Núi hồng - Sông la

Giữ hồn quê bằng bàn tay đan lát

Cẩm Hoà • 09:50 06/05/2022

Tôi là Nguyễn Hữu Sơn (SN 1940) trú tại thôn Nam Giang, xã Thạch Long. Không biết nghề đan lát mây tre truyền thống của gia đình có từ khi nào. Chỉ biết, khi biết đi, biết nói đã thấy ông cha mình khéo léo đan những sản phẩm mây tre đan bắt mắt phục vụ sinh hoạt của gia đình cũng như buôn, bán kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống.

Tôi là Nguyễn Hữu Sơn (SN 1940) trú tại thôn Nam Giang, xã Thạch Long. Không biết nghề đan lát mây tre truyền thống của gia đình có từ khi nào. Chỉ biết, khi biết đi, biết nói đã thấy ông cha mình khéo léo đan những sản phẩm mây tre đan bắt mắt phục vụ sinh hoạt của gia đình cũng như buôn, bán kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống.

Đây là vợ tôi, Nguyễn Thị Lan (SN 1950). Thời con gái chừng mười mấy tuổi, vợ tôi đã được mẹ dạy cho đan lát, rồi cứ thế vợ tôi làm nghề cho đến tận bây giờ. Nhờ nghề mây tre đan, vợ chồng tôi bén duyên với nhau đến nay đã hơn 50 năm.

Đây là vợ tôi, Nguyễn Thị Lan (SN 1950). Thời con gái chừng mười mấy tuổi, vợ tôi đã được mẹ dạy cho đan lát, rồi cứ thế vợ tôi làm nghề cho đến tận bây giờ. Nhờ nghề mây tre đan, vợ chồng tôi bén duyên với nhau đến nay đã hơn 50 năm.

Giữa không gian bộn bề tại xưởng đan nhỏ trước hiên nhà, mùi tre nứa lẫn vào mùi nắng phảng phất trong không gian yên ắng buổi sớm mai, có tiếng cưa kẻo kẹt, tiếng chẻ lạt lóc cóc, tiếng lận vành rổ… vang lên từng giai điệu. Những âm thanh rộn ràng ấy thành dòng, thành suối chảy vào tâm hồn tôi.

Giữa không gian bộn bề tại xưởng đan nhỏ trước hiên nhà, mùi tre nứa lẫn vào mùi nắng phảng phất trong không gian yên ắng buổi sớm mai, có tiếng cưa kẻo kẹt, tiếng chẻ lạt lóc cóc, tiếng lận vành rổ… vang lên từng giai điệu. Những âm thanh rộn ràng ấy thành dòng, thành suối chảy vào tâm hồn tôi.

Để một sản phẩm đan lát được hoàn thành, người làm phải chuẩn bị rất nhiều công đoạn từ khâu chọn nguyên liệu, chẻ sợi, phơi khô đến đan.

Để một sản phẩm đan lát được hoàn thành, người làm phải chuẩn bị rất nhiều công đoạn từ khâu chọn nguyên liệu, chẻ sợi, phơi khô đến đan.

Tre, nứa dùng để pha nan, làm cật phải là thân cây thẳng, không già quá, cũng không non quá mới có độ dẻo dai, sản phẩm làm ra mới bền và đẹp.

Tre, nứa dùng để pha nan, làm cật phải là thân cây thẳng, không già quá, cũng không non quá mới có độ dẻo dai, sản phẩm làm ra mới bền và đẹp.

Tiếp đến là làm nan, quá trình này đòi hỏi người làm kiên trì và cần mẫn, chẻ đủ số lượng nan cần thiết. Tre, nứa phải cạo sơ lớp vỏ bên ngoài và chẻ nhỏ, sau đó cạo bỏ lớp ruột mỏng bám trên bề mặt phía trong, vứt bỏ ruột lấy lớp da cứng phía ngoài nếu làm nan đan.

