THÔNG BÁO MỜI BÀY TỎ QUAN TÂM
THAM GIA THỰC HIỆN MÔ HÌNH THÍ ĐIỂM/TRÌNH DIỄN CỦA DỰ ÁN HỖ TRỢ NÔNG NGHIỆP CÁC BON THẤP
Dự án Hỗ trợ Nông nghiệp các bon thấp (LCASP) triển khai xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp các bon thấp trong khuôn khổ dự án, gồm:
- Mô hình: Sử dụng hệ thống máy tách phân để xử lý chất thải chăn nuôi làm nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ quy mô trang trại.
- Mô hình: Sử dụng máy phát điện bằng khí sinh học quy mô trang trại.
- Mô hình: Sử dụng phân phân bò làm nguyên liệu nuôi giun quế.
- Mô hình: Sử dụng nước xả công trình khí sinh học làm phân bón cho cây trồng.
Ban Quản lý các dự án ODA ngành NN&PTNT trân trọng kính mời các chủ hộ nông dân, chủ trang trại, đơn vị quan tâm và đáp ứng tiêu chí kèm theo, đăng ký tham gia thực hiện mô hình.
I. Thông tin chính về các mô hình:
1.Mô hình:
Sử dụng hệ thống máy tách phân để xử lý chất thải chăn nuôi làm nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ quy mô trang trại.
1.1 Mục tiêu:
a) Xử lý được chất thải, nước thải chăn nuôi;
b) Tạo nguồn nguyên liệu để sản xuất phân hữu cơ chất lượng cao, chuyên dùng;
c) Giảm thiểu ô nhiễm môi trường;
d) Tăng thu nhập cho người dân.
1.2. Nội dung mô hình:
a) Mua sắm thiết bị tách chất thải rắn từ chất thải lỏng, hoặc cặn hầm khí sinh học (nếu có) và các thiết bị phụ trợ để làm nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ;
b) Hướng dẫn vận hành và sử dụng thiết bị, hướng dẫn quy trình;
c) Đào tạo tập huấn, thông tin tuyên truyền.
1.3. Đầu tư của dự án:
Dự án đầu tư hỗ trợ kỹ thuật (hướng dẫn kỹ thuật, đào tạo, thông tin tuyên truyền) và các thiết bị chính. Thiết bị được sử dụng để thực hiện mô hình tại trang trại/hộ là tài sản thuộc về dự án, do Ban QLDA tỉnh quản lý. Sau khi kết thúc dự án (30/6/2019), tài sản được xử lý theo quy định của Nhà nước.
1.4. Đối ứng của hộ nông dân/đơn vị:
Các chi phí khác do hộ/trang trại cam kết đóng góp để đảm bảo thực hiện mô hình mà không được dự án hỗ trợ.
1.5. Tiêu chí chọn hộ/trang trại:
a) Có vấn đề môi trường trong chăn nuôi cần xử lý;
b) Hộ/trang trại có ít nhất có 1.000 đầu lợn;
c) Tự nguyện tham gia mô hình;
d) Có sẵn cơ sở hạ tầng gồm: (i) hệ thống thu gom chất thải; (ii) bể chứa chất thải lỏng; (iii) mặt bằng để lắp đặt các thiết bị và chứa chất thải rắn sau khi tách;
e) Có nguồn nhân lực đủ khả năng tiếp nhận công nghệ;
f) Vị trí thuận tiện cho tham quan, đào tạo, tập huấn;
g) Không vướng mắc về tài chính, tài sản: như nợ ngân hàng khó đòi, tranh chấp đất đai...
h) Ưu tiên trang trại sử dụng nhiều nhân lực là phụ nữ/dân tộc ít người;
i) Không vi phạm pháp luật và không đang trong quá trình thực hiện/thi hành các bản án.
2. Mô hình:
Sử dụng máy phát điện bằng khí sinh học quy mô trang trại.
2.1. Mục tiêu:
a) Xử lý được chất thải, nước thải chăn nuôi;
b) Giảm chi phí nhiên liệu, giảm nguy cơ chặt phá rừng làm chất đốt;
c) Giảm thiểu ô nhiễm môi trường;
d) Tăng thu nhập cho người dân.
2.2. Nội dung chính:
a) Mua sắm máy phát điện và thiết bị phụ trợ để phát điện sử dụng khí sinh học;
b) Hướng dẫn sử dụng thiết bị, quy trình vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa;
c) Đào tạo tập huấn, thông tin tuyên truyền.
