Hai nhà khoa học của Việt Nam được bình chọn vì có thành tích xuất sắc trong lĩnh vực nghiên cứu y - sinh học.
GS Nguyễn Thanh Liêm.
Danh sách 100 nhà khoa học tiêu biểu của châu Á vừa được Tạp chí khoa học Asian Scientist công bố có tên hai nhà khoa học của Việt Nam gồm GS Nguyễn Thanh Liêm (Viện nghiên cứu Tế bào gốc và Công nghệ gene Vinmec) và TS Nguyễn Thị Hiệp (Trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia TPHCM). Người được công nhận trong danh sách này phải có giải thưởng quốc gia hoặc quốc tế vào năm 2018 cho nghiên cứu khoa học quan trọng hoặc lãnh đạo trong học viện, ngành công nghiệp.
GS Nguyễn Thanh Liêm được ghi nhận với nhiều thành tích, từng là bác sĩ ghép tế bào gốc chữa bệnh bại não và tự kỷ đầu tiên ở Việt Nam; trực tiếp phẫu thuật 5 ca song sinh dính liền thuộc loại khó hơn 15 năm trước. Ông cũng có gần 100 công trình khoa học trên các tạp chí quốc tế ở Mỹ và châu Âu. Mới đây nhất là công bố nghiên cứu về giải trình tự gene người Việt. GS Nguyễn Thanh Liêm từng được trao giải thưởng Nikkei châu Á cho khoa học và công nghệ.
TS Nguyễn Thị Hiệp. Ảnh: Đức Toàn.
Nhà khoa học thứ hai được ghi danh là TS Nguyễn Thị Hiệp, hiện là trưởng bộ môn kỹ thuật y sinh Trường Đại học Quốc tế. TS Hiệp được giải thưởng L"Oréal - UNESCO dành cho các nhà khoa học nữ xuất sắc dưới 40 tuổi năm 2018 vì đã nghiên cứu loại keo có thể dùng để chữa các loại vết thương khác nhau, diệt khuẩn và giảm thời gian tái tạo mô. Chị cũng từng được trao giải nhất Giải thưởng ASEAN- US - 2017 về Giải pháp giảm áp lực lên các thành phố đô thị hóa nhanh - mảng Sức khỏe cộng đồng, ASEAN-2017.
Đây là năm thứ 4 tạp chí Asian Scientist tổ chức bình chọn và công bố danh sách các nhà khoa học hàng đầu khu vực với những nghiên cứu, đổi mới và có đóng góp đáng kể ở nhiều lĩnh vực. Đến nay Việt Nam đã có 7 nhà khoa học lọt vào danh sách bình chọn của Asian Scientist.
Đề tài hệ thống tự động cảnh báo lũ lụt và kiểm soát mực nước hồ chứa của em Trần Sỹ Nhiên (Hà Tĩnh) đạt giải khuyến khích cuộc thi sáng tạo thanh, thiếu niên, nhi đồng toàn quốc.
Các chuyên gia đã chia sẻ về tư duy và kỹ năng khởi nghiệp trong kỷ nguyên số với các "startup" Hà Tĩnh, trong đó có 5 nguyên tắc vàng trong khởi nghiệp sáng tạo.
Ngày 29/10, các nhà nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Trung Quốc (CAS) thông báo đã khai thác thành công lõi băng dài 324 mét từ sông băng dày nhất trên Cao nguyên Thanh Hải - Tây Tạng.
Ban tổ chức cuộc thi huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đã trao 13 giải pháp xuất sắc cho các tác giả, nhóm tác giả tham gia Cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh thiếu niên, nhi đồng.
GS. Sir. Richard Friend - Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng VinFuture, nhận định số lượng đề cử năm nay không chỉ tăng mà còn trải dài trên nhiều lĩnh vực khác nhau, cho thấy sự đón nhận ngày càng tích cực của cộng đồng khoa học thế giới.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.
Sau khi tách khỏi ISS vào giữa tuần, khoang hạ cánh của tàu của SpaceX chở phi hành đoàn 4 người đã đáp xuống Vịnh Mexico ngay ngoài khơi bờ biển Florida, Mỹ ngày 25/10.
Có một số quan điểm và giả thuyết xoay quanh viễn cảnh trí tuệ nhân tạo (AI) có thể dẫn đến sự diệt vong của nhân loại. Sau đây là 12 lý do phổ biến được nêu ra để giải thích mối lo ngại này.
Nhiều dự án thiết kế và phát triển máy bay siêu thanh đã đạt những cột mốc quan trọng hướng tới mục tiêu chở khách ở vận tốc nhanh hơn tốc độ âm thanh, theo Sun.
Theo các chuyên gia, Hà Tĩnh cần hoàn thiện định hướng phát triển KHCN và đổi mới sáng tạo (ĐMST) của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; thúc đẩy cung – cầu thị trường KHCN và ĐMST.
NASA phóng tàu Europa Clipper lên Mặt trăng Europa của sao Mộc, nơi được coi là một trong những địa điểm triển vọng nhất để tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất.
TS Đỗ Thanh Nhỏ cùng cộng sự Đại học New South Wales, Australia thiết kế trái tim nhân tạo tâm thất trái, có khả năng mô phỏng chuyển động, áp suất máu và dòng chảy như trái tim thật.
Ngày 10/10, Ủy ban Nobel tại Viện Hàn lâm Thụy Điển công bố chủ nhân của giải thưởng Nobel Văn học 2024. Nhà văn người Hàn Quốc Han Kang trở thành chủ nhân của giải thưởng năm nay.
Giải Nobel Hóa học 2024 được trao cho ba nhà khoa học David Baker, Demis Hassabis, John Jumper với nghiên cứu về protein lúc 11h45 ngày 9/10 giờ địa phương (16h45 ngày 9/10 giờ Hà Nội).
Giải Nobel Vật lý 2024 được trao cho giáo sư John J. Hopfield và Geoffrey E. Hinton, 'vì những khám phá và phát minh nền tảng cho phép máy học với mạng nơ ron nhân tạo'.
Việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia trong các cơ quan Nhà nước ở Hà Tĩnh góp phần xây dựng nền hành chính khoa học và chính quyền kiến tạo, phục vụ Nhân dân.
Việc phát hiện ra loài ong mới cho khoa học ở Vườn Quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh) góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam ở tầm khu vực và châu lục trong bảo tồn đa dạng sinh học.
Hành vi xâm phạm quyền nhãn hiệu không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng tại Hà Tĩnh mà còn ảnh hưởng lớn đến uy tín, lợi ích của chủ sở hữu quyền đã được chứng nhận.
Từ 104 giải pháp tham dự, có 24 giải pháp được vinh danh tại lễ tổng kết, trao giải Cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Hà Tĩnh lần thứ 15, năm 2024.
Tỷ phú Elon Musk cho biết Tập đoàn Công nghệ khai phá không gian SpaceX của ông có kế hoạch phóng khoảng 5 tàu vũ trụ không người lái lên sao Hỏa trong 2 năm tới.
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm FDA chấp thuận vaccine cúm dạng xịt FluMist do AstraZeneca sản xuất, có thể tự tiêm, không cần nhân viên y tế hỗ trợ.