Tiếp đến là làm nan, quá trình này đòi hỏi người làm kiên trì và cần mẫn, chẻ đủ số lượng nan cần thiết. Tre, nứa phải cạo sơ lớp vỏ bên ngoài và chẻ nhỏ, sau đó cạo bỏ lớp ruột mỏng bám trên bề mặt phía trong, vứt bỏ ruột lấy lớp da cứng phía ngoài nếu làm nan đan.

Còn làm nan lát thì vót cạnh lấy một phần da, một phần ruột. Phải vót thật khéo và cẩn thận nếu không sẽ cắt vào tay người làm vì dao rất bén. Ấy vậy mà bàn tay cứ nhanh thoăn thoắt, những sợi nan thành phẩm cứ liên tiếp thành hình.

Còn làm nan lát thì vót cạnh lấy một phần da, một phần ruột. Phải vót thật khéo và cẩn thận nếu không sẽ cắt vào tay người làm vì dao rất bén. Ấy vậy mà bàn tay cứ nhanh thoăn thoắt, những sợi nan thành phẩm cứ liên tiếp thành hình.

Để sợi nan dẻo dai hơn, sau khi pha nan, nan tre được ngâm qua nước, đem phơi khô.

Để sợi nan dẻo dai hơn, sau khi pha nan, nan tre được ngâm qua nước, đem phơi khô.

Sau khi phơi, vợ tôi bó hàng trăm chiếc nan nứa lại, xoa lên để làm rụng những phần xơ nứa. Khâu khó nhất là vót vành vì nếu làm không đều tay không khéo sẽ tạo ra sản phẩm méo mó hoặc làm hỏng luôn phần đan.

Sau khi phơi, vợ tôi bó hàng trăm chiếc nan nứa lại, xoa lên để làm rụng những phần xơ nứa. Khâu khó nhất là vót vành vì nếu làm không đều tay không khéo sẽ tạo ra sản phẩm méo mó hoặc làm hỏng luôn phần đan.

Dù có thâm niên hàng chục năm nhưng khi vót cũng như đan phên, không thể tránh khỏi nan cắt vào tay, chân. Dụng cụ bảo vệ các ngón tay của thợ không có gì khác ngoài miếng giẻ quấn sơ sài qua các ngón tay.

Dù có thâm niên hàng chục năm nhưng khi vót cũng như đan phên, không thể tránh khỏi nan cắt vào tay, chân. Dụng cụ bảo vệ các ngón tay của thợ không có gì khác ngoài miếng giẻ quấn sơ sài qua các ngón tay.

Xong công đoạn chẻ nan, vợ tôi bắt đầu đan phên. Để làm thúng, mủng, chúng tôi dùng nan tre, thường mất khoảng 3 tiếng để xong một tấm. Dưới bàn tay khéo léo, tỉ mỉ của vợ tôi những phên tre dần thành hình, mang vẻ đẹp riêng.

Xong công đoạn chẻ nan, vợ tôi bắt đầu đan phên. Để làm thúng, mủng, chúng tôi dùng nan tre, thường mất khoảng 3 tiếng để xong một tấm. Dưới bàn tay khéo léo, tỉ mỉ của vợ tôi những phên tre dần thành hình, mang vẻ đẹp riêng.

Tùy mỗi sản phẩm mình có thể đan lóng đôi, lóng ba hoặc đan theo kiểu cài lóng mốt kết hợp với kết nan, quấn nan… Rồi việc tạo hoa văn trên sản phẩm cũng đòi hỏi sự khéo léo, óc thẩm mỹ và kinh nghiệm dày dặn. Các lạt phải được đan đều và khít, san sát nhau như những hàng bắp trong quá trình tạo hình sản phẩm.

