Hà Tĩnh thu hơn 14 tỷ đồng từ thuế, phí khai thác khoáng sản

(Baohatinh.vn) - Quá trình hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn Hà Tĩnh, các đơn vị đã đóng nộp vào ngân sách số tiền 14,234 tỷ đồng.

Hà Tĩnh thu hơn 14 tỷ đồng từ thuế, phí khai thác khoáng sản

Công ty CP Nước khoáng và Du lịch Sơn Kim khai thác nguồn nước khoáng ở huyện Hương Sơn. Ảnh tư liệu

Theo thống kê của UBND tỉnh Hà Tĩnh, trên địa bàn có 4 doanh nghiệp đang hoạt động khoáng sản titan, sericit, sắt, thạch anh, thiếc, nước khoáng/nước nóng thiên nhiên (các loại khoáng sản thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công thương).

Qua tiến hành điều tra, đánh giá, xác định trữ lượng tài nguyên dự báo ở các mỏ là quặng sericit Sơn Bình (Hương Sơn) đạt khoảng 2 triệu tấn; thạch anh sạch Kỳ Anh đạt khoảng 3,3 triệu tấn; cao lanh Kỳ Anh, Cẩm Xuyên đạt hơn 2 triệu tấn.

Hiện, có 5 đơn vị được cấp giấy phép khai thác khoáng sản tại 7 mỏ khoáng sản ở địa bàn các huyện: Kỳ Anh, Nghi Xuân, Thạch Hà, Hương Sơn và thị xã Kỳ Anh. Sản lượng khai thác khoáng sản từ năm 2016 đến nay là titan 24.779 tấn, sericit 49.475 tấn, thạch anh 16.249 tấn, nước khoáng 38.473m³

Quá trình hoạt động khoáng sản, các đơn vị đã thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ đóng nộp các khoản thuế, phí theo quy định. Tổng số tiền đã nộp ngân sách trong giai đoạn từ 2016 đến nay là 14,234 tỷ đồng (đạt 100%).

Hà Tĩnh thu hơn 14 tỷ đồng từ thuế, phí khai thác khoáng sản

Hà Tĩnh đang đề nghị Trung ương dừng dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê.

Theo đánh giá của ngành chức năng, các đơn vị hoạt động khai thác khoáng sản (titan, sericit, thạch anh...) về cơ bản đã chấp hành tốt các quy định của pháp luật trong hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản, quan tâm công tác bảo vệ môi trường.

Mặt khác, về kỹ thuật để thực hiện khai thác các loại khoáng sản này tương đối đơn giản, trong quá trình khai thác ít có nguy cơ dẫn đến tai nạn lao động nặng nên trong những năm qua, các đơn vị khai thác nêu trên chưa để xảy ra các vụ tai nạn lao động có tính chất nghiêm trọng.

Tuy vậy, trong quá trình khai thác các loại khoáng sản vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: chưa thực hiện đầy đủ các nội dung trong bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc báo cáo đánh giá tác động môi trường; tỷ lệ trồng cây xanh xung quanh khu vực khai thác, đường vận chuyển, khuôn viên văn phòng còn thấp.

Việc đầu tư thiết bị chế biến sâu của các mỏ, nhất là các mỏ khoáng sản kim loại, khoáng chất công nghiệp còn hạn chế, công nghệ đơn giản nên chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng yêu cầu.

Hầu hết các đơn vị khai thác đều sử dụng hạ tầng giao thông của địa phương nhưng chưa hỗ trợ chi phí đầu tư nâng cấp, duy tu, bảo dưỡng đường giao thông trong khai thác khoáng sản và xây dựng công trình phúc lợi cho địa phương; thiếu trách nhiệm trong việc sửa chữa, duy tu, xây dựng mới hoặc bồi thường theo quy định của pháp luật.

Chủ đề Tài nguyên – môi trường

Đọc thêm

Thị xã Hồng Lĩnh tạo đột phá, vươn tầm cao mới

Thị xã Hồng Lĩnh tạo đột phá, vươn tầm cao mới

Hai năm liền đứng đầu về chỉ số DDCI, thu hút đầu tư đạt được nhiều kết quả quan trọng cho thấy TX Hồng Lĩnh đang vững bước trên hành trình trở thành đô thị hạt nhân phía Bắc Hà Tĩnh.
Tăng tốc thi công cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh

Tăng tốc thi công cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh

Chỉ còn hơn 6 tháng trước mốc thời gian hoàn thành tuyến cao tốc Bắc - Nam đoạn qua Hà Tĩnh nên thời gian này, các chủ đầu tư tăng cường chỉ đạo nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công dự án.
Đủ nguồn vật liệu xây cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2

Đủ nguồn vật liệu xây cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2

Nguồn vật liệu cát, đất, đá để xây dựng cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 đã được các địa phương, chủ đầu tư, nhà thầu gấp rút tìm kiếm và đẩy nhanh thủ tục khai thác. Đến nay, vật liệu thi công cho các dự án cao tốc về cơ bản đã không còn thiếu.