ và thực hiện Công văn số 343/UBND, ngày 22/1/2015 của UBND tỉnh về tiếp tục thực hiện tổng rà soát đối tượng hưởng các chính sách người có công, Tỉnh đoàn, Hội Cựu TNXP và Sở LĐ-TB&XH đã thành lập các đoàn kiểm tra về từng đối tượng để xác minh.
Hơn 3 tháng đến từng nhà, rà soát 397 đối tượng, sau đó, lập danh sách 97 đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đề nghị chuyển lên mức hưởng 360.000 đồng/tháng. Hội Cựu TNXP đã phối hợp với Tỉnh đoàn làm hồ sơ gửi Sở LĐ-TB&XH vào ngày 16/10/2015. Nếu theo chính sách, các cựu TNXP này sẽ được hưởng từ tháng 10/2011.
Anh Trần Bảo Ngọc - Ban Tổ chức Tỉnh đoàn cho hay: “Việc kiểm tra, rà soát mất khá nhiều thời gian và khá mệt. Sau đó, Tỉnh đoàn đã làm Báo cáo số 392, ngày 16/10/2015 do Bí thư Tỉnh đoàn Nguyễn Thế Hoàn ký, gửi Sở LĐ-TB&XH để đề nghị xem xét cho 97/397 đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được hưởng 360.000 đồng/tháng; 300 đối tượng còn lại, kính đề nghị xem xét giải quyết cho các đối tượng được hưởng 1 trong các loại chính sách xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, đến nay, không hiểu vì lí do gì, hồ sơ chưa được cấp có thẩm quyền xem xét”.
Về hồ sơ bị thất lạc, ông Võ Tá Lý cho hay: Ngày 26/10, một lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH có sang Hội để tìm hiểu lại vấn đề. Lãnh đạo này cho biết, bên Sở hiện không tìm thấy văn bản trên. Theo lãnh đạo này, lỗi là vì UBND tỉnh giao cho Sở Nội vụ chứ không phải Sở LĐ-TB&XH. Tuy nhiên, ông Lý lập luận, nguyên nhân đưa ra là không hợp lý, vì UBND tỉnh giao Sở LĐ-TB&XH là vào tháng 1/2016, trong khi Báo cáo số 392 mà Tỉnh đoàn gửi Sở LĐ-TB&XH là vào ngày 16/10/2015, trước đó đến 3 tháng. Cũng theo ông Lý, văn bản đề nghị trên rất có thể đang đang nằm ở Sở LĐ-TB&XH.
Để những người có công phải trông chờ chính sách vì một “lỗi” hành chính nào đấy quả là điều khó chấp nhận!
Mẹ lấy chồng mới, bố đột ngột qua đời, trong căn nhà xây dựng dở dang, 3 đứa trẻ mồ côi ở xã Kỳ Trung, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh đang nương tựa vào nhau sống trong chuỗi ngày buồn tủi.
Sau nhiều năm xây dựng, hệ thống bể xử lý nước thải sinh hoạt tại xã Cẩm Nhượng (huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) không thể vận hành gây lãng phí và ô nhiễm môi trường.
Ngôi nhà đồng đội được trao tặng góp phần giúp quân nhân Lê Đình Trọng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) ổn định cuộc sống, an tâm công tác và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Dù người dân kiến nghị nhiều lần song tình trạng rác thải ô nhiễm trên tuyến đường Xuân Diệu ở thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) vẫn chưa được giải quyết.
Ngôi nhà tình nghĩa do Ủy ban MTTQ huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) hỗ trợ góp phần hỗ trợ, động viên gia đình hộ cận nghèo trên địa bàn có chỗ ở ổn định, vươn lên trong cuộc sống.
Bị chính quyền chấm dứt hoạt động, các cơ sở chế biến gỗ rừng trồng có xay băm dăm ở Hương Khê (Hà Tĩnh) mong muốn các cấp, ngành sớm có hướng tháo gỡ, đảm bảo hợp lý, hợp tình.
Cấp ủy, chính quyền địa phương, Hội Cựu chiến binh huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) và các nhà hảo tâm đã khởi công xây dựng nhà thờ cúng để tri ân liệt sĩ Nguyễn Viết Xuân.
Sự hỗ trợ của tổ chức Zhishan Foundation (Đài Loan) đã góp phần giúp các nhà trường ở Hà Tĩnh nâng cao chất lượng giáo dục; đồng thời tạo điều kiện để các em học sinh hoàn cảnh khó khăn nỗ lực vượt khó.
Cầu Cơn Gáo thuộc xã Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn hồ chứa nước thượng nguồn Sông Trí vào mỗi mùa mưa lũ.
Dù trên địa bàn có nhà máy nước sạch song nhiều năm qua, rất nhiều hộ dân ở xã Tiến Lộc cũ, nay là thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) lại rơi vào tình trạng thiếu nước sạch!
Một trong những trục đường chính ở Cụm công nghiệp Thạch Kim (huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) cần sớm được nâng cấp, dọn dẹp vì ô nhiễm, xuống cấp, mất an toàn.
Nhiều loại đồ ăn, bánh kẹo, nước giải khát và cả thuốc chữa bệnh không rõ nguồn gốc, xuất xứ được bán tràn lan tại hội chợ thương mại đang diễn ra tại thành phố Hà Tĩnh...
Lựa chọn mô hình sinh kế phù hợp, đồng hành cùng người dân trong sản xuất, chăn nuôi, TP Hà Tĩnh từng bước giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo, nâng cao đời sống cho người dân.
Sau thời gian dài “án binh bất động”, Dự án nhà đa chức năng và các hạng mục phụ trợ tại Trường TH&THCS Sơn Lĩnh (Hương Sơn – Hà Tĩnh) được thi công trở lại.
Trạm Kiểm dịch động vật nội địa (thuộc Chi cục Chăn nuôi và Thú y - Sở NN&PTNT Hà Tĩnh) tại phường Đậu Liêu, TX Hồng Lĩnh bị bỏ không hơn 3 năm vì thiếu lối đi vào.
Với những lợi ích về mặt trang trí và tín ngưỡng, những hồ cá Koi trong các quán cà phê đang được xây dựng phổ biến ở Hà Tĩnh, song đây cũng là nơi tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm.
Nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Lý Tự Trọng (20/10/1914-20/10/2024), các tổ chức đoàn đã tổ chức nhiều hoạt động thiện nguyện hướng đến các em học sinh khó khăn.
Sau khi Báo Hà Tĩnh phản ánh về tình trạng chợ tự phát lấn đường ở thị trấn Cẩm Xuyên, chính quyền địa phương đã vào cuộc dẹp bỏ, lập lại trật tự trên địa bàn.
Những con bò sinh sản được trao tặng sẽ giúp cho các hộ dân khó khăn ở xã Thuần Thiện (Can Lộc, Hà Tĩnh) có thêm điều kiện phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo và ổn định cuộc sống.
Tình trạng đi ngược chiều, tuỳ tiện rẽ vào đường cấm, dừng xe không đúng nơi quy định... đang diễn ra trên tuyến QL1, đoạn qua thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh).
Sau gần 2 năm triển khai, nhiều mô hình tái sử dụng túi nilon tại các chợ dân sinh trên địa bàn TP Hà Tĩnh không còn phát huy hiệu quả, thậm chí chứa đầy rác thải, gây ô nhiễm.