Tùy mỗi sản phẩm mình có thể đan lóng đôi, lóng ba hoặc đan theo kiểu cài lóng mốt kết hợp với kết nan, quấn nan… Rồi việc tạo hoa văn trên sản phẩm cũng đòi hỏi sự khéo léo, óc thẩm mỹ và kinh nghiệm dày dặn. Các lạt phải được đan đều và khít, san sát nhau như những hàng bắp trong quá trình tạo hình sản phẩm.

Mỗi chiếc lạt tre cứ thế được đan chặt vào nhau khăng khít bền chặt như mối tình yêu nghề của vợ tôi trong từng nhịp đan.

Mỗi chiếc lạt tre cứ thế được đan chặt vào nhau khăng khít bền chặt như mối tình yêu nghề của vợ tôi trong từng nhịp đan.

Sau khi phên tre được hoàn thành, tôi mang đi hun khói. Khói rơm rạ không chỉ phủ lên một màu nâu cho thúng, mủng mà nó còn có tác dụng chống lại mối, mọt.

Sau khi phên tre được hoàn thành, tôi mang đi hun khói. Khói rơm rạ không chỉ phủ lên một màu nâu cho thúng, mủng mà nó còn có tác dụng chống lại mối, mọt.

Khi hun quan trọng nhất là lò hun phải kín, khói lan đều, lửa không được cháy. Sau hơn một ngày, phên tre được mang ra sẽ chuyển sang màu vàng bóng hoặc nâu sẫm. Hình ảnh từ những nan tre thành phên tre làm tôi liên tưởng đến cuộc đời mỗi con người. Ai cũng phải trải qua bao khó khăn, thăng trầm khói lửa trong cuộc sống mới trưởng thành và cứng cáp hơn.

Khi hun quan trọng nhất là lò hun phải kín, khói lan đều, lửa không được cháy. Sau hơn một ngày, phên tre được mang ra sẽ chuyển sang màu vàng bóng hoặc nâu sẫm. Hình ảnh từ những nan tre thành phên tre làm tôi liên tưởng đến cuộc đời mỗi con người. Ai cũng phải trải qua bao khó khăn, thăng trầm khói lửa trong cuộc sống mới trưởng thành và cứng cáp hơn.

Đặc biệt, lận là một công đoạn cần kết hợp cả sự khéo léo và sức mạnh của đôi bàn tay chắc khoẻ, nếu làm không đều tay không khéo sẽ tạo ra sản phẩm méo mó, không đẹp.

Đặc biệt, lận là một công đoạn cần kết hợp cả sự khéo léo và sức mạnh của đôi bàn tay chắc khoẻ, nếu làm không đều tay không khéo sẽ tạo ra sản phẩm méo mó, không đẹp.

Lận vào trong vừa khớp tầm của vành nên khá ít người làm được. Người có kinh nghiệm thì khi làm xong sản phẩm chắc chắn, bền đẹp, định hình giỏ không bị cong vênh.

Lận vào trong vừa khớp tầm của vành nên khá ít người làm được. Người có kinh nghiệm thì khi làm xong sản phẩm chắc chắn, bền đẹp, định hình giỏ không bị cong vênh.

Trải qua nhiều khâu, chiếc mủng, thúng đã dần thành hình. Vợ tôi tỉ mỉ nức những múi mây chắc nịt, đều tăm tắp. Trên nền màu vàng sẫm của phên tre, múi nức nổi lên điểm tô thêm vẻ đẹp mộc mạc giản dị nhưng không kém phần chỉnh chu, đẹp mắt.

Trải qua nhiều khâu, chiếc mủng, thúng đã dần thành hình. Vợ tôi tỉ mỉ nức những múi mây chắc nịt, đều tăm tắp. Trên nền màu vàng sẫm của phên tre, múi nức nổi lên điểm tô thêm vẻ đẹp mộc mạc giản dị nhưng không kém phần chỉnh chu, đẹp mắt.

Nếu xem tre, nứa là “hồn cốt” của đan lát nói chung thì dây mây chính là “mạch máu” của mỗi vật dụng này. Dây mây đi tới đâu, thắt múi đan chặt nan tre tới đó. Từng nan tre, gốc nứa, dây mây đã trở nên gắn bó với người dân như bạn tri kỷ. Bởi chính tre nứa cũng đã chắp cánh cho sự sinh tồn của làng nghề đan lát thôn Nam Giang .

Nếu xem tre, nứa là “hồn cốt” của đan lát nói chung thì dây mây chính là “mạch máu” của mỗi vật dụng này. Dây mây đi tới đâu, thắt múi đan chặt nan tre tới đó. Từng nan tre, gốc nứa, dây mây đã trở nên gắn bó với người dân như bạn tri kỷ. Bởi chính tre nứa cũng đã chắp cánh cho sự sinh tồn của làng nghề đan lát thôn Nam Giang .

Chúng tôi hàng chục năm gắn bó với mây, tre, nghề đan lát đã trở thành một thói quen ngấm vào máu thịt. Mỗi ngày không ngửi mùi tre, không nghe tiếng chuốt nan, không thấy các sản phẩm mây, tre đan thì tôi không chịu được. Đó không chỉ là thói quen của riêng tôi mà dường như đã trở thành tập quán chung của người dân làng thôn Nam Giang.

Chúng tôi hàng chục năm gắn bó với mây, tre, nghề đan lát đã trở thành một thói quen ngấm vào máu thịt. Mỗi ngày không ngửi mùi tre, không nghe tiếng chuốt nan, không thấy các sản phẩm mây, tre đan thì tôi không chịu được. Đó không chỉ là thói quen của riêng tôi mà dường như đã trở thành tập quán chung của người dân làng thôn Nam Giang.

Trải qua thăng trầm trong nghề, tôi hiểu rằng: “Để sống với nghề đan lát, người thợ cần phải có các đức tính cần cù, cẩn thận và tuyệt đối không bao giờ được nôn nóng. Có như vậy mới tạo ra được các sản phẩm có giá trị, đẹp cả về nội dung và hình thức. Đan lát cũng là một cách để rèn luyện con người”.

Trải qua thăng trầm trong nghề, tôi hiểu rằng: “Để sống với nghề đan lát, người thợ cần phải có các đức tính cần cù, cẩn thận và tuyệt đối không bao giờ được nôn nóng. Có như vậy mới tạo ra được các sản phẩm có giá trị, đẹp cả về nội dung và hình thức. Đan lát cũng là một cách để rèn luyện con người”.

Dù tuổi đã cao, sức khỏe không còn như xưa nhưng vợ chồng tôi luôn quan niệm: “Mỗi nghệ nhân mây, tre đan phải luôn luôn sáng tạo, học hỏi không ngừng nghỉ để mở rộng và phát triển nghề hơn nữa.”

Dù tuổi đã cao, sức khỏe không còn như xưa nhưng vợ chồng tôi luôn quan niệm: “Mỗi nghệ nhân mây, tre đan phải luôn luôn sáng tạo, học hỏi không ngừng nghỉ để mở rộng và phát triển nghề hơn nữa.”

Những lúc khó khăn, nghề này chính là kế sinh nhai cho người dân. Ngày mưa cũng như ngày nắng, tôi đều chăm chỉ mang các sản phẩm của làng nghề như nong, nia, thúng, mủng... ra chợ bán, không phải chỉ để kiếm miếng cơm, manh áo mà đó còn là sự trân trọng, thương nhớ nghề truyền thống.

Những lúc khó khăn, nghề này chính là kế sinh nhai cho người dân. Ngày mưa cũng như ngày nắng, tôi đều chăm chỉ mang các sản phẩm của làng nghề như nong, nia, thúng, mủng... ra chợ bán, không phải chỉ để kiếm miếng cơm, manh áo mà đó còn là sự trân trọng, thương nhớ nghề truyền thống.

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM