Theo lực lượng Houthi, vụ bắn hạ diễn ra vào cuối ngày 1/11 khi chiếc máy bay không người lái (UAV) ScanEagle đang hoạt động do thám ở khu vực gần với biên giới Yemen. Hiện Houthi không tiết lộ vũ khí thực hiện vụ bắn hạ nhưng nhóm vũ trang này cho biết, chỉ với một phát bắn, chiếc ScanEagle đã bị vỡ nát và rơi xuống đất.
Hình ảnh được cho là Houthi bắn hạ UAV Mỹ. |
Hiện lực lượng Mỹ và Saudi Arabia vẫn chưa có tuyên bố chính thức nào về vụ việc này nhưng nếu được xác nhận thì số lần máy bay không người lái Mỹ sản xuất bị Houthi bắn rơi tính từ năm 2018 đã lên tới con số 5. Lần gần đây nhất là hồi tháng 6/2019, một chiếc UAV hạng nặng MQ-9 bị bắn rơi tại tỉnh al-Hudaydah thuộc Yemen khi chiếc máy bay này lợi dụng điều kiện đêm tối âm thầm xâm nhập và tiến hành không kích vào mục tiêu của Houthi.
Nhờ cảnh giác cao độ nên lực lượng phòng không của Houthi đã kịp thời phát hiện ra vụ xâm nhập và phóng tên lửa R-73E đánh chặn. Để khai hỏa R-73E từ mặt đất (R-77E nguyên bản là tên lửa không đối không), Houthi đã lắp đặt tên lửa và đường ray phóng lên xe tải.
Để hoán cải thành công, kỹ sư của Houthi đã phát triển hệ thống điện riêng vì pin của tên lửa chỉ có khả năng hoạt động trong thời gian rất ngắn. Tuy nhiên, tầm bắn của những tên lửa này bị giảm đi đáng kể do nguyên bản chúng được thiết kế để phóng từ các máy bay chiến đấu trên cao độ.
Mặc dù vậy, R-73E vẫn trở thành ác mộng với lực lượng Saudi và cả Mỹ khi hoạt động tại Yemen. Bởi theo số liệu trang Southfront có được cho biết, chỉ tính từ năm 2018 đến nay, đã có ít nhất 4 chiếc MQ-9 do Mỹ sản xuất bị bắn hạ bằng vũ khí này.
Không những vậy, Houthi còn dùng R-73E bắn hạ cả MQ-1C Grey Eagle cũng do Mỹ sản xuất. Vụ bắn hạ mới nhất diễn ra hồi giữa tháng 5/2019 khi chiếc MQ-1C Grey Eagle đang hoạt động trên bầu trời thủ đô Sanaa của Yemen.
“Ngay khi phát hiện ra chiếc UCAV xâm nhập Sana, hệ thống tên lửa đất đối không đã được chuyển sang trạng thái chiến đấu và phóng 1 quả đạn. Ngay sau đó, chiếc MQ-1C Grey Eagle bị đánh trúng và bốc cháy dữ dội”, tay súng của Houthi nói và cho biết thêm rằng.
Thông tin về vụ bắn hạ này đã khiến nhiều người bất ngờ bởi dòng UCAV này từng được Mỹ triển khai và làm mưa làm gió tại chiến trường Afghanistan, Iraq, Syria và vùng Sừng Châu Phi.
Từ năm 2010, Grey Eagle đã trở thành hệ thống bay không người lái đầu tiên của Quân đội Mỹ đảm nhận nhiệm vụ không kích, hỗ trợ trên không cho các lực lượng liên minh tại Afghanistan.
Từ mùa hè 2011 đến hè 2012, Gray Eagle đã thực hiện 20 cuộc không kích bằng tên lửa Hellfire, kết quả, 32 chiến binh địch bị giết. Ngoài Trung Đông, dòng UCAV này còn có mặt tại các chiến trường Châu Phi, tại đây các Gray Eagle được sử dụng để theo dõi các mục tiêu khủng bố ở phí đông, bắc và tây Phi.
Một số lượng nhỏ Gray Eagles còn được triển khai tới Garoua, Cameroon để giúp các lực lượng hoạt động đặc biệt khác của Mỹ trong các chiến dịch chống Boko Haram và IS đang đồn trú ở tây Phi. Thành tích trên nhiều chiến trường của chiếc Gray Eagle không mang nhiều ý nghĩa khi chúng đã bị lực lượng Houthi bắn hạ bằng vũ khí không quá mới.