2.3. Đầu tư của dự án:
Dự án đầu tư hỗ trợ kỹ thuật (hướng dẫn kỹ thuật, đào tạo, thông tin tuyên truyền) và các thiết bị chính. Thiết bị được sử dụng để thực hiện mô hình tại trang trại/hộ là tài sản thuộc về dự án, do Ban QLDA tỉnh quản lý. Sau khi kết thúc dự án (30/6/2019), tài sản được xử lý theo quy định của Nhà nước.
2.4. Đối ứng của hộ nông dân/đơn vị:
Các chi phí khác do hộ/trang trại cam kết đóng góp để đảm bảo thực hiện mô hình mà không được dự án hỗ trợ.
2.5. Tiêu chí chọn hộ/trang trại:
a) Có vấn đề môi trường sử dụng khí sinh học;
b) Có nhu cầu về sử dụng điện, song khả năng tiếp cận điện lưới khó khăn hoặc giá điện lưới quá cao;
c) Hộ/trang trại có ít nhất có 2.000 đầu lợn;
d) Đã có công trình khí sinh học ít nhất 1.000 m3;
e) Tự nguyện tham gia mô hình;
f) Có sẵn cơ sở hạ tầng gồm: (i) hệ thống khí sinh học; (ii) hệ thống chuyển tải điện; (iii) mặt bằng để lắp đặt các thiết bị phục vụ phát điện;
g) Có nguồn nhân lực đủ khả năng tiếp nhận công nghệ;
h) Vị trí thuận tiện cho tham quan, đào tạo, tập huấn;
i) Không vướng mắc về tài chính, tài sản: như nợ ngân hàng khó đòi, tranh chấp đất đai...
j) Ưu tiên trang trại sử dụng nhiều nhân lực là phụ nữ/dân tộc ít người;
Không vi phạm pháp luật và không đang trong quá trình thực hiện/thi hành các bản án.
3.Mô hình:
Sử dụng phân phân bò làm nguyên liệu nuôi giun quế.
1.1. Mục tiêu:
a) Xử lý được chất thải chăn nuôi bò sữa và bò thịt;
b) Tạo nguồn nguyên liệu để sản xuất phân hữu cơ chất lượng cao, chuyên dùng;
c) Giảm thiểu ô nhiễm môi trường;
d) Tăng thu nhập cho người dân.
1.2. Nội dung mô hình:
a) Mua sắm thiết bị phục vụ nuôi giun quế (máy bơm và hệ thống tưới phun, máy đảo trộn phân, máy đóng bao,…)
b) Hướng dẫn quy trình nuôi giun.
c) Đào tạo tập huấn, thông tin tuyên truyền.
1.3. Đầu tư của dự án:
Dự án đầu tư hỗ trợ kỹ thuật (hướng dẫn kỹ thuật, đào tạo, thông tin tuyên truyền) và các thiết bị chính. Thiết bị được sử dụng để thực hiện mô hình tại trang trại/hộ là tài sản thuộc về dự án, do Ban QLDA tỉnh quản lý. Sau khi kết thúc dự án (30/6/2019), tài sản được xử lý theo quy định của Nhà nước.
1.4. Đối ứng của hộ nông dân/đơn vị:
Các chi phí khác do hộ/trang trại cam kết đóng góp để đảm bảo thực hiện mô hình mà không được dự án hỗ trợ.
1.5. Tiêu chí chọn hộ/trang trại:
a) Có vấn đề môi trường trong chăn nuôi bò sữa và bò thịt cần xử lý.
b) Nhóm hộ/trang trại có ít nhất 20 con bò.
c) Tự nguyện tham gia mô hình.
d) Có sẵn cơ sở hạ tầng gồm: (i) hệ thống nuôi giun (nhà nuôi); (ii) mặt bằng để tập kết phân bò và chứa phân giun.
e) Có nguồn nhân lực đủ khả năng tiếp nhận công nghệ.
f) Vị trí thuận tiện cho tham quan, đào tạo, tập huấn.
g) Không vướng mắc về tài chính: như nợ ngân hàng khó đòi, tranh chấp đất đai...
h) Ưu tiên trang trại sử dụng nhiều nhân lực là phụ nữ/dân tộc ít người.
Không vi phạm pháp luật và không đang trong quá trình thực hiện/ thi hành các bản án.
4. Mô hình:
Sử dụng nước xả công trình khí sinh học làm phân bón cho cây trồng.
1.1. Mục tiêu:
a) Xử lý được nước xả công trình khí sinh học (biogas) làm phân hữu cơ dạng lỏng phục vụ nhu cầu sản xuất tại chỗ;
b) Giảm thiểu ô nhiễm môi trường;
c) Tăng thu nhập cho người dân.
1.2. Nội dung mô hình:
a) Mua sắm thiết bị phục vụ xử lý nước xả công trình khí sinh học làm phân hữu cơ dạng lỏng (máy khuấy, sục khí, đóng can, hệ thống ống, máy bơm,…);
b) Hướng dẫn vận hành và sử dụng thiết bị, hướng dẫn quy trình;
c) Đào tạo tập huấn, thông tin tuyên truyền.
1.3. Đầu tư của dự án:
Dự án đầu tư hỗ trợ kỹ thuật (hướng dẫn kỹ thuật, đào tạo, thông tin tuyên truyền) và các thiết bị chính. Thiết bị được sử dụng để thực hiện mô hình tại trang trại/hộ là tài sản thuộc về dự án, do Ban QLDA tỉnh quản lý. Sau khi kết thúc dự án (30/6/2019), tài sản được xử lý theo quy định của Nhà nước.
1.4. Đối ứng của hộ nông dân/đơn vị:
Các chi phí khác do hộ/trang trại cam kết đóng góp để đảm bảo thực hiện mô hình mà không được dự án hỗ trợ.
1.5. Tiêu chí chọn hộ/trang trại:
a) Có vấn đề môi trường trong quản lý công trình khí sinh học cần xử lý;
b) Công trình khí sinh học quy mô trung bình trở lên;
c) Tự nguyện tham gia mô hình;
d) Có sẵn cơ sở hạ tầng gồm: (i) hệ thống thu gom nước thải; (ii) bể chứa chất thải lỏng, bể lắng, hồ sinh học; (iii) mặt bằng để lắp đặt các thiết bị và chứa phân bón dạng lỏng sau chế biến;
e) Có nguồn nhân lực đủ khả năng tiếp nhận công nghệ;
f) Vị trí thuận tiện cho tham quan, đào tạo, tập huấn;
g) Không vướng mắc về tài chính: như nợ ngân hàng khó đòi, tranh chấp đất đai...
h) Ưu tiên trang trại sử dụng nhiều nhân lực là phụ nữ/dân tộc ít người;
Không vi phạm pháp luật và không đang trong quá trình thực hiện/ thi hành các bản án.
II. Hồ sơ đăng ký gồm:
- Đơn đăng ký tham gia xây dựng mô hình;
- Thông tin tóm tắt về chủ hộ/trang trại (theo biểu mẫu của Ban QLDA cung cấp). Hộ/trang trại liên hệ trực tiếp với Ban QLDA tỉnh để được cung cấp miễn phí biểu mẫu.
- Địa chỉ nộp hồ sơ: Ban Quản lý các dự án ODA ngành NN&PTNT – Dự án Hỗ trợ Nông nghiệp các bon thấp tỉnh Hà Tĩnh.
Địa chỉ: Xóm Tân Phú - xã Thạch Trung - TP Hà Tĩnh - tỉnh Hà Tĩnh.
Điện thoại: 0393 858 921;
Fax: 0393 858 921
Email: [email protected] hoặc [email protected]
Hồ sơ có thể nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện muộn nhất trước 16h ngày 25/7/2016 (theo xác nhận của Ban QLDA tỉnh hoặc dấu bưu điện nơi gửi). Ban Quản lý dự án sẽ không chịu trách nhiệm nếu hồ sơ bị thất lạc (nếu nộp qua đường bưu điện).
Ban Quản lý các dự án ODA ngành NN&PTNT sẽ tổ chức họp tham vấn với các chủ hộ/trang trại nộp hồ sơ đăng ký hợp lệ vào ngày 26/7/2016.
Ban Quản lý các dự án ODA ngành NN&PTNT sẽ tổ chức xét chọn hộ/đơn vị tham gia theo tiêu chí và kết quả lựa chọn sẽ được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng (các hộ/đơn vị không được lựa chọn sẽ được thông báo với các lý do cụ thể).
Thông tin chi tiết xin liên hệ:
Ban Quản lý các dự án ODA ngành NN&PTNT – Dự án Hỗ trợ Nông nghiệp các bon thấp tỉnh Hà Tĩnh.
Địa chỉ: Xóm Tân Phú – xã Thạch Trung – thành phố Hà Tĩnh – tỉnh Hà Tĩnh.
Điện thoại: 0393 686 646;
0393 686 636; Fax: 0393 858 921.
Email: [email protected] hoặc [email protected]
Cán bộ liên hệ: ông Đặng Danh Khánh; SĐT: 0918 477 011
BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ODA
NGÀNH NN&PTNT HÀ TĨNH