Riêng tàu HT 20417 (công suất 45 CV) của ông Nguyễn Văn Vũ, do vừa lúc trời tối nên sẽ được tiến hành trục vớt vào hôm nay (19/7).
Công tác trục vớt bắt đầu từ 7h sáng 18/7
Trước đó, khi cơn bão số 2 đổ bộ vào địa bàn Hà Tĩnh, 3 tàu cá của ngư dân xã Kỳ Lợi (thị xã Kỳ Anh), trong lúc neo đậu tránh trú bão tại Cảng Sơn Dương, do gặp sóng to, gió lớn đã bị đứt neo chìm xuống biển.
Sau khi nắm được thông tin, Ban chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu Cảng Vũng Áng - Sơn Dương đã liên lạc, gặp gỡ động viên gia đình, chủ phương tiện và tiến hành thống nhất phương án trục vớt.
Thực hiện công điện của Chủ tịch UBND tỉnh giao Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ trì, phối hợp với Cảng vụ Hàng hải, Sở GTVT và UBND các huyện ven biển tổ chức trục vớt các tàu cá bị nạn, lực lượng chức năng đã bố trí 15 cán bộ chiến sỹ cùng 1 tàu cứu nạn, đồng thời huy động 1 xe cẩu, 2 tàu cá của người dân địa phương phối hợp cùng thợ lặn tổ chức trục vớt.
Thượng tá Đinh Mã Phong - Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu Cảng Vũng Áng - Sơn Dương cho biết: 3 tàu chìm đều nằm ở độ sâu khoảng 15 - 20 m, dưới đáy biển có nhiều đá và bê tông lớn. Để không xẩy ra hư hại thêm cho các tàu trong quá trình trục vớt, giảm thiểu thiệt hại cho chủ phương tiện, các thao tác chằng buộc néo tàu ở dưới đáy biển để tiến hành cẩu nổi đều được tính toán, thực hiện cẩn trọng.
Thợ lặn lặn sâu dưới đáy biển luồn dây dưới bụng tàu chìm để néo vào móc cẩu.
Từ từ kéo nổi tàu lên mặt biển
Tàu cá số hiệu HT 20252 T...
... và tàu cá HT 88291 TS được cẩu nổi lên mặt nước
Bơm, tát nước khỏi tàu
Ông Nguyễn Xuân Minh (chủ tàu cá HT 20252 TS): "Tàu nổi rồi, an toàn rồi, đây là tài sản quý giá để vợ chồng tôi và 4 con nhỏ mưu sinh. Xin cảm ơn tỉnh và BĐBP Cảng Vũng Áng – Sơn Dương"
Thợ lặn Lê Xuân Toản (xóm 2, Tân Phúc Thành, xã Kỳ Lợi, thị xã Kỳ Anh) dù thấm mệt nhưng rất vui vì đã góp công vào quá trình trục vớt tàu chìm