Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh lấy ý kiến góp ý xây dựng Dự án Luật Sở hữu trí tuệ

(Baohatinh.vn) - Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Hà Tĩnh vừa tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề “Khoa học và công nghệ” và lấy ý kiến góp ý xây dựng Dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT).

Chiều 30/9, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề “Khoa học và công nghệ” và lấy ý kiến góp ý xây dựng Dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT).

Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Trần Đình Gia; Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Phạm Thị Thu Hà; Giám đốc Sở KH&CN Đỗ Khoa Văn chủ trì hội nghị. Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Văn Kỳ cùng dự.

Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh lấy ý kiến góp ý xây dựng Dự án Luật Sở hữu trí tuệ

Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Trần Đình Gia; Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Phạm Thị Thu Hà; Giám đốc Sở KH&CN Đỗ Khoa Văn chủ trì hội nghị.

Tại hội nghị, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Trần Đình Gia đã thông qua dự kiến nội dung, chương trình Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV. Theo đó, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật SHTT sẽ là 1 trong 5 dự án Luật được Quốc hội dự kiến xem xét thông qua tại Kỳ họp lần này.

Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh lấy ý kiến góp ý xây dựng Dự án Luật Sở hữu trí tuệ

Phó Giám đốc Sở KH&CN Nguyễn Huy Trọng báo cáo tóm tắt về lĩnh vực khoa học và công nghệ của tỉnh thời gian qua.

Góp ý vào Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật SHTT, các đại biểu cho rằng: Luật SHTT được Quốc hội khóa XI thông qua tại kỳ họp thứ 8, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2006; được sửa đổi, bổ sung vào các năm 2009 và năm 2019; là văn bản pháp luật quan trọng, điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến loại tài sản đặc biệt - tài sản trí tuệ.

Qua 16 năm thi hành, Luật SHTT đã phát huy vai trò to lớn trong việc tạo hành lang pháp lý cho hoạt động sáng tạo, khai thác, sử dụng và thụ hưởng các tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, thực thi pháp luật trong nước và hội nhập quốc tế...

Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, Luật SHTT còn tồn tại một số vướng mắc, bất cập nhất định. Do đó, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật SHTT trên cơ sở phát huy ưu điểm và khắc phục các hạn chế của Luật SHTT hiện hành là hết sức cần thiết.

Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh lấy ý kiến góp ý xây dựng Dự án Luật Sở hữu trí tuệ

Cùng dự hội nghị có các vị ĐBQH đoàn Hà Tĩnh; Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh; lãnh đạo Ban Pháp chế, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh; lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ, các sở, ngành, địa phương...

Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung đóng góp các ý kiến chất lượng về: Quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp; xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi xâm phạm quyền SHTT; thủ tục đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan, thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp; bảo đảm mức độ thỏa đáng và cân bằng trong bảo hộ quyền SHTT; hoạt động hỗ trợ về SHTT; chính sách nâng cao hiệu quả của hoạt động bảo vệ quyền SHTT; tên dự thảo Luật; bố cục, câu chữ…

Cụ thể, tại quy định về bảo hộ nhãn hiệu âm thanh (tại các khoản 31, 32 và 33 Điều 1), đại biểu cho rằng cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung để điều chỉnh loại nhãn hiệu này nhằm bảo đảm tính cụ thể, hiệu lực thực thi; đề nghị cơ quan soạn thảo, xem xét sửa đổi bổ sung khoản 1, Điều 14 để phù hợp với các loại hình tác phẩm mới ra đời và được bảo hộ bởi quyền tác giả.

Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh lấy ý kiến góp ý xây dựng Dự án Luật Sở hữu trí tuệ

Phó Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân Bùi Việt Hùng cho rằng cần giảm bớt các thủ tục hành chính, thời gian cấp bằng SHTT đối với các sản phẩm do người nông dân sáng chế.

Về quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước (khoản 36, Điều 1); đại biểu đề nghị lựa chọn phương án 1, vì việc quy định riêng về quyền đăng ký đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được tạo ra do sử dụng cơ sở vật chất - kỹ thuật, kinh phí từ ngân sách nhà nước là không cần thiết và không tạo sự thống nhất trong thực hiện thủ tục hành chính.

Mặt khác, liên quan đến khoản 37, cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện phương án này theo hướng bổ sung, làm rõ “cơ chế phân chia hợp lý lợi ích giữa Nhà nước, cơ quan chủ trì và tác giả” để thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng, khắc phục sự không thống nhất giữa quy định về quyền đăng ký, sở hữu đối với kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước trong các luật hiện hành.

Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh lấy ý kiến góp ý xây dựng Dự án Luật Sở hữu trí tuệ

Phó Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh Nguyễn Thanh Hải đề xuất Luật Sở hữu trí tuệ cần có quy định cụ thể để các sản phẩm bán ra thị trường phải có tiêu chuẩn chứng nhận; đơn giản hóa thủ tục bảo hộ sở hữu trí tuệ...

Đại biểu cũng đề nghị bổ sung cụ thể về hình thức tuyên bố của chủ văn bằng (bằng văn bản hay hình thức khác) về hủy bỏ quyền đối với trường hợp chấm dứt hiệu lực của văn bằng bảo hộ; soạn thảo chặt chẽ các quy định trong đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp....

Về kỹ thuật lập pháp, Luật SHTT có nhiều nội dung nội luật hóa quy định của các điều ước quốc tế có liên quan, do đó về văn phong, kỹ thuật lập pháp cần phải được tiếp tục rà soát, chỉnh lý, hoàn thiện để bảo đảm logic, dễ hiểu.

Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh lấy ý kiến góp ý xây dựng Dự án Luật Sở hữu trí tuệ

Phó Giám đốc Sở Tư pháp Nguyễn Quốc Tuấn đề nghị tại khoản 12, Điều 1 cần xem xét, chỉnh sửa theo hướng quyền nhân thân của người biểu diễn (phản đối bất kỳ sự xuyên tạc, cắt xén hoặc sửa đổi khác đối với cuộc biểu diễn mà không được sự đồng ý của người biểu diễn).

Đại biểu cũng đề nghị cần nghiên cứu giải pháp, cơ chế phân cấp, phân quyền trong thực hiện các thủ tục xử lý đơn đăng ký các đối tượng sở hữu công nghiệp để nâng cao vai trò, trách nhiệm của địa phương và góp phần khắc phục bất cập về tiến độ xử lý đơn; xây dựng Luật theo hướng cụ thể hóa để thực hiện.

Về các quy định về biện pháp thực thi quyền SHTT, đề nghị cần nghiên cứu theo hướng nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác thực thi, đảm bảo tính răn đe, ngăn chặn hành vi xâm phạm.

Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh lấy ý kiến góp ý xây dựng Dự án Luật Sở hữu trí tuệ

Kết luận hội nghị, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Trần Đình Gia ghi nhận, đánh giá cao những ý kiến đóng góp tâm huyết, trách nhiệm của các đại biểu.

Những kiến nghị, đề xuất của cử tri sẽ được tổng hợp, phân loại để trình lên Quốc hội xem xét vào kỳ họp tới.

Thùy Dương

Đọc thêm

Công bố Bộ pháp điển Việt Nam

Công bố Bộ pháp điển Việt Nam

Chiều tối 5/11, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long dự Hội nghị tổng kết nhiệm vụ hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trong cả nước kỳ 2019 - 2023 và công bố Bộ pháp điển Việt Nam.
Thăm hỏi các gia đình nạn nhân tai nạn giao thông

Thăm hỏi các gia đình nạn nhân tai nạn giao thông

Lãnh đạo Ban ATGT tỉnh và các địa phương chia sẻ với những mất mát của các gia đình nạn nhân TNGT ở Can Lộc, Đức Thọ, Vũ Quang, Hương Khê (Hà Tĩnh) và động viên họ sớm vượt qua nỗi đau.
Những câu chuyện "thức tỉnh" người lầm lỗi

Những câu chuyện "thức tỉnh" người lầm lỗi

Những chia sẻ của người thân tại hội nghị đại biểu gia đình phạm nhân ở Trại giam Xuân Hà (Hà Tĩnh) tạo động lực cho những người lỗi lầm chấp hành tốt án phạt, sớm tái hòa nhập cộng đồng.
Nhảm nhí bói toán, cúng giải hạn…

Nhảm nhí bói toán, cúng giải hạn…

Hiện tượng lừa đảo dưới danh nghĩa bói toán, cúng giải hạn chưa bao giờ bớt “nóng”. Những kẻ lừa đảo tự xưng là “thầy”, là “cô” có khả năng đặc biệt, am hiểu về tâm linh, bói toán và cúng bái, hứa hẹn có thể hóa giải mọi xui rủi và mang lại bình an, tài lộc cho người đến xem.
Nợ nần sinh lừa đảo

Nợ nần sinh lừa đảo

Do nợ nần trong làm ăn, Nguyễn Văn Đức (trú huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã lừa đảo chiếm đoạt số tiền của 2 bị hại trên địa bàn hơn 1 tỷ đồng. Đức như chết lặng khi nghe HĐXX tuyên án.