Hơn 2.000 người dân phường trung tâm thị xã Kỳ Anh “khát” nước sạch

(Baohatinh.vn) - Từ nhiều năm nay, hơn 2.000 nhân khẩu của xã Kỳ Hưng cũ (nay là phường Hưng Trí, TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) thường xuyên phải sử dụng nguồn nước nhiễm phèn.

Hơn 2.000 người dân phường trung tâm thị xã Kỳ Anh “khát” nước sạch

Hầu hết giếng khơi của các hộ dân ở các tổ dân phố Trần Phú, Tân Hà, Tân Tiến, Hưng Phú (phường Hưng Trí) đều bị nhiễm phèn nặng, không sử dụng được (Ảnh: Giếng của gia đình bà Lê Thị Hiền - tổ dân phố Tân Tiến, phường Hưng Trí không thể sử dụng do nhiễm phèn).

Trước khi sáp nhập với phường Sông Trí thành phường Hưng Trí (TX Kỳ Anh), 560 hộ dân xã Kỳ Hưng vẫn ngày ngày phải sử dụng nước sinh hoạt từ giếng đào, giếng khoan… bị nhiễm phèn. Người dân, chính quyền đã nhiều lần đề nghị cơ quan chức năng sớm đầu tư hệ thống nước máy nhưng chưa được giải quyết.

Đến nay, khi đã là công dân của phường Hưng Trí, “ước mơ” được sử dụng nguồn nước sạch của người dân ở đây vẫn đang rất xa vời.

Hơn 2.000 người dân phường trung tâm thị xã Kỳ Anh “khát” nước sạch

Mỗi gia đình đều sử dụng giếng khoan sâu hàng chục mét, bơm nước qua bể lắng mới có thể sử dụng sinh hoạt, nhưng để nấu ăn, uống thì phải dùng hệ thống lọc đủ tiêu chuẩn.

Anh Trần Văn Chiến (45 tuổi, tổ dân phố Trần Phú, phường Hưng Trí) cho biết: Mặc dù tôi có 3 cái giếng đào, 1 cái giếng khoan trong vườn nhà nhưng nước vẫn bị phèn. Do không có nguồn nước sạch nên tôi phải xây bể lọc thủ công. Nước giếng được bơm lên, qua bể lọc, tiếp tục được lọc qua máy lọc nước rồi mới sử dụng.

“Tuy qua 2 công đoạn lọc nhưng chắc chắn là chỉ số phèn vẫn còn rất cao, biết là sử dụng nước độc hại nhưng đành chịu” - anh Chiến lo lắng.

Hơn 2.000 người dân phường trung tâm thị xã Kỳ Anh “khát” nước sạch

Gia đình anh Chiến vẫn phải dùng máy bơm xin nước từ nhà khác về sử dụng.

Tương tự, gia đình anh Trần Văn Quý (45 tuổi, tổ dân phố Trần Phú) nước cũng bị phèn từ hàng chục năm nay. Gia đình anh Quý đã đào 3 giếng và khoan thêm một cái sâu khoảng 15m nhưng nước vẫn cứ phèn. Cực chẳng đã, gia đình đã tự xây bể lọc rồi sau đó lọc thêm lần nữa qua máy lọc nước để sử dụng.

Không chỉ anh Quý, anh Chiến mà hầu hết người dân tổ dân phố Trần Phú đều phải xây hệ thống lọc thô, mua máy lọc nước để mong có nguồn nước “tương đối sạch” phục vụ sinh hoạt gia đình.

Hơn 2.000 người dân phường trung tâm thị xã Kỳ Anh “khát” nước sạch

Vì nước bị nhiễm phèn nặng nên hệ thống máy lọc bị tắc, anh Quý thường phải bỏ chi phí thay mới rất tốn kém.

Ông Nguyễn Quốc Việt – Tổ trưởng tổ dân phố Trần Phú thông tin: Toàn tổ có 172 hộ với 579 nhân khẩu, từ trước tới nay chỉ sử dụng duy nhất nguồn nước phèn này để phục vụ sinh hoạt. Nhà nào có điều kiện thì mua nước lọc đóng bình về ăn uống còn không thì sử dụng nước qua hệ thống lọc.

Cũng như tổ dân phố Trần Phú, người dân các tổ dân phố Tân Hà, Tân Tiến, Hưng Phú (xã Kỳ Hưng cũ) vẫn đang cùng chịu cảnh khốn khó vì thiếu nguồn nước sạch. Gia đình bà Lê Thị Hiền (tổ dân phố Tân Tiến, phường Hưng Trí) đào 2 giếng khơi nhưng do bị nhiễm phèn không sử dụng được nên buộc phải khoan giếng rồi dẫn nước qua các hệ thống xử lý lọc. “Đây là giải pháp không bền vững vì nước bị nhiễm phèn nặng nên hệ thống máy lọc thường xuyên bị tắc, chi phí thay mới tốn kém mà chất lượng nước cũng không cải thiện được nhiều. Nước sau lọc đun sôi vẫn đọng một lớp cặn màu trắng đục như nước vo gạo” - bà Hiền cho hay.

Hơn 2.000 người dân phường trung tâm thị xã Kỳ Anh “khát” nước sạch

Gia đình bà Lê Thị Hiền phải huy động các loại thùng, chậu tích trữ nước mưa để nấu ăn, uống.

Ông Nguyễn Đình Tài – Chủ tịch UBND phường Hưng Trí cho biết: Sau sáp nhập, xã Kỳ Hưng thành 4 tổ dân phố Trần Phú, Tân Hà, Tân Tiến, Hưng Phú của phường Hưng Trí với 560 hộ, hơn 2.000 nhân khẩu.

Có thể do vị trí địa lý của các tổ dân phố này nằm bên sông Trí nên nguồn nước ngầm bị nhiễm phèn nặng. Đây là vấn đề hết sức đau đầu của địa phương vì không đủ nguồn lực đầu tư. Rất mong được sự hỗ trợ từ cấp trên, đơn vị cấp nước và sự chung tay, góp sức của bà con nhân dân.

Hơn 2.000 người dân phường trung tâm thị xã Kỳ Anh “khát” nước sạch

Mặt ngoài bể lọc nước của gia đình anh Trần Văn Chiến vàng xỉn cho thấy nguồn nước bị nhiễm phèn rất nặng.

Theo ông Phạm Nam Long – Giám đốc Chi nhánh cấp nước TX Kỳ Anh (Công ty CP Cấp nước Hà Tĩnh), hiện tại, việc đầu tư, mở rộng các đường ống mới đang gặp khó khăn do kinh phí hạn hẹp. Để giải quyết vấn đề “khát” nước máy cho người dân thì chỉ có cách xã hội hóa, Nhà nước và Nhân dân cùng làm. Vừa rồi, xã Kỳ Hà cũng đầu tư hệ thống đường ống nước sạch khoảng 2,3 tỉ đồng theo hình thức xã hội hóa.

Chủ đề Tài nguyên – môi trường

Đọc thêm

Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Hơn 17 năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, thầy Trần Xuân Thắng (Trường THPT Cẩm Bình, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã dành trọn tình yêu thương cho học trò, chắp cánh cho các em bước tới tương lai.
“Cùng con học bài”

“Cùng con học bài”

Phong trào “Cùng con học bài” do Hội LHPN huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) triển khai không chỉ nhằm truyền đạt kiến thức mà còn là cơ hội để bố mẹ gắn kết hơn với con cái.