Tuần báo Zvezda của Bộ Quốc phòng Nga mới đây cho biết bệ phát Grazer, hay máy phát sóng hấp dẫn, có thể dễ dàng phá hủy mọi hệ thống tên lửa phòng không và tàu ngầm hạt nhân của đối phương nếu được đặt ở trong quỹ đạo gần Trái Đất.
Nga sẽ là quốc gia đầu tiên triển khai động cơ lượng tử vào vũ trụ. (Ảnh: flickr.com)
Lý do là khi sử dụng loại vũ khí này để tấn công, nó sẽ không để lại những hậu quả thứ cấp kiểu như gây ô nhiễm môi trường như những loại vũ khí hạt nhân đã biết đến.
Động cơ lượng tử. (Ảnh: newstraker.ru)
“Lý thuyết để chế tạo ra những vũ khí kiểu như này đã được phát triển từ giữa những năm 80 của thế kỷ trước bởi nhà khoa học người Belarus, Giáo sư Albert Weinik. Trong khi đó, phương pháp phân tích toán học cổ điển mà Vladimir Leonov áp dụng lại đang mở ra cho chúng ta con đường bước sang kỷ nguyên mới với những viễn cảnh tuyệt vời, nhưng cũng không kém phần đáng sợ”, tuần báo viết.
Nhà vật lý học, cơ học thiên tài người NgaVladimir Leonov. (Ảnh: quanton.ru)
Tác giả của bài báo có đề cập đến việc lý thuyết “động cơ lượng tử”, do nhà khoa học Vladimir Leonov phát kiến ra. Được biết, ông Leonov được công nhận “cha đẻ của lý thuyết về chuyển động không phản ứng trong không gian không điểm tựa”. Những thành tựu của nhà khoa học này chính là nền tảng để tạo ra các loại vũ khí mới trong tương lai.
Động lực lượng tử. (Ảnh: quanton.ru)
Cần lưu ý rằng, ở thời Xô Viết, các lý thuyết của Leonov chưa được cộng đồng khoa học chấp nhận. Thậm chí, ông còn bị gọi là kẻ bịp bợm. Tuy nhiên, các phát kiến của ông, được cho là, đã được ứng dụng thành công tại Mỹ và Trung Quốc.
Các nhà khoa học Nga tham gia cuộc thử nghiệm động cơ lượng tử KVD-1-2009 ngày 3/3/2018. (Ảnh: quanton.ru)
Vào tháng 3 năm nay, trên tạp chí “Lĩnh vực hàng không – vũ trụ” có đăng tải một bài báo nói về việc Nga đã chế tạo ra một “động cơ lượng tử” không phản ứng, không tên lửa. Theo đó, vào ngày 3/3/2018 động cơ này đã vượt qua được các cuộc thử nghiệm. Trong lúc thử nghiệm, động cơ này đã tạo ra lực đẩy 115 Newton/ kilowatt, cao gấp 165 lần so với động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng truyền thống.
Động cơ phản lực nhiên liệu lỏng. (Ảnh: memuk.org)
Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học lại không công nhận lý thuyết này, bởi nó giả định sự tồn tài của một lực cơ bản thứ năm trong tự nhiên, trong khi vật lý hiện đại ngày nay chỉ mới thừa nhận sự tồn tại của 4 lực cơ bản là: lực hấp dẫn, lực điện từ, lực “mạnh” và lực “yếu”.