Núi hồng - Sông la

Kể chuyện bảo quản cổ vật ở Hà Tĩnh

Bá Tân • 08:09 07/03/2022

Tôi là Nguyễn Huy Đồng (SN 1975) - cán bộ Kho Bảo quản hiện vật thuộc Phòng Kiểm kê, bảo quản hiện vật (Bảo tàng Hà Tĩnh). Tôi tốt nghiệp ngành lịch sử Trường Đại học KHXH&NV , hiện đã có thâm niên hơn 10 năm làm công tác bảo quản hiện vật.

Tôi là Nguyễn Huy Đồng (SN 1975) - cán bộ Kho Bảo quản hiện vật thuộc Phòng Kiểm kê, bảo quản hiện vật (Bảo tàng Hà Tĩnh). Tôi tốt nghiệp ngành lịch sử Trường Đại học KHXH&NV , hiện đã có thâm niên hơn 10 năm làm công tác bảo quản hiện vật.

Tất cả các cổ vật, hiện vật lịch sử được lưu giữ tại Bảo tàng Hà Tĩnh. Mặc dù chưa có “nhà riêng”, đang phải tạm ghép với Thư viện tỉnh nhưng công tác bảo quản, trưng bày hiện vật vẫn được chúng tôi chăm chút, tỉ mẩn lau chùi, sắp đặt từng ngày.

Tất cả các cổ vật, hiện vật lịch sử được lưu giữ tại Bảo tàng Hà Tĩnh. Mặc dù chưa có “nhà riêng”, đang phải tạm ghép với Thư viện tỉnh nhưng công tác bảo quản, trưng bày hiện vật vẫn được chúng tôi chăm chút, tỉ mẩn lau chùi, sắp đặt từng ngày.

Hiện nay, đơn vị đang sở hữu hơn 11.000 hiện vật, cổ vật, phản ánh chiều dài lịch sử văn hóa hàng nghìn năm hình thành và phát triển của vùng đất núi Hồng, sông La. Ngoài công tác nghiên cứu, chúng tôi còn thường xuyên vệ sinh, sắp xếp hiện vật đúng phương pháp; bảo quản, trưng bày sao cho phù hợp chủ đề để phục vụ các mục đích khác nhau.

Hiện nay, đơn vị đang sở hữu hơn 11.000 hiện vật, cổ vật, phản ánh chiều dài lịch sử văn hóa hàng nghìn năm hình thành và phát triển của vùng đất núi Hồng, sông La. Ngoài công tác nghiên cứu, chúng tôi còn thường xuyên vệ sinh, sắp xếp hiện vật đúng phương pháp; bảo quản, trưng bày sao cho phù hợp chủ đề để phục vụ các mục đích khác nhau.

Phòng của chúng tôi có 5 thành viên. Mỗi tuần một lần, tôi cùng các nhân viên bộ phận kho lại lần lượt mở cửa kho hiện vật để thông gió, quét dọn, kiểm tra... Đồng thời, chuẩn bị công tác phục vụ các đợt triển lãm, sự kiện lịch sử. Công việc âm thầm, lặng lẽ nhưng tôi vẫn rất vui vì mỗi lần chạm vào các hiện vật, chúng tôi lại càng hiểu thêm những giá trị của lịch sử, văn hóa quê hương.

Phòng của chúng tôi có 5 thành viên. Mỗi tuần một lần, tôi cùng các nhân viên bộ phận kho lại lần lượt mở cửa kho hiện vật để thông gió, quét dọn, kiểm tra... Đồng thời, chuẩn bị công tác phục vụ các đợt triển lãm, sự kiện lịch sử. Công việc âm thầm, lặng lẽ nhưng tôi vẫn rất vui vì mỗi lần chạm vào các hiện vật, chúng tôi lại càng hiểu thêm những giá trị của lịch sử, văn hóa quê hương.

Sau mỗi cánh cửa với không gian chật hẹp ấy là hàng ngàn hiện vật lớn, nhỏ. Mỗi hiện vật đều mang một câu chuyện và gắn với một sự kiện hay giai đoạn của lịch sử. Để dễ dàng bảo quản và lưu giữ, chúng tôi sắp xếp các hiện vật theo từng nhóm, khu vực, vùng miền, niên đại xuất hiện...

Sau mỗi cánh cửa với không gian chật hẹp ấy là hàng ngàn hiện vật lớn, nhỏ. Mỗi hiện vật đều mang một câu chuyện và gắn với một sự kiện hay giai đoạn của lịch sử. Để dễ dàng bảo quản và lưu giữ, chúng tôi sắp xếp các hiện vật theo từng nhóm, khu vực, vùng miền, niên đại xuất hiện...

Khu vực lưu giữ các vật dụng, công cụ của các làng nghề truyền thống như: làng gốm Cẩm Trang (xã Đức Giang - Vũ Quang), nghè rèn Trung Lương (TX Hồng Lĩnh), nghề đúc đồng Đức Lâm (xã Tân Lâm Hương – Thạch Hà), làng thợ bạc Nam Trị (xã Thạch Lạc - Thạch Hà); làng dệt vải Trường Lưu (Can Lộc), nghề mộc Xa Lang (xã Tân Mỹ Hà, Hương Sơn)… được chúng tôi bảo quản cẩn thận.

Khu vực lưu giữ các vật dụng, công cụ của các làng nghề truyền thống như: làng gốm Cẩm Trang (xã Đức Giang - Vũ Quang), nghè rèn Trung Lương (TX Hồng Lĩnh), nghề đúc đồng Đức Lâm (xã Tân Lâm Hương – Thạch Hà), làng thợ bạc Nam Trị (xã Thạch Lạc - Thạch Hà); làng dệt vải Trường Lưu (Can Lộc), nghề mộc Xa Lang (xã Tân Mỹ Hà, Hương Sơn)… được chúng tôi bảo quản cẩn thận.

Những hiện vật dù đã nhuốm màu thời gian nhưng được bảo quản nguyên vẹn, thậm chí vẫn còn rõ từng nét tinh xảo, mang đậm giá trị văn hóa của một giai đoạn lịch sử.

Những hiện vật dù đã nhuốm màu thời gian nhưng được bảo quản nguyên vẹn, thậm chí vẫn còn rõ từng nét tinh xảo, mang đậm giá trị văn hóa của một giai đoạn lịch sử.

Các hiện vật được nhập về kho từ nhiều nguồn như: sưu tầm, hiến tặng, khai quật, khảo cổ... Trong đó, có nhiều cổ vật, bảo vật quốc gia như: súng thần công, chuông đồng chùa Rối, bia đá cổ thời Lê Trung Hưng, các hiện vật của Di tích khảo cổ học Bãi Cọi - Phôi Phối...

Các hiện vật được nhập về kho từ nhiều nguồn như: sưu tầm, hiến tặng, khai quật, khảo cổ... Trong đó, có nhiều cổ vật, bảo vật quốc gia như: súng thần công, chuông đồng chùa Rối, bia đá cổ thời Lê Trung Hưng, các hiện vật của Di tích khảo cổ học Bãi Cọi - Phôi Phối...

Tại Bảo tàng Hà Tĩnh có nhiều hiện vật nhưng để lại ấn tượng cho tôi nhất đó là 3 khẩu súng thần công được Thủ tướng Chính phủ công nhận bảo vật quốc gia. Năm 2003, 3 khẩu súng thần công này được ngư dân Hà Tĩnh phát hiện và trục vớt từ đáy biển, trong một con tàu cổ bị đắm.

Tại Bảo tàng Hà Tĩnh có nhiều hiện vật nhưng để lại ấn tượng cho tôi nhất đó là 3 khẩu súng thần công được Thủ tướng Chính phủ công nhận bảo vật quốc gia. Năm 2003, 3 khẩu súng thần công này được ngư dân Hà Tĩnh phát hiện và trục vớt từ đáy biển, trong một con tàu cổ bị đắm.

Đây là những khẩu thần công bằng đồng hiếm có, được đúc dưới triều đại nhà Nguyễn (năm Minh Mệnh thứ 2 - Tân Tỵ 1821). Hiện vật còn cho thấy trình độ phát triển khoa học kỹ thuật, nhất là kỹ thuật luyện kim màu, kỹ thuật đúc súng có trọng lượng, kích thước lớn của nước ta vào những thập niên đầu của thế kỷ XIX.

Đây là những khẩu thần công bằng đồng hiếm có, được đúc dưới triều đại nhà Nguyễn (năm Minh Mệnh thứ 2 - Tân Tỵ 1821). Hiện vật còn cho thấy trình độ phát triển khoa học kỹ thuật, nhất là kỹ thuật luyện kim màu, kỹ thuật đúc súng có trọng lượng, kích thước lớn của nước ta vào những thập niên đầu của thế kỷ XIX.

Súng thần công có tên là “Bảo quốc An dân Đại tướng quân”, được điêu khắc tinh xảo, đạt độ thẩm mỹ, khoa học cao. Hiện vật là biểu tượng uy quyền, sức mạnh của một đất nước phát triển mạnh mẽ cả về kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh thời bấy giờ. Được gìn giữ, bảo quản hiện vật có giá trị lịch sử lớn khiến tôi và các đồng nghiệp luôn cảm thấy tự hào và nhận thức được trách nhiệm to lớn của mình.

Súng thần công có tên là “Bảo quốc An dân Đại tướng quân”, được điêu khắc tinh xảo, đạt độ thẩm mỹ, khoa học cao. Hiện vật là biểu tượng uy quyền, sức mạnh của một đất nước phát triển mạnh mẽ cả về kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh thời bấy giờ. Được gìn giữ, bảo quản hiện vật có giá trị lịch sử lớn khiến tôi và các đồng nghiệp luôn cảm thấy tự hào và nhận thức được trách nhiệm to lớn của mình.

Đây là chị Lê Thị Vinh, đồng nghiệp của tôi, cũng là cán bộ Kho Bảo quản hiện vật. Vinh tốt nghiệp Khoa Lịch sử Trường Đại học Vinh. Ngoài làm công tác bảo quản, kiểm kê, mỗi lần tiếp nhận hiện vật, cổ vật, cô ấy lại dành thời gian nghiên cứu thêm về giá trị lịch sử, văn hóa của nó để có cách bảo quản, lưu giữ tốt nhất.

Đây là chị Lê Thị Vinh, đồng nghiệp của tôi, cũng là cán bộ Kho Bảo quản hiện vật. Vinh tốt nghiệp Khoa Lịch sử Trường Đại học Vinh. Ngoài làm công tác bảo quản, kiểm kê, mỗi lần tiếp nhận hiện vật, cổ vật, cô ấy lại dành thời gian nghiên cứu thêm về giá trị lịch sử, văn hóa của nó để có cách bảo quản, lưu giữ tốt nhất.

Mỗi hiện vật ở đây có cái đưa lên từ lòng sông, suối, mộ cổ; có cái cùng bao người chiến sĩ cách mạng băng qua mưa bom bão đạn; có cái từng gắn bó với người lao động... Từ những vết mòn, vết nứt trên từng hiện vật mà chúng tôi có thể hình dung được người Hà Tĩnh xưa đã sống, xây dựng và phát triển như thế nào.

Mỗi hiện vật ở đây có cái đưa lên từ lòng sông, suối, mộ cổ; có cái cùng bao người chiến sĩ cách mạng băng qua mưa bom bão đạn; có cái từng gắn bó với người lao động... Từ những vết mòn, vết nứt trên từng hiện vật mà chúng tôi có thể hình dung được người Hà Tĩnh xưa đã sống, xây dựng và phát triển như thế nào.

Những hiện vật di chỉ cồn Sò Điệp (di tích lịch sử - văn hóa quốc gia) của miền đất cổ Thạch Lạc (Thạch Hà) được trưng bày tại đây như: rìu, bàn chày nghiền, bàn kê và hàng chục mảnh vỡ đồ gốm, các vòng trang sức bằng xương... Các vật dụng của người cổ có niên đại hơn 4.800 năm đã làm sống dậy một vùng đất của người Việt cổ từ hàng nghìn năm trước.

Những hiện vật di chỉ cồn Sò Điệp (di tích lịch sử - văn hóa quốc gia) của miền đất cổ Thạch Lạc (Thạch Hà) được trưng bày tại đây như: rìu, bàn chày nghiền, bàn kê và hàng chục mảnh vỡ đồ gốm, các vòng trang sức bằng xương... Các vật dụng của người cổ có niên đại hơn 4.800 năm đã làm sống dậy một vùng đất của người Việt cổ từ hàng nghìn năm trước.

Có những hiện vật tuổi đời chỉ vài chục năm trở lại đây như: bi đông đựng nước, đèn dầu, bát sắt, dụng cụ cứu thương hay chiếc lược cắt từ vỏ máy bay… Đây là những dụng cụ sinh hoạt thường ngày của các cán bộ, chiến sỹ trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ, ghi lại dấu ấn lịch sử oai hùng của dân tộc.

Có những hiện vật tuổi đời chỉ vài chục năm trở lại đây như: bi đông đựng nước, đèn dầu, bát sắt, dụng cụ cứu thương hay chiếc lược cắt từ vỏ máy bay… Đây là những dụng cụ sinh hoạt thường ngày của các cán bộ, chiến sỹ trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ, ghi lại dấu ấn lịch sử oai hùng của dân tộc.

Các cán bộ ở đây cũng phải nắm vững những đặc tính, chất liệu của hiện vật để bảo quản đúng kỹ thuật theo từng khâu, từng bước, tránh làm hư hỏng, phá vỡ tính nguyên gốc của hiện vật.

Các cán bộ ở đây cũng phải nắm vững những đặc tính, chất liệu của hiện vật để bảo quản đúng kỹ thuật theo từng khâu, từng bước, tránh làm hư hỏng, phá vỡ tính nguyên gốc của hiện vật.

Chẳng hạn, đối với hiện vật là tiền cổ, vũ khí thô sơ, súng thần công… có chất liệu kim loại, phải duy trì nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng để chống oxy hóa ăn mòn kim loại. Những hiện vật có chất liệu xương, sừng như các công cụ lao động sản xuất, xương, răng động vật, ngoài việc vệ sinh sạch sẽ thì phải bảo quản bằng phương pháp trị liệu đặc biệt dưới sự hướng dẫn từ các chuyên gia.

Chẳng hạn, đối với hiện vật là tiền cổ, vũ khí thô sơ, súng thần công… có chất liệu kim loại, phải duy trì nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng để chống oxy hóa ăn mòn kim loại. Những hiện vật có chất liệu xương, sừng như các công cụ lao động sản xuất, xương, răng động vật, ngoài việc vệ sinh sạch sẽ thì phải bảo quản bằng phương pháp trị liệu đặc biệt dưới sự hướng dẫn từ các chuyên gia.

Với tình yêu lịch sử, những cán bộ Phòng Kiểm kê, bảo quản hiện vật luôn chịu khó nâng cao năng lực chuyên môn, tìm tòi và khai thác được giá trị văn hóa, lịch sử ẩn giấu phía sau để những hiện vật có thể tự “kể” câu chuyện của mình đến với bạn bè trong nước, quốc tế. Qua đó nhằm giới thiệu, quảng bá di sản văn hóa, hình ảnh đất và người Hà Tĩnh với du khách, đồng thời góp phần giáo dục truyền thống cho thế hệ mai sau.

Với tình yêu lịch sử, những cán bộ Phòng Kiểm kê, bảo quản hiện vật luôn chịu khó nâng cao năng lực chuyên môn, tìm tòi và khai thác được giá trị văn hóa, lịch sử ẩn giấu phía sau để những hiện vật có thể tự “kể” câu chuyện của mình đến với bạn bè trong nước, quốc tế. Qua đó nhằm giới thiệu, quảng bá di sản văn hóa, hình ảnh đất và người Hà Tĩnh với du khách, đồng thời góp phần giáo dục truyền thống cho thế hệ mai sau.

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM