Hà Tĩnh ngày càng kiểm soát tốt tình trạng vi phạm Luật Lâm nghiệp

(Baohatinh.vn) - Hà Tĩnh đã có những tín hiệu vui trong công tác bảo vệ rừng khi số vụ việc vi phạm Luật Lâm nghiệp đang có xu hướng giảm dần qua các năm.

DSC_1690 - Copy - Copy.JPG
Cán bộ Vườn Quốc gia Vũ Quang phối hợp Đồn Biên phòng Hòa Hải (Hương Khê) tuần tra bảo vệ rừng tại gốc trong khu vực đập Đá Hàn.

Nhiều năm về trước, có những thời điểm huyện Kỳ Anh là điểm nóng về vi phạm lâm luật với nhiều hành vi xâm hại rừng như: khai thác, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ gỗ trái phép; xâm lấn, đốt phá rừng tự nhiên (nghèo kiệt) để biến thành rừng sản xuất; săn bắt, mua bán, chế biến động vật hoang dã… Nhưng những năm gần đây, tình hình đã được kiểm soát chặt chẽ, tình trạng vi phạm Luật Lâm nghiệp đã giảm dần và xử lý nghiêm, rừng được bảo vệ tốt hơn.

Số liệu thống kê ở huyện Kỳ Anh cho thấy: Năm 2022, toàn huyện phát hiện xử lý 21 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp (15 vụ phá rừng, 1 vụ khai thác lâm sản, 1 vụ tập kết lâm sản, 4 vụ mua bán, nuôi nhốt động vật hoang dã); năm 2023 giảm xuống còn 15 vụ (12 vụ phá rừng, 2 vụ khai thác gỗ, 1 vụ vi phạm quy định về PCCCR); 7 tháng đầu năm 2024 chỉ có 7 vụ vi phạm ( 5 vụ phá rừng, 1 vụ khai thác lâm sản, 1 vụ vi phạm quy định về PCCCR).

3.JPG
Khu vực rừng bị xâm hại vào cuối năm 2023 ở xã Kỳ Phú (huyện Kỳ Anh) được lực lượng kiểm lâm phát hiện, xử phạt hành chính, yêu cầu khôi phục lại hiện trạng.

Ông Nguyễn Đình Lưu – Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Kỳ Anh cho biết: “Để hạn chế tình trạng vi phạm Luật Lâm nghiệp, chúng tôi tập trung tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức, ý thức bảo vệ rừng cho người dân. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, nhất là các khu vực trọng điểm để đấu tranh, ngăn chặn kịp thời, xử lý dứt điểm các hành vi vi phạm. Chúng tôi cũng đã phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng khác để bám sát cơ sở, kịp thời nắm bắt mọi diễn biến; kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng rừng của các chủ rừng; phát hiện, ngăn chặn các đối tượng có hành vi phá rừng, lấn chiếm rừng, đất lâm nghiệp...”.

Hương Khê cũng từng là nơi đáng lo ngại trong công tác bảo vệ rừng, nhưng những năm gần đây đã kiểm soát tốt. Ông Nguyễn Mạnh Tài – Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Hương Khê thông tin: “Thời gian qua, chúng tôi đã làm tốt công tác tham mưu cho Huyện ủy, UBND huyện để tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo các phòng, ngành, cấp xã, chủ rừng trong công tác bảo vệ rừng, đất lâm nghiệp. Chúng tôi cũng đã huy động tối đa nhân lực, phương tiện, trang thiết bị để cùng các cấp, ngành tập trung tuần tra, kiểm tra, kiểm soát để kịp thời phát hiện các vụ xâm hại rừng và xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm. Nhờ vậy, đã từng bước kiểm soát được tình hình vi phạm Luật Lâm nghiệp; riêng 7 tháng đầu năm nay chỉ xảy ra 21 vụ, giảm 15 vụ so với cùng thời điểm năm ngoái”.

ông N.V.S ở Phú Lâm gây cháy 4.00m2 bị xử phạt 9 triệu đồng và yêu cầu khắc phục.jpg
Hiện trường vụ xâm hại rừng vào tháng 5/2024 ở thôn Phú Lâm, xã Phú Gia (Hương Khê) bị lực lượng chức năng phát hiện, xử lý.

Các địa phương khác trên toàn tỉnh cũng có nhiều chuyển biến tích cực trong thực thi pháp luật về bảo vệ rừng. Ông Lê Ngọc Danh – Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Hương Sơn cho biết: “Nhờ triển khai đồng bộ, hiệu quả các biện pháp ngăn chặn tình trạng xâm hại rừng nên tình hình đã có nhiều chuyển biến tích cực. Các vụ vi phạm giảm dần theo các năm, về tính chất vi phạm chủ yếu nhỏ lẻ, khối lượng lâm sản trong từng vụ ít so với các năm trước.

Từ cuối năm 2019 đến nay, chúng tôi đã kiểm tra, phát hiện, xử lý 289 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp, tịch thu 247 m3 gỗ các loại, 530 kg động vật rừng; riêng 7 tháng đầu năm 2024 xảy ra 33 vụ, giảm 22 vụ so với cùng kỳ năm ngoái”.

123 - Copy.jpg
Kiểm lâm Hương Sơn kiểm đếm tang vật tịch thu trong các vụ vi phạm Luật Lâm Nghiệp.

Để giảm thiểu tình trạng vi phạm lâm luật và nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ rừng, ngoài vai trò nòng cốt, chủ công là lực lượng kiểm lâm còn có sự vào cuộc thường xuyên, trách nhiệm, hiệu quả của chủ rừng và các lực lượng chức năng khác. Để bảo vệ màu xanh của các cánh rừng, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình, giữa các lực lượng chức năng đã thường xuyên có sự phối hợp, trao đổi thông tin, giải quyết các vụ việc vi phạm.

Theo số liệu thống kê, trong tổng số vụ việc vi phạm được phát hiện, xử lý hằng năm thì bình quân lực lượng kiểm lâm xử lý trên 89%, các lực lượng chức năng khác (công an, biên phòng, quân sự...) gần 3%, chủ rừng 8%.

DSC_1773 - Copy.JPG
Vườn Quốc gia Vũ Quang luôn tập trung kiểm tra, kiểm soát, bảo vệ rừng tại gốc.

Ông Nguyễn Cự Duẩn - Trưởng phòng Thanh tra – Pháp chế (Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh) cho biết: “Nhờ sự vào cuộc tập trung, quyết liệt, kiên trì, hiệu quả của toàn lực lượng nên các vụ xâm hại rừng đã được phát hiện sớm, số vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp giảm mạnh qua các năm. Theo tổng hợp, trong giai đoạn 2017-2023, bình quân Kiểm lâm Hà Tĩnh đã phát hiện, xử lý khoảng 259 vụ vi phạm/năm, giảm 277 vụ/năm so với giai đoạn 2011 - 2016. Riêng 7 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh đã phát hiện, ngăn chặn, xử lý 68 vụ vi phạm (giảm 36 vụ so với cùng kỳ năm ngoái), tịch thu hơn 55 m3 gỗ, gần 28 kg động vật rừng và nhiều tang vật khác”.

“Bên cạnh xử phạt hành chính, lực lượng kiểm lâm cũng đã phối hợp với các cơ quan chức năng khởi tố nhiều vụ án hình sự, qua đó tạo được tính răn đe cho các đối tượng vi phạm Luật Lâm nghiệp; riêng giai đoạn 5 năm gần đây đã xử lý xử lý hình sự 25 vụ, xử phạt 33 đối tượng với 476 tháng tù giam và 320 tháng tù treo”, ông Nguyễn Cự Duẩn thông tin thêm.

Chủ đề Lâm nghiệp - bảo vệ rừng

Đọc thêm

Công bố Bộ pháp điển Việt Nam

Công bố Bộ pháp điển Việt Nam

Chiều tối 5/11, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long dự Hội nghị tổng kết nhiệm vụ hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trong cả nước kỳ 2019 - 2023 và công bố Bộ pháp điển Việt Nam.
Thăm hỏi các gia đình nạn nhân tai nạn giao thông

Thăm hỏi các gia đình nạn nhân tai nạn giao thông

Lãnh đạo Ban ATGT tỉnh và các địa phương chia sẻ với những mất mát của các gia đình nạn nhân TNGT ở Can Lộc, Đức Thọ, Vũ Quang, Hương Khê (Hà Tĩnh) và động viên họ sớm vượt qua nỗi đau.
Những câu chuyện "thức tỉnh" người lầm lỗi

Những câu chuyện "thức tỉnh" người lầm lỗi

Những chia sẻ của người thân tại hội nghị đại biểu gia đình phạm nhân ở Trại giam Xuân Hà (Hà Tĩnh) tạo động lực cho những người lỗi lầm chấp hành tốt án phạt, sớm tái hòa nhập cộng đồng.
Nhảm nhí bói toán, cúng giải hạn…

Nhảm nhí bói toán, cúng giải hạn…

Hiện tượng lừa đảo dưới danh nghĩa bói toán, cúng giải hạn chưa bao giờ bớt “nóng”. Những kẻ lừa đảo tự xưng là “thầy”, là “cô” có khả năng đặc biệt, am hiểu về tâm linh, bói toán và cúng bái, hứa hẹn có thể hóa giải mọi xui rủi và mang lại bình an, tài lộc cho người đến xem.
Nợ nần sinh lừa đảo

Nợ nần sinh lừa đảo

Do nợ nần trong làm ăn, Nguyễn Văn Đức (trú huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã lừa đảo chiếm đoạt số tiền của 2 bị hại trên địa bàn hơn 1 tỷ đồng. Đức như chết lặng khi nghe HĐXX tuyên án.