Hà Tĩnh xây dựng 3.489 nhà văn hóa cộng đồng, nhà ở tránh trú bão lũ

(Baohatinh.vn) - Lũy kế đến hết quý I/2022, Hà Tĩnh đã xây dựng 3.489 nhà văn hóa, nhà dân tránh trú bão lũ; trong đó có 43 nhà văn hóa cộng đồng và 3.446 nhà ở kiên cố cho các hộ dân.

Theo thông tin từ Sở LĐ-TB&XH, thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 18/11/2020 của BTV Tỉnh ủy (về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo khắc phục hậu quả thiên tai năm 2020; một số định hướng, mục tiêu và giải pháp phòng ngừa, ứng phó nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra), tính từ cuối năm 2020 đến hết quý I/2022, toàn tỉnh đã xây dựng 43 nhà văn hóa cộng đồng và 3.446 nhà ở kiên cố cho các hộ dân với kinh phí xã hội hóa hơn 325,595 tỷ đồng.

Trong đó, Ban Chỉ đạo 22 cấp tỉnh huy động được 213,595 tỷ đồng; MTTQ, các tổ chức đoàn thể cấp tỉnh và UBND các địa phương huy động hơn 112 tỷ đồng.

Hà Tĩnh xây dựng 3.489 nhà văn hóa cộng đồng, nhà ở tránh trú bão lũ

Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh, lãnh đạo BIDV và huyện Cẩm Xuyên cắt băng khánh thành công trình nhà văn hoá cộng đồng thôn Trung Thành - xã Cẩm Duệ, tháng 3/2022.

Chỉ tính riêng trong quý I/2022, Ban Chỉ đạo 22 cấp tỉnh hoàn thành xây dựng 3 nhà văn hóa cộng đồng; hoàn thành xây dựng 111 nhà dân; khởi công xây mới 3 nhà dân.

Cũng theo số liệu thống kê, trong tổng số 43 nhà văn hóa cộng đồng, Ban Chỉ đạo 22 cấp tỉnh hỗ trợ xây dựng 32 nhà văn hóa cộng đồng và 2.042 nhà ở cho người dân; MTTQ, các tổ chức đoàn thể cấp tỉnh và Ban Chỉ đạo 22 các địa phương huy động nguồn lực xã hội hóa xây dựng 11 nhà văn hóa cộng đồng, 1.404 nhà dân.

Hà Tĩnh xây dựng 3.489 nhà văn hóa cộng đồng, nhà ở tránh trú bão lũ

Ngôi nhà kiên cố của bà Nguyễn Thị Lam, TDP Hồng Vinh, thị trấn Nghèn (Can Lộc) vừa được hoàn thành trong quý I/2022.

Hiện nay, toàn tỉnh có 31/32 nhà văn hóa cộng đồng và trên 3.000 nhà dân đã hoàn thành đưa vào sử dụng. Mức hỗ trợ đối với mỗi nhà văn hóa cộng đồng là 2 tỷ đồng; mỗi nhà ở của người dân là 70 triệu đồng. Các huyện có số lượng xây dựng nhà ở nhiều như: Đức Thọ, Hương Khê, Thạch Hà, Can Lộc, Lộc Hà.

Cấp ủy, chính quyền các cấp đang tích cực kiểm tra, giám sát, đôn đốc các đơn vị thi công xây dựng các công trình đảm bảo chất lượng, tiến độ; đồng thời giám sát, đề nghị các địa phương phát huy công năng, hiệu quả các nhà văn hóa đã hoàn thành.

Ngoài ra, các địa phương đã xây dựng mô hình “Ngôi nhà trí tuệ” tại 20 nhà văn hóa. Các ngôi nhà trí tuệ có hệ thống cơ sở vật chất văn hóa đồng bộ, hiện đại, phù hợp với nhu cầu sinh hoạt của Nhân dân.

Chủ đề Chủ trương - Chính sách

Đọc thêm

“Thủ lĩnh” đoàn góp sức trẻ tô điểm quê hương

“Thủ lĩnh” đoàn góp sức trẻ tô điểm quê hương

Bằng sự gương mẫu, tâm huyết của bản thân, anh Nguyễn Tiến Hoàng - Bí thư Đoàn xã Đức Lĩnh (Vũ Quang, Hà Tĩnh) đã tập hợp được lực lượng thanh niên ra sức xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế.
Nữ thủ lĩnh đoàn năng động, giàu sáng kiến

Nữ thủ lĩnh đoàn năng động, giàu sáng kiến

Trần Thị Duyên - Bí thư Đoàn xã, Chủ tịch Hội LHTN xã Thạch Khê (Thạch Hà, Hà Tĩnh) là 1 trong 85 cán bộ hội được Trung ương Hội LHTN Việt Nam trao giải thưởng "15 tháng 10”.
Thăm nhà thờ liệt sĩ Lý Tự Trọng

Thăm nhà thờ liệt sĩ Lý Tự Trọng

Nhà thờ liệt sĩ Lý Tự Trọng ở xã Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh) là địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Ý chí tự lực, tự cường của đồng chí Lý Tự Trọng

Ý chí tự lực, tự cường của đồng chí Lý Tự Trọng

Phát huy ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc là nội dung quan trọng trong tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Trong suốt cuộc đời cách mạng của mình, Người đã truyền thụ tinh thần tự học, sự chủ động, chuẩn bị mọi mặt các điều kiện của cách mạng đến với toàn Đảng, toàn dân và trực tiếp đến những người học trò của mình, trong đó có đồng chí Lý Tự Trọng.