Dự đoán “bức tranh toàn cảnh” công nghệ quốc phòng năm 2021

Bất chấp một năm đầy thách thức, đầu tư cho đổi mới quốc phòng của nhiều nước vẫn tiếp tục “phi nước đại”; các chương trình dài hạn đã có những kết quả đầy hứa hẹn, có khả năng thay đổi cục diện chiến tranh trong tương lai.

Hãy xem các công nghệ đã thống trị năm 2020 sẽ tiến triển như thế nào trong năm tới!

Có và không có người lái

Tháng 10/2020, Quân đội Mỹ đã khởi động lại chương trình Phương tiện chiến đấu có người lái tùy chọn (Optionally Manned Fighting Vehicle - OMFV), với Rheinmetall, Raytheon và Textron. Tự động hóa rất phù hợp cho các hoạt động hàng hải, không chỉ để săn mìn, tuy vậy, sử dụng phương tiện có người lái sẽ giúp tăng thêm hiệu quả.

Năm 2020, chương trình Phương tiện bề mặt không người lái cỡ lớn (Large Unmanned Surface Vehicle - LUSV) của Hải quân Mỹ vẫn được chuẩn bị để thực hiện mặc dù đã cắt giảm, được thiết kế để hoạt động không người lái nhưng có thể cùng với thủy thủ, nếu cần.

Dự đoán “bức tranh toàn cảnh” công nghệ quốc phòng năm 2021

Dự án máy bay thế hệ thứ sáu không người lái Tempest của Anh. Nguồn: defenceiq.com

Với máy bay, xu hướng có phi hành đoàn nhiều tiềm năng hơn. Bắt đầu vào năm 2018, Tempest là máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu đang được phát triển cho Không quân Hoàng gia Anh bởi tập đoàn Team Tempest bao gồm BAE Systems, Leonardo UK, Rolls-Royce, MBDA UK và Bộ Quốc phòng, sẽ đi vào hoạt động vào giữa những năm 2030, sử dụng công nghệ bầy đàn để điều khiển máy bay không người lái khi đang bay. Năm 2020 đã chứng kiến một số tin tức lạc quan cho Tempest - dự án này sẽ đóng góp ít nhất 25 tỷ bảng cho nền kinh tế của Vương quốc Anh và tạo ra trung bình 20.000 việc làm mỗi năm từ năm 2026 đến năm 2050.

Tuy nhiên, một chuyên gia từ Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Hoàng gia Anh cảnh báo, Tempest có thể không phải là giải pháp toàn diện mà giới quân sự đang tìm kiếm. Có những hạn chế đáng chú ý khi tiến hành một giải pháp được điều khiển tùy chọn cho các máy bay chiến đấu trong tương lai, vì chúng hứa hẹn sẽ giữ lại những nhược điểm của cả hệ thống có người lái và không có người lái mà không mang lại lợi ích chính của cả hai cách tiếp cận.

Một START mới cho kiểm soát vũ khí

Tổng thống đắc cử Joe Biden sẽ nhậm chức vào tháng 1/2021, đã thể hiện rõ cam kết của mình đối với các hiệp ước kiểm soát vũ khí, tìm kiếm sự gia hạn đối với hiệp ước New START khống chế kho vũ khí hạt nhân của Mỹ và Nga. Ông Biden được nhiều người mong đợi sẽ tìm cách gia hạn hiệp ước New START được ký kết lần đầu tiên vào năm 2010 và sử dụng nó làm cơ sở để đàm phán các thỏa thuận kiểm soát vũ khí trong tương lai. Trang web của ông Biden tuyên bố: “Tổng thống đắc cử Biden sẽ thực hiện các bước khác để thể hiện cam kết của chúng ta trong việc giảm vai trò của vũ khí hạt nhân”.

Như đã nói vào năm 2017, Biden tin mục đích duy nhất của kho vũ khí hạt nhân của Mỹ là răn đe - và nếu cần, sẽ trả đũa - bằng một cuộc tấn công hạt nhân. Với tư cách là Tổng thống, ông Biden sẽ làm việc để đưa niềm tin đó vào thực tế, có tham vấn các đồng minh và quân đội Mỹ. Về vấn đề Iran, Biden đã báo hiệu tham vọng của ông là đưa Mỹ tái gia nhập Thỏa thuận hạt nhân Iran - hay Kế hoạch hành động toàn diện chung - nếu Tehran quay trở lại tuân thủ các điều khoản của thỏa thuận. Sau khi thỏa thuận được khôi phục, ông Biden sẽ thúc đẩy để “củng cố và kéo dài” thỏa thuận.

Chạy đua Internet vạn vật quân sự

Vào tháng 11, Trợ lý phụ trách Tiếp thu Công nghệ và Hậu cần của Bộ trưởng Không quân Mỹ xác nhận rằng, Internet vạn vật quân sự (“Internet of Military Things”), hay Hệ thống Quản lý Chiến đấu Tiên tiến (“Advanced Battle Management System” - ABMS) của Không quân Mỹ, đã sẵn sàng cho giai đoạn chuyển giao. ABMS đang chuyển sang giai đoạn tiếp theo với các cuộc trình diễn và được hỗ trợ bởi Tổ chức doanh nghiệp chuyên nghiệp (PEO).

Dự đoán “bức tranh toàn cảnh” công nghệ quốc phòng năm 2021

Cuộc chạy đua Internet vạn vật quân sự đang diễn ra rất sôi động; Nguồn: wikipedia.org

Việc phát triển tiếp theo đã được giao cho Văn phòng Năng lực Nhanh (Rapid Capabilities Office - RCO) của Không quân Mỹ (RCO), nơi đã giúp chế tạo máy bay vũ trụ X-37B. ABMS là một phần trong kế hoạch lớn hơn của Mỹ về khái niệm chỉ huy và kiểm soát chung trên mọi miền (Joint All-Domain Command and Control - JADC2), nhằm mục đích kết nối các cảm biến của Lục quân, Hải quân, Không quân và Thủy quân Lục chiến thành một mạng duy nhất.

Trong năm qua, Không quân Mỹ đã tổ chức ba cuộc trình diễn ABMS và hệ thống này thậm chí còn được sử dụng để hỗ trợ đối phó với đại dịch của Bộ Quốc phòng. Một hệ thống tương tự cũng đang được thực hiện ở Anh, để kết nối các lực lượng vũ trang của đảo quốc sương mù. Cuộc thử nghiệm Chiến đấu của Quân đội Anh (AWE) 2020 vừa rồi cho thấy, các công nghệ chỉ huy và điều khiển là một trọng tâm của các nỗ lực phát triển.

Khả năng mạng trong không gian

Năm 2020, Anh theo gương của Mỹ, ra mắt Bộ Tư lệnh Không gian của Lực lượng Không quân Hoàng gia có khả năng phóng tên lửa đầu tiên của Anh vào năm 2022, và tháng 11, Thủy quân lục chiến Mỹ kích hoạt Bộ Tư lệnh Không gian của Lực lượng Thủy quân lục chiến. Tuy nhiên, sự thật là có thể thấy nhiều chiến binh bàn phím hành động hơn là những chiến binh sử dụng súng phun lửa. Người ta tăng cường các khả năng tấn công và phòng thủ không gian mạng trong không gian trong suốt năm 2019 và 2020, vì nó ngày càng được coi là nơi tranh tài của các cường quốc quân sự thế giới.

Dự đoán “bức tranh toàn cảnh” công nghệ quốc phòng năm 2021

An ninh mạng và không gian trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nguồn: empr.media

Lực lượng Không gian Mỹ được thành lập tháng 12/2019 và đang nghiên cứu các giải pháp phòng thủ mạng hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo (AI) cho 180 hệ thống không gian của họ. Các tài sản dựa trên không gian như vệ tinh dựa vào các liên kết không gian mạng cho luồng dữ liệu đến và đi từ chúng, liên kết các hệ thống chỉ huy, kiểm soát, thông tin liên lạc, máy tính và tình báo, giám sát, trinh sát. Các tài sản bố trí trong không gian dễ bị tấn công từ chối dịch vụ phân tán hoặc chiếm quyền điều khiển qua không gian mạng.

Các giải pháp an ninh mạng cho không gian trước hết là dựa trên phần mềm vì các giải pháp dò tìm trên không hoặc hạ vệ tinh để nâng cấp không phải là một lựa chọn. Các giải pháp an ninh mạng được điều chỉnh phù hợp, có lẽ được hỗ trợ bởi AI, để sử dụng trong không gian có tính đến tính chất cụ thể của lĩnh vực này (ví dụ, mức độ bức xạ cao) sẽ càng được săn đón vào năm 2021.

Khả năng tương tác, khả năng thay thế lẫn nhau, kết nối với nhau

Vương quốc Anh đang đưa sự hợp tác giữa các quân binh chủng của các Lực lượng vũ trang và các đồng minh của mình thành trung tâm khi nước này thực hiện các kế hoạch cải tiến quốc phòng và an ninh, thể hiện qua Đánh giá tổng thể (Integrated Review) sắp diễn ra và một thỏa thuận về khả năng tương tác với Mỹ. Anh đang xem xét làm thế nào để có thể gắn kết chặt chẽ hơn vũ khí của quốc gia. Đánh giá tổng thể sẽ được đưa ra vào năm 2021, là một phần then chốt của vấn đề này, bao quát về chính sách an ninh, quốc phòng, phát triển và đối ngoại.

Tháng 9/2020, Tổng tham mưu trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng Anh đã công bố “khái niệm hoạt động liên kết” (“integrated operating concept”) - một thay đổi cơ bản đối với cách tư duy của các lực lượng vũ trang. Vào tháng 10, tại Diễn đàn Tương lai Đại Tây Dương, Hải quân Mỹ và Vương quốc Anh đã công bố kế hoạch hoạt động chặt chẽ hơn với nhau, nhằm mục đích “thay thế cho nhau” giữa hai lực lượng. Đô đốc Hải quân Mỹ Michael Gilday nói, ông ta và Đô đốc Hải quân Hoàng gia Anh Tony Radakin sẽ ký một tuyên bố về ý định liên kết chiến đấu trong tương lai sẽ đặt ra một tầm nhìn hợp tác về khả năng hoán đổi cho nhau.

Việc ký kết này diễn ra sau việc các máy bay phản lực F-35 của Thủy quân lục chiến Mỹ hạ cánh trên tàu HMS Queen Elizabeth, sẽ được tiếp nối bằng một cuộc điều động khác của F-35 của Mỹ trong đợt triển khai hoạt động đầu tiên của tàu sân bay Anh vào năm 2021. Trong tương lai, liên kết lực lượng giữa các đồng minh và vũ khí khác nhau của quốc gia sẽ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Theo VOV

Đọc thêm

Phó Thủ tướng gửi thư khen Công an huyện Thạch Hà

Phó Thủ tướng gửi thư khen Công an huyện Thạch Hà

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia Nguyễn Hoà Bình vừa gửi thư khen Công an huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh về thành tích xuất sắc triệt phá thành công đường dây buôn bán hơn 6.000 điện thoại di động giả. Trong thư Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình viết:
Chung tay bảo vệ an ninh biên giới

Chung tay bảo vệ an ninh biên giới

Dưới sự chủ trì phối hợp của Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh, các lực lượng công an, quân sự, hải quan, kiểm lâm… đã cùng vào cuộc hiệu quả chung tay bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới.
Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh triển khai công tác phòng, chống bão số 6

Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh triển khai công tác phòng, chống bão số 6

Trước diễn biến phức tạp của bão số 6, Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo ban CHQS các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị trực thuộc làm tốt công tác chuẩn bị ứng phó, góp phần hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của Nhà nước và Nhân dân.
“Mẹ đỡ đầu” của trẻ em không may mắn

“Mẹ đỡ đầu” của trẻ em không may mắn

Mô hình “Mẹ đỡ đầu” đối với những trẻ em mồ côi của Hội Phụ nữ Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh đã góp phần giúp các cháu vơi bớt khó khăn, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống.