Trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Hà Tĩnh là một trong 4 tỉnh giành được chính quyền sớm nhất cả nước. Thắng lợi này một lần nữa khẳng định vị trí của Đảng bộ và Nhân dân Hà Tĩnh trong cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
Hành trình theo dòng hồi ký hoạt động cách mạng của những con người kiên trung trên quê hương TP Hà Tĩnh và huyện Thạch Hà đã giúp chúng tôi hiểu thêm về con đường trưởng thành của lớp đảng viên đầu tiên. Phần lớn các bậc tiền bối ấy đều sớm tiếp nhận “làn gió” của các tư tưởng tiến bộ yêu nước đầu thế kỷ XX, khi có Đảng dẫn lối đã tìm được con đường cách mạng, đã cống hiến tuổi thanh xuân cho đất nước với ý chí: “Còn một giờ cũng làm cách mạng”.
Bảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnh đang lưu giữ khoảng 20 cuốn hồi ký cách mạng của các chiến sỹ Xô viết tỉnh Hà Tĩnh. Trong đó, hơn một nửa các tác giả là đảng viên trên quê hương Can Lộc - nơi được xem là “thủ đô” của phong trào Xô viết ở Hà Tĩnh. Những cuốn hồi ký đã làm sống lại những ngày hừng hực khí thế đấu tranh của Đảng bộ và Nhân dân Can Lộc nói riêng, Hà Tĩnh nói chung trong cao trào cách mạng 1930-1931 và con đường đấu tranh đầy gian khổ, hy sinh mà sáng ngời lý tưởng của các nhà cách mạng tiền bối.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhân dân vùng lên khởi nghĩa, Hà Tĩnh trở thành một trong 4 tỉnh giành chính quyền sớm nhất, góp phần quan trọng vào sự thành công của Cách mạng Tháng Tám trong cả nước.
Dù đã 92 tuổi đời, 72 năm tuổi Đảng nhưng đối với cụ Trần Hậu Hòa (thôn Lương Hội, xã Khánh Vĩnh Yên, Can Lộc, Hà Tĩnh), ký ức hào hùng về ngày cùng Nhân dân đi giành chính quyền vẫn bồi hồi trong tim.
Không chỉ nổi danh là xứ sầm uất bậc nhất miền Trung, như người xưa truyền tụng “nhất Kinh kỳ, nhì Nhượng Bạn”, xã Nhượng Bạn (nay là xã Cẩm Nhượng, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) còn được biết đến là một vùng đất cách mạng, là trung tâm đầu mối của phong trào khởi nghĩa của tỉnh nhà năm 